Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.

Trang chủ »Pháp ngữ »Kinh Vô Lượng Thọ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 113)

Thứ sáu - 01/08/2014 20:48

Nguyện thứ mười ba: "QUANG MINH VÔ LƯỢNG NGUYỆN"

Kinh văn: "Ngã tác Phật thời, quang minh vô lượng, phổ chiếu thập phương, tuyệt thắng chư Phật, thắng ư nhật nguyệt chi minh, thiên vạn ức bội".

Đoạn này là nguyện thứ mười ba: "Quang minh vô lượng nguyện". Cổ đức nói với chúng ta là nguyện thứ mười ba cùng nguyện thứ mười lăm phía sau - "Thọ mạng vô lượng", chúng ta đọc được ở trên kinh A Di Đà, Thế Tôn vì chúng ta giới thiệu A Di Đà Phật, A Di Đà Phật nghĩa là vô lượng thọ, vô lượng quang. Hai nguyện này chúng ta ở ngay chỗ này xem thấy, Đại sư Tiểu Viễn (trong lịch sử Trung Quốc, nổi tiếng có hai vị Đại sư Huệ Viễn, đó là Đại sư Viễn Công ở thời đại Đông Tấn, là sơ tổ của Tịnh Độ chúng ta; vào thời Tùy Đường cũng có một vị pháp sư Huệ Viễn, trong lịch sử Phật giáo cũng có địa vị rất cao, có tiếng tăm, trong lịch sử gọi Ngài là tiểu Huệ Viễn), Ngài đã chú giải cho kinh Vô Lượng Thọ, gọi là "Tịnh Ảnh Sớ". Trong chú giải của Ngài, Ngài cho rằng "quang minh vô lượng" cùng "thọ mạng vô lượng" đều là nói pháp thân. Cách nói này rất hay. Cũng có cổ đức nói, hai nguyện này là báo thân. Thực tế mà nói, ở trên cảnh giới quả địa Như Lai, ba thân là một thể, một tức là ba, ba tức là một, không chỉ báo thân, pháp thân, mà ngay đến ứng hóa thân cũng đều thuộc về "quang minh vô lượng" cùng "thọ mạng vô lượng". Cái ý này ở pháp thân và báo thân thì tương đối thể hội, ở ứng hóa thân thì tương đối khó thể hội, nhưng tỉ mỉ mà quán sát, tỉ mỉ mà tư duy thì có thể tường tận.

Chúng ta xem kinh văn: "Ngã tác Phật thời, quang minh vô lượng". Hoằng nguyện của Bồ Tát Pháp Tạng phát ra là khi làm Phật phải có quang minh vô lượng. Thực tế mà nói, Bồ Tát thành Phật đều có quang minh, thế nhưng quang minh có hạn lượng, chỉ có A Di Đà Phật quang minh là vô lượng. Tại vì sao Như Lai ở trên quả địa có sự khác biệt lớn đến như vậy? Đạo lý này chúng ta phải hiểu. Từ đây cho thấy, không luận là thế pháp hay Phật pháp, luôn không rời khỏi nhân quả. Các vị đồng tu, đặc biệt là các vị đồng tu học giáo lý nhất định phải nên hiểu, lý luôn không ngoài tâm tánh, sự luôn không ngoài nhân quả. Pháp thân là lý, vậy không có lời nào để nói rồi. Tất cả chư Phật Như Lai, lấy pháp thân để nói, quang minh và thọ mạng đích thực đều là vô lượng, thế nhưng báo thân của Phật thì không như vậy. Báo thân là gì vậy? Báo thân là sự, báo thân đích thực có thân tướng. Phàm hễ có tướng, tướng trạng, tướng mạo thì đều là thuộc về sự. Sự không trái với nhân quả. Như Lai ở trên quả địa trí tuệ không như nhau, nguyên nhân chính là do nguyện phát ra không như nhau. Hoằng nguyện của Bồ Tát đích thực là sâu rộng vô hạn, thế nhưng có số lượng. Cũng giống như chúng ta ngay hiện tiền phát nguyện vậy, nguyện tâm của chúng ta phát ra, thực tế mà nói là quá nhỏ, quá hẹp, mỗi nguyện đều là vì chính mình, cho nên không thể thành tựu.

Trên Phật kinh, chúng ta đọc không sai: "Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ", nhưng xem thấy chúng sanh này không vừa mắt, xem thấy chúng sanh kia ghét bỏ. Do đây có thể biết, bạn đọc đó là nguyện của người khác, không phải nguyện của chính mình, chính mình không có nguyện này, cũng chính là bình thường nói có miệng không có tâm. Cho nên, tu học của chúng ta, tóm lại mà nói, đến sau cùng đều trống không, nghiên giáo không thể khai giải, cũng chính là nói không hiểu chân thật nghĩa của Như Lai; tu hành công phu không có lực, không có công phu chân thật, niệm Phật thì không cần nói không có được nhất tâm, mà công phu thành khối cũng không có được. Đây là do nguyên nhân gì? Phát tâm quá nhỏ, không hề phát ra cái tâm rộng lớn.

Nếu như chúng ta phát tâm vì khu vực này, thì chúng ta nhất định sẽ tôn trọng nhân dân ở trong khu vực này, nhất định phải yêu thương họ, nhất định phải dùng tâm chân thành chí thiện để đối đãi. Cái tâm lượng này không xem là lớn, bạn chẳng qua vì khu vực này. Mở rộng hơn vì một quốc gia, mở rộng lớn hơn vì một thế giới, nếu như có thể phát tâm vì chúng sanh toàn thế giới mà tu học, chân thật đem tất cả tu học của chính mình phụng hiến cho chúng sanh toàn thế giới, dùng lời hiện đại mà nói, vì chúng sanh toàn thế giới phục vụ, bạn tất nhiên sẽ tôn trọng tất cả chúng sanh, thương yêu tất cả chúng sanh, giúp đỡ tất cả chúng sanh vô điều kiện. Thế gian này chủng tộc khác nhau rất nhiều, văn hoá khác nhau, tư tưởng khác nhau, phương thức đời sống khác nhau, tