Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.

Trang chủ »Pháp ngữ »Kinh Vô Lượng Thọ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 108)

Thứ sáu - 01/08/2014 20:40

Câu thứ tư là “Y trí bất y thức”.

Câu này là nhằm vào xã hội hiện nay của chúng ta, cũng tức là nói, người phá hoại chúng ta tu học quá nhiều; người lăng nhục chúng ta, chê bai chúng ta, chà đạp chúng ta đầy dẫy khắp nơi. Cho nên câu nói này của Phật dặn dò chúng ta, chúng ta phải có trí tuệ.Thức là gì vậy? Là làm việc theo tình cảm. Chúng ta phải làm theo lý trí, quyết không làm theo tình cảm. Sao gọi là y trí vậy? Bạn có thể làm theo ba câu phía trước Phật đã nói chính là trí, đi ngược lại ba câu trước là bạn làm việc theo tình cảm. Dù nhiều người đến nói với chúng ta nhưng Phật không có nói như vậy, chúng ta nghe ai đây? Nghe Phật. Có nhiều người nói (là người xuất gia, pháp sư nói) pháp môn này không thể thành tựu, thậm chí còn chê bai kinh này là ngụy tạo, không phải thật, chắc chắn không có thế giới Tây Phương Cực Lạc, nói Phật A Di Đà là thần mặt trời. Có một số đồng tu nghe xong đến hỏi tôi, trong kinh nào nói Phật A Di Đà là thần mặt trời vậy? Tôi nói, tôi không biết, anh hãy đi thỉnh giáo vị pháp sư đó.Vị pháp sư nào nói thì chắc chắn biết, bạn hãy mời ông ấy đem kinh ra cho chúng ta xem chứ còn cách nào khác đâu? Hiện nay tự do ngôn luận, nói năng xằng bậy cũng không phạm pháp. Cho nên, “Y trí bất y thức” này của Phật chúng ta càng nghĩ càng thấy có đạo lý.

Bốn câu này của Ngài là nói nhằm vào đồng tu học Phật của chúng ta hiện nay. Chúng ta có thể lý giải, có thể ghi nhớ, y giáo phụng hành, không bị cảnh duyên bên ngoài làm dao động nữa thì chúng ta mới có khả năng thành tựu. Chỉ có vãng sanh bất thối thành Phật thì chúng ta mới có thể hồi phục tánh đức, mới có thể hồi phục cái mà trong kinh nói rất nhiều là thần thông trí tuệ này, năng lực này chúng ta đều hồi phục rồi.

Điểm khác nhau thứ tư là “Nhanh chậm khác nhau”.Ví dụ, bậc thánh Nhị thừa, Bồ Tát quyền giáo muốn đi thăm hỏi chư Phật Như Lai thì phải mất rất nhiều thời gian mới có thể đến được, vả lại không thể đồng thời thăm hỏi rất nhiều chư Phật Như Lai. Nhưng Phật Bồ Tát một niệm có thể châu biến khắp pháp giới, năng lực này bậc thánh Nhị thừa, Bồ Tát quyền giáo không thể sánh bằng.

Điểm khác nhau thứnăm là “Hư thực khác nhau”. Người Nhị thừa có thể biến hóa, nhưng biến hóa được tương tự mà thôi, không có tác dụng thực tế, còn cái mà Phật Bồ Tát biến hóa ra đều có thực dụng.

Điểm khác nhau thứsáu và bảy là “Sở tác khác nhau” và “Sở hiện khác nhau”. Chư Phật Bồ Tát có thể đồng thời hiện vô lượng vô biên hình sắc, tức là đồng thời tùy loại hóa sanh, không phải từng cái, từng cái mà là cùng lúc. Vả lại, mỗi thân đã hóa ra này đều có chủ trương của chính Ngài, đều có một biện pháp giáo hóa chúng sanh của chính Ngài, đều có cách thuyết pháp của chính bản thân Ngài, mỗi thân đều khác nhau. Ví dụ nói, cùng ở khu vực này của chúng ta, cùng ở trong Phật giáo, Bồ Tát có thể hóa rất nhiều, rất nhiều thân, biến hóa thành rất nhiều pháp sư, cư sĩ, có người học Tịnh Độ, có người học Thiền, có người học giáo, các Ngài có thể hóa rất nhiều thân, mỗi thân đều khác nhau. Không những là trong cửa Phật các Ngài có thể thị hiện như vậy, mà các Ngài còn thị hiện ngoại đạo, thị hiện những tôn giáo khác, thậm chí còn thị hiện vào các ngành các nghề trong xã hội, nam nữ già trẻ, mỗi người mỗi việc không giống nhau. Điều này Thanh Văn, Duyên Giác làm không được.

Chúng ta đã từng xem thấy ở trong “Cao Tăng truyện”, ở trong “Thần Tăng truyện”, đại khái là thời đại triều Đường, có một vị cao tăng người Tây Vực (tên gì tôi cũng không nhớ, đây là chuyện lúc tôi còn rất trẻ mới học Phật, thích xem những sách này, có một ấn tượng thế này), ông sắp trở về nước. Thời đó, người theo học Phật với ông rất nhiều, nghe thấy lão pháp sư phải về nước, ai cũng muốn cúng dường lão pháp sư (Pháp sư lúc đó không cần tiền, bạn cúng dường phong bì, họ không nhận, cho nên cúng dường bằng cách mời họ ăn cơm). Đến ngày thứ hai, họ tiễn pháp sư đến trạm mười dặm, mỗi người đều vô cùng hoan hỷ, “hôm qua pháp sư rất tôn trọng tôi, đến nhà tôi để ứng cúng”.Người khác nói, “không đúng, hôm qua rõ ràng là Ngài ứng cúng tại nhà tôi”. Sau khi tin này truyền đi thì mới biết vị pháp sư này có khả năng phân thân, cùng lúc nhận sự cúng dường của 500 nhà. Ông có thể phân thân, nhưng 500 thân đều là thân giống nhau, không phải mỗi thân mỗi khác. Bồ Tát có thể hiện các thân khác nhau, ông không làm được, ông chỉ có thể hiện một loại thân, ông không thể biến hiện những thân khác nhau, không thể biến hiện những hình tướng khác nhau. Đây là “Sở hiện khác nhau”, “Sở tác khác nhau”.

Điểm khác nhau thứtám, trong kinh Lăng Nghiêm nói lục căn hỗ dụng. Phật Bồ Tát làm được, mắt có thể thấy, tai cũng có thể thấy, toàn thân đều có thể thấy; tai có thể nghe, mắt cũng có thể nghe, tay chân đều có thể nghe. Điều này Thanh Văn, Duyên Giác làm không được. Phật và đại Bồ Tát lục căn hỗ dụng.

Điểm khác nhau thứchín là “Tự tại khác nhau”.Đây là có cảm liền ứng. Tuy làm ra đủ loại ứng hiện, giúp đỡ tất cả chúng sanh, chỉ dạy tất cả chúng sanh, nhưng bản thân Phật Bồ Tát hoàn toàn không có khởi tâm động niệm, hoàn toàn không có vọng tưởng, chấp trước, thật sự là ở mọi lúc, ở mọi nơi không phân biệt, không chấp trước, không khởi tâm, không động niệm. Phần sau kinh Vô Lượng Thọ có nói “Bất thất định ý”, đây cũng là điều mà Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát quyền giáo làm không được. Cho nên tuy nói thần thông, nhưng từ các phương diện này mà quan sát, vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc thì năng lực của sáu loại thần thông bạn có được này không những hơn hẳn thiên nhân, hơn hẳn pháp giới tứ thánh, mà thậm chí là hơn hẳn Bồ Tát quả vị tam hiền ở trong Pháp Thân Đại Sĩ. Thật sự không thể nghĩ bàn. Lợi ích công đức thù thắng như vậy tìm ở đâu ra?

Ý NGHĨA CỦA TÚC MẠNG THÔNG

Nói đến túc mạng thông, điều này quả thật cũng rất có ý nghĩa, cũng rất quan trọng.Cổ đức nói, ở trong đây chí ít cũng có hai ý nghĩa.

Ý nghĩa thứ nhất là nếu như không biết túc mạng thông, người chúng ta không biết quá khứ, cho nên đối với thiện không muốn tu, không sẵn lòng tu; đối với ác cũng không sợ, cũng không muốn đoạn. Nguyên nhân do đâu vậy? Không biết những nghiệp nhân quả báo trong đời quá khứ. Ở trong kinh Phật từng nói, có A La Hán (A La Hán đắc lậu tận thông, năng lực túc mạng thông của họ có thể biết quá khứ 500 đời) khi nhớ đến trong đời quá khứ tạo tác tội nghiệp bị đọa địa ngục A Tỳ chịu khổ chịu nạn, vừa nhớ đến tình trạng đó mà tâm còn run sợ, trên người rướm mồ hôi máu. Sợ hãi! Đã thoát khỏi từ lâu rồi, hiện nay đã tu hành chứng quả A La Hán, nhớ đến tình trạng lúc đó sợ hãi đến vã mồ hôi máu. Phàm phu chúng ta có người nào mà chưa từng bị đọa địa ngục A Tỳ đâu? Có người nào chưa từng trải qua súc sanh, trải qua ngạ quỷ chứ? Thời gian chúng ta trải qua trong ba đường ác đã quá dài rồi! Đáng tiếc chưa có túc mạng thông nên không hiểu được, quên hết rồi, cho nên ngày nay dám làm ác, không chịu tu thiện, vậy thì còn cách gì nữa?Đây là ý nghĩa thứ nhất.

Ý nghĩa thứ hai, có pháp sư nói, nếu như chúng ta có thể biết túc mạng thông, thì chắc chắn không còn tự cao tự đại nữa, bạn tự nhiên sẽ khiêm tốn ngay. Thử nghĩ người cùng tu hành chung với chúng ta trong quá khứ đã tu hành chứng quả rồi, biết bao nhiêu bạn đạo đồng tu đều đã làm Phật, làm Bồ Tát, bản thân chúng ta vẫn còn rơi vào tình trạng này thì có gì đáng tự cao tự đại chứ? Tâm sám hối sẽ nảy sinh, tâm tự ti sẽ nảy sinh.Đây là tự lợi, có lợi ích đối với mình.Còn đối với việc giúp đỡ người khác, có thể biết người khác trong đời quá khứ, đời đời kiếp kiếp, nghiệp nhân quả báo, thì bạn chỉ dạy họ nhất định sẽ khế cơ.Tại sao Phật Bồ Tát vì người giảng kinh thuyết pháp, lời còn chưa nói xong mà người nghe đã khai ngộ, chứng quả? (Chúng ta thường hay xem thấy việc này ở trong kinh). Chúng ta ngày nay khuyên bảo hết lời, hết lần này đến lần khác, khuyên hoài khuyên mãi mà người nghe giống như không nghe thấy vậy, bưng tai không nghe! Hoặc giả nghe thấy, xem thấy, nói các ông diễn xuất hay quá, gật đầu cười cười, ra khỏi cửa đã quên sạch sẽ rồi! Nguyên nhân do đâu vậy? Không biết túc mạng thông, cho nên thuyết pháp thì rất khó khế cơ, đạo lý ở chỗ này. Túc mạng thông là rất vô cùng quan trọng. Không phải chỉ biết được một đời, hai đời, A La Hán mới biết 500 đời, người ở thế giới Cực Lạc “Tự tri vô lượng kiếp thời túc mạng”, biết được thiện ác đã tạo và tất cả quả báo đã chịu ở trong vô lượng kiếp, đây là chân thật không thể nghĩ bàn.

Kinh văn phía dưới, “Động thị” là thiên nhãn thông, “Triệt thính” là thiên nhĩ thông, “Tri thập phương khứ lai hiện tại chi sự” là công năng của thiên nhãn, thiên nhĩ, công năng này không thể nghĩ bàn.

“Thập phương” thì dễ hiểu.

“Khứ lai hiện tại”, khứ là quá khứ, lai là vị lai, hiện tại. Từ một câu kinh văn này chúng ta đã hoàn toàn hiểu rõ rồi. Họ đã đột phá toàn bộ đối với cái mà nhà khoa học hiện đại gọi là duy thứ vô lượng thời không. Không gian khắp mười phương, thời gian tột ba mé, quá khứ, hiện tại, vị lai, họ thảy đều có thể nhìn thấy, thảy đều có thể nghe thấy. Thị thêm chữ “Động thị”, động là thấy rất sâu, thấy rất rõ ràng, thấy rất vi tế. “Triệt thính” là sóng âm cực kỳ yếu ớt, thậm chí là bản thân chúng ta còn chưa phát hiện, nhưng Phật Bồ Tát đã nghe thấy, các Ngài đã tiếp nhận được rồi.

Sáu loại thần thông đều có quan hệ liên đới mật thiết. Phía trước trong túc mạng thông nói, trong vô lượng kiếp quá khứ mười phương đã tạo tất cả thiện ác, hiện nay đức năng trong tự tánh của mình hồi phục rồi, nhìn thấy quá khứ vô lượng kiếp, nghe thấy những âm thanh đã tạo trong quá khứ vô lượng kiếp này rồi. Quí vị thử nghĩ, A La Hán đối với quá khứ chịu những khổ nạn trong địa ngục A Tỳ, nếu như không nhìn thấy, không nghe thấy, tại sao họ lại sợ hãi? Túc mạng biết, thiên nhãn nhìn thấy, thiên nhĩ nghe thấy, cho nên mới có phản ứng này. Thiên nhãn thông cũng gọi là thiên nhãn trí thông, cũng gọi là sanh tử trí thông, vì nó có thể thấy quá khứ, hiện tại, vị lai, có thể thấy tình trạng sanh tử của tất cả chúng sanh. Quả thật mà nói, trong Phật pháp gọi là “Tình trạng của tử sanh”, chết rồi tiếp đó họ lại sanh, sanh tử là một giai đoạn. Tử sanh là một hiện tượng của luân hồi, hiện tượng luân hồi sanh tử ở trong lục đạo của bạn, họ thảy đều nhìn thấy, thảy đều biết rõ, thảy đều tường tận, cho nên ở thế gian có một số nhà tiên tri nói cho chúng ta biết những tình trạng này ở vị lai.

Năm xưa khi tôi mới học Phật xem thấy những sách này, liền thỉnh giáo với thầy Lý là những nhà tiên tri này căn cứ vào những lý luận nào để suy đoán vậy? Thầy năm ấy bảo với tôi, đại khái không ngoài hai loại lớn.

Loại lớn thứ nhất là số học. Ở Trung Quốc bất kể là đoán mệnh, xem tướng, xem phong thủy, tất cả những thứ này đều không thể tách rời “Kinh Dịch”. “Kinh Dịch” là mẹ của số học. Những lời tiên tri này của Trung Quốc cổ xưa, nổi tiếng nhất như “Hoàng Cực Kinh Thế Thư”, đều được thu thập vào trong “Tứ Khố Toàn Thư”, đều là căn cứ “Kinh Dịch”, căn cứ vào số học để suy đoán. Nước ngoài cũng như vậy, người nước ngoài gọi là thuật chiêm tinh, đó là một loại số học cao sâu. Mấy trăm năm trước, ông Nặc-tra-đan-mã-tư người Pháp (cách chúng ta hiện nay khoảng 500 năm) suy đoán ngày 18 tháng 8 năm nay hiện tượng thiên văn lấy trái đất làm trung tâm xếp thành giá chữ thập. Đây là từ trên số học mà suy đoán ra. Đoán rất chuẩn xác, quả nhiên hiện tượng này đã xảy ra.Đây là một loại. Mức độ đáng tin của loại này là bao nhiêu vậy?Thầy Lý bảo với tôi, mức độ đáng tin chỉ có bảy, tám mươi phần trăm.Tại sao vậy?Có khi tính sai. Khi bản thân chúng ta đoán mệnh, xem tướng cho người khác, nhiều khi xem sai, không phải hoàn toàn chính xác. Việc này phải xem công phu của họ, còn phải xem thông tin chúng ta cung cấp có chính xác hay không.

Một loại khác nữa là Thiền định.Quí vị cần phải hiểu, định có thể phát thông.Ở trong Thiền định, năng lực thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm thông được phục hồi, việc này thì hoàn toàn chính xác. Tại sao vậy?Chính mắt họ nhìn thấy, gọi là cảnh giới hiện lượng. Cái mà trong số học suy đoán là cảnh giới tỉ lượng, không nhất định hoàn toàn chính xác, nhưng những điều nhìn thấy từ trong Thiền định thì rất là chính xác. Nhưng loại này không nhiều. Thầy Lý lúc đó còn nêu ra cho tôi thấy, như lời tiên tri của thiền sư Hoàng Bá, những gì Ngài nói ra có tính chính xác rất cao, nhưng lời tiên tri đó của Ngài dùng cách thức thi ca để viết ra, rất khó hiểu, đều xem không hiểu. Lời Ngài nói ra nghe rất kỳ lạ, đợi sau khi sự việc xảy ra rồi, suy nghĩ lại thấy thật không sai. Trước khi sự việc chưa xảy ra, nghĩ thế nào cũng nghĩ không ra, giống như câu đố vậy, nếu bạn có trí tuệ thì bạn mới có thể đoán ra được. Đây là năng lực của thông. Thiền định phát thông là do tu được. Thông do tu được có bị mất hay không vậy? Sẽ bị mất, tâm vừa loạn liền mất hết ngay.Cho nên chúng ta nhìn thấy có rất nhiều người tu định, khi nhập định họ có cảnh giới, xuất định là không còn nữa. Đây là một hiện tượng rất bình thường, tại sao vậy?Định công không đủ sâu, không thể duy trì. Trong mấy năm gần đây, tôi cũng đã từng thấy, Trung Quốc đại lục phỏng vấn tại Mỹ, có một số người có công năng đặc biệt. Tôi cũng đã từng gặp rồi, dường như trước sau gặp được ba người, tuổi tác cũng không quá lớn, dường như cũng chưa vượt quá 30 tuổi, họ có thiên nhãn thông, đồng bào đại lục gọi họ là “Mắt X quang”. Mắt của họ có thể nhìn thấu, có thể thấy nội tạng của người khác, cho nên nếu bạn có bệnh tật gì, họ có thể nhìn thấy. Điều họ thấy quả thực là tương đối chính xác, cái đó hoàn toàn không phải gạt mọi người. Chúng tôi đã từng thỉnh giáo họ, năng lực này của anh từ đâu mà có vậy? Năng lực của họ do trời sinh, cũng là thuộc về quả báo mà được. Thật vô cùng hy hữu! Chúng tôi hỏi họ, năng lực này của anh có bị mất hay không?Sẽ bị mất. Bị mất khi nào vậy?Tuổi tác càng cao, năng lực sẽ càng kém. Tại sao vậy?Nhìn cảnh đời ở bên ngoài nhiều, nghe quá nhiều thứ, tâm loạn rồi. Cho nên muốn duy trì năng lực này, thì phải giữ gìn tâm thanh tịnh.Rất có đạo lý.Họ hoàn toàn không có học Phật, nhưng tương đồng với nguyên lý, nguyên tắc mà Phật đã nói. Năng lực là từ trong tâm thanh tịnh mà khám phá ra.Tâm không thanh tịnh thì chắc chắn không có năng lực này.

Ở thế giới Tây Phương Cực Lạc, năng lực này là do Phật Bồ Tát gia trì, do bản nguyện của Phật A Di Đà gia trì. Bản nguyện gia trì cho bạn, nhưng bản thân bạn quả thực có năng lực này, Ngài mới có thể gia trì được. Bản thân không có năng lực, làm sao mà gia trì được? Hơn nữa, nhất định phải hợp tác với Phật A Di Đà, thì năng lực của bạn mới không bị mất đi, mới có thể duy trì vĩnh viễn. Hợp tác với Phật A Di Đà chính là phải “Đồng tâm, đồng đức, đồng nguyện, đồng hạnh” với Phật A Di Đà, thì uy lực bản nguyện của Phật mới gia trì được thật viên mãn. Tâm nguyện của chúng ta, giải hạnh của chúng ta đi ngược lại với Phật A Di Đà, Phật có muốn gia trì cũng không gia trì được! Năng lực này nếu như có, nó không những tiện ích cho việc tu học của mình, mà giúp đỡ tất cả chúng sanh, giáo hóa chúng sanh, độ chúng sanh sẽ tiện lợi quá nhiều. Đây là lợi ích thù thắng của bản nguyện.

“Triệt thính” ở trong kinh văn, phạm vi của nó cũng là việc của mười phương, vị lai, hiện tại, không gian khắp mười phương, thời gian suốt ba mé. Đây là thiên nhĩ thông. Không những tai có thể nghe tiếng, âm thanh của chúng sanh trong lục đạo đều có thể nghe thấy, mà còn có thể thông đạt vô ngại. Không giống chúng ta hiện nay ngôn ngữ có chướng ngại, người nước ngoài nói chuyện chúng ta nghe không hiểu. Nếu như có thiên nhĩ thông, thì bất kể họ nói ngôn ngữ gì, chúng ta cũng đều có thể nghe hiểu. Không những không cần học những ngôn ngữ này của nhân gian, cũng không cần phiên dịch, thảy đều thông đạt cả. Ngôn ngữ của cầm thú bạn cũng hiểu, ngôn ngữ của quỷ thần bạn cũng hiểu được. Như trong kinh Phật thường nói: “Phật dĩ nhất âm nhi thuyết pháp, chúng sanh tùy loại các đắc giải”, năng lực này liền hiện tiền.

Chúng tôi đã từng đọc qua tiểu sử của An Thế Cao ở trong “Cao Tăng truyện”. Vì trước đây đã giảng qua mấy bộ kinh do Đại sư An Thế Cao phiên dịch, chúng tôi phải giới thiệu người phiên dịch, nên phải đọc tiểu sử của Ngài. Đại sư An Thế Cao có năng lực hiểu được ngôn ngữ của cầm thú.Chúng ta chỉ nghe được chim hót trên cành cây, hót ríu ra ríu rít, kỳ thực chúng đang nói chuyện, chúng ta nghe không hiểu. An Thế Cao nghe chúng đang nói chuyện, liền bảo với người bạn, con chim này nó nhìn rất xa, nhìn thấy đằng xa kia có mấy người đang đi đến, gánh những gì đó trên vai. Một lát sau đó, khi người bên kia đi đến, quả nhiên không sai, là chim ở đó nói đằng kia có người đến. Ngài có thể nghe hiểu. Tạo sao Ngài có năng lực này vậy? Là do học được. Ngài học từ đâu mà có vậy?Năng lực này, xin thưa với quí vị, là từ trong thiền định thâm sâu phát thông.Ở trong tâm thanh tịnh bản năng hồi phục. Năng lực này là vốn có, năng lực không có chướng ngại. Ở chỗ này đáng để chúng ta chú ý.

Thiên nhân ở thế giới Tây Phương Cực Lạc, mặc dù cõi phàm thánh đồng cư, người hạ hạ phẩm vãng sanh, trong kinh nói “Hạ chí”.Chúng ta chú ý hai chữ này, đây là trên bản dịch đời Ngụy có. Bản đời Ngụy dịch thì bản của Khang Tăng Khải lưu hành rộng rãi nhất. Trong bản của Ngài là 48 nguyện: “Quốc trung thiên nhân bất đắc nhĩ thông, hạ chí văn bách thiên ức Na-do-tha chư Phật sở thuyết, bất tất thọ trì giả, bất thủ chánh giác”. “Hạ chí” có nghĩa gì vậy? Cổ nhân có giải thích, đây là nói trình độ thấp nhất, năng lực thấp nhất cũng có thể nghe được trăm ngàn ức na-do-tha Phật nói. Bạn thấy phạm vi này bao lớn? Quyết không phải thiên nhân cõi Sắc Giới, cõi Dục Giới ở trong lục đạo, bậc thánh ở trong pháp giới tứ thánh có thể sánh. Cho nên năng lực của họ gần như là hồi phục hoàn toàn, so với quả vị Như Lai rất giống nhau.

Hai loại năng lực này rất quan trọng.Tại sao vậy?Có loại năng lực này hiện tiền, chúng ta tu học, bản thân tu học sẽ rất siêng năng, rất nỗ lực. Tại sao vậy?Chính mắt mình nhìn thấy nỗi khổ của địa ngục, ngạ quỷ. Bạn nhìn thấy những tình trạng này, bạn nghe thấy sự thống khổ của họ, tiếng kêu gào thê thảm, thì không dám không quyết chí, không dám không nỗ lực. Hai năng lực này giúp chúng ta đoạn ác tu thiện, giúp chúng ta nhìn thấu, buông xả, một lòng một dạ chuyên cầu Tịnh Độ. Tại sao vậy? Đối với tình cảnh ở cõi Tịnh Độ bạn cũng nhìn thấy rồi, bạn cũng nghe thấy rồi. Sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc, năng lực này gần như hồi phục hoàn toàn. Chư Phật ở mười phương thế giới thuyết pháp, những Bồ Tát đang cùng nhau nghiên cứu thảo luận, bạn thảy đều nhìn thấy, thảy đều nghe thấy. Cho nên, thế giới Tây Phương Cực Lạc là trường đại học Phật giáo hoàn bị nhất, hoàn thiện nhất. Cõi nước chư Phật đều là trường đại học Phật giáo, mà thế giới Tây Phương Cực Lạc là tốt nhất, vì đức năng của họ hồi phục được nhanh nhất, hồi phục được rốt ráo nhất, triệt để nhất, viên mãn nhất, cõi nước chư Phật thế giới khác không thể sánh bằng.

Nguyện thứ chín: “THA TÂM THÔNG NGUYỆN”.

Kinh văn: “Ngã tác Phật thời, sở hữu chúng sanh, sanh ngã quốc giả, giai đắc tha tâm trí thông. Nhược bất tất tri ức na-do tha bách thiên Phật sát, chúng sanh tâm niệm giả, bất thủ chánh giác”.

Nguyện này rất quan trọng. Tha tâm thông cũng gọi là “Tha tâm trí thông”, tức là biết ý nghĩ trong tâm người khác. Trước đây, Lão sư Lý nói: “Biết mình biết người mới có thể khế cơ” (所以度众生也可以取作观摩). Cho nên, độ chúng sanh cũng có thể lấy đây mà suy ngẫm.

Kinh văn mới mở đầu chúng ta cũng có phần, chỉ cần tin sâu phát nguyện, cầu nguyện vãng sanh, ở trong đây đã có chúng ta, vì “Sở hữu chúng sanh” bao gồm chúng ta trong đó, “Sanh ngã quốc giả”.“Giai đắc” là bình đẳng, không có ai mà không được.

Năng lực của “Thông” là biết hết tâm niệm của chúng sanh ở xa hằng ức Na-do-tha trăm ngàn cõi Phật. Ngày nay chúng ta đọc đến đoạn kinh văn này, sau khi đọc xong không biết cảm tưởng như thế nào? Có dám nghĩ hay không?Thế giới Tây Phương Cực Lạc dân số nhiều, không có cách gì tính đếm được, không phải số học có thể tính ra được, điều này phần sau bản kinh nói rất rõ ràng.Mỗi người đều có năng lực này, thiên nhãn động thị, thiên nhĩ triệt thính. Nhất cử nhất động của chúng ta ở nơi đây họ đều nhìn thấy rất rõ ràng, chúng ta nói thầm thầm họ cũng nghe rất rõ ràng, chúng ta khởi tâm động niệm họ đều biết cả, bạn có gì có thể che giấu được họ? Năm xưa tôi đọc đến đoạn kinh văn này liền nổi da gà. Một ý nghĩ cực kỳ vi tế thì Phật Bồ Tát ở thế giới Tây Phương Cực Lạc đã biết từ lâu rồi. Nếu chúng ta muốn vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc, loại ý nghĩ này, loại hành vi này của chúng ta ngày nay họ có tán đồng hay không vậy? Chúng ta tin thế giới Cực Lạc, tin Phật A Di Đà, chúng ta nguyện vãng sanh, nhưng tâm hạnh của chúng ta sợ rằng Phật A Di Đà và mọi người ở thế giới Tây Phương Cực Lạc đều không đồng tình, đều không tán đồng. Mọi người đều lắc đầu thì Phật A Di Đà sẽ không thể đến tiếp dẫn bạn được. Nếu chúng ta thật sự hy vọng sinh về thế giới Cực Lạc, chân thật muốn thành tựu ngay trong đời này, chúng ta không ngoan ngoãn học tập thì làm sao được? Tổ sư đại đức dạy chúng ta “Thật tâm niệm Phật”.Khởi tâm động niệm đi ngược lại lời chỉ dạy của Phật Đà chính là không thật tâm.Người không thật tâm thì “Gào rát cổ họng cũng vô ích”, không thể vãng sanh.

Đoạn kinh văn này, nếu như dùng cách nói của người hiện đại mà nói, đây là thuộc về tâm lý học, hiểu được tâm lý của người. Thông thường tâm lý học, suy xét, ước đoán, phỏng đoán, vậy là hoàn toàn biết, còn năng lực đặc thù thì không cần phải ước đoán, không cần phải suy đoán, mà thấy rất rõ ràng, thấy rất sáng tỏ.

Chúng tôi mấy ngày nay ở trong bữa ăn sáng đã báo cáo với quí vị rồi. “Cảm Ứng Thiên” khuyên bảo chúng ta “Tích lũy công đức”. Ở trong chú giải dạy chúng ta giữ tâm là đức, nỗ lực làm là công.Chúng ta giữ tâm gì vậy?Chư Phật Như Lai rất rõ ràng, rất sáng tỏ, nhận biết tất cả chúng sanh trong hư không pháp giới là bản thân mình.Chúng ta không biết tất cả chúng sanh trong hư không pháp giới là mình. Ở trong Đại kinh Phật thường nói: “Mười phương ba đời chư Phật cùng chung một pháp thân”. Pháp thân là ta, là thân thật của ta, trong Thiền tông gọi là: “Mặt mũi xưa nay trước khi cha mẹ chưa sanh”. Mặt mũi xưa nay chính là nói pháp thân thanh tịnh. Căn cứ theo sự nhận biết này, sự thật này, cho nên chư Phật Như Lai vì tất cả chúng sanh hiện đủ loại thân, nói đủ loại pháp, chỉ là vì một sự việc, thuật ngữ nhà Phật gọi là “Phổ độ chúng sanh”, dùng cách nói hiện nay gọi là vì tất cả chúng sanh phục vụ. Độ có nghĩa là phục vụ, vì tất cả chúng sanh phục vụ.Phật giữ tâm gì vậy?Tâm chân thành lợi ích tất cả chúng sanh, tâm bình đẳng thương yêu tất cả chúng sanh, tâm thanh tịnh bố thí cho tất cả chúng sanh. Đây là tâm Phật, cũng chính là “tâm đại Bồ Đề” mà chúng ta thường gọi. Đây là tâm Phật của Phật A Di Đà, chúng ta có hay không vậy? Không có thì hãy mau phát! Sau khi phát ra rồi, thì niệm niệm không buông.Lợi ích, thương yêu, bố thí thực tiễn chính là công đức. Bạn phát cái tâm này, cái tâm này nếu áp dụng, nếu thực hiện, thì đối với tất cả chúng sanh quyết định không có phân biệt, không phân chủng loại. Tất cả chúng sanh hữu tình trong chín pháp giới, chúng ta vì họ phục vụ. Chúng ta cũng phải vì chúng sanh vô tình mà phục vụ, tại sao vậy?“Tình dữ vô tình đồng viên chủng trí”, cùng một pháp tánh.Như vậy mới đích thực là học Phật, mới tương ưng với “tâm nguyện, giải hạnh” của Phật. Không học như vậy là không tương ưng.

Chúng ta đọc đến đoạn kinh văn này cần phải biết, cần phải thể hội cho được, tâm nguyện giải hạnh của chúng ta không tương ưng với Phật thì không thể vãng sanh. Tâm nguyện giải hạnh tương ưng với Phật là chân thật niệm Phật rồi. Phật là tâm. Chúng ta bình thường niệm Phật là đem câu Phật hiệu này niệm cho ra tâm Phật. Tâm chân thành lợi ích chúng sanh, tâm bình đẳng thương yêu chúng sanh, tâm thanh tịnh bố thí tất cả, ba câu này của tôi mọi người dễ nhớ.

Thanh tịnh bố thí là trong bố thí tuyệt đối không xen tạp danh vọng lợi dưỡng, quyết không phải nói bố thí còn mong đền đáp. Không hề mong đền đáp, đây là bố thí thanh tịnh. Thường giữ cái tâm như vậy, thường làm những việc này thì là người chân thật niệm Phật. Bạn có nguyện cầu sanh Tịnh Độ, thân cận Phật A Di Đà, lúc sắp mạng chung Phật nhất định đến tiếp dẫn. Đoạn kinh văn này chúng ta phải nhớ kỹ.

“Tất tri ức na-do-tha bách thiên Phật sát”, bao gồm cõi Phật Ta Bà chúng ta ở trong đó. Tâm niệm chúng sanh, bao gồm khởi tâm động niệm của chính chúng ta, tất cả chúng sanh vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc thảy đều biết, đều có năng lực này, huống hồ là Phật A Di Đà, Quán Âm, Thế Chí? Chúng ta ngày nay gặp khổ nạn, thường cầu đến Bồ Tát Quán Âm, có cần phải cầu không?Có cần phải đi cầu xin hay không? Không cần, vì Ngài đều biết cả rồi. Chúng ta khởi tâm động niệm, Ngài đều biết hết. Cho nên chỉ cần tu hành như giáo, thì chắc chắn được chư Phật hộ niệm, Bồ Tát thiện thần ủng hộ, tai nạn lớn cỡ nào bạn cũng có thể qua một cách bình an, một cách yên ổn. Chúng ta đọc đến đoạn kinh văn này có tín tâm, không cần sợ. Ta làm nhiều việc tốt như vậy, Phật Bồ Tát đều không biết, ta cầu xin hằng ngày, không biết Ngài có nghe thấy hay không? Hiện nay chúng ta mới hiểu rõ, không những Ngài nhìn thấy, nghe thấy, mà trong tâm chúng ta động ý nghĩ, bản thân còn chưa chú ý đến, nhưng các Ngài thảy đều biết rõ hết rồi.

Hôm nay thời gian đã hết, chúng ta chỉ giảng đến đây thôi! A Di Đà Phật!

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 108)

Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Thời gian: Khởi giảng năm 1998

Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ

Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Video mới nhất

Pháp ngữ mới nhất

Thống kê lượt truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 189


Hôm nayHôm nay : 12949

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1482577

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43726721

PHÁP ÂM TUYÊN LƯU – TẬP 6

ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?

Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.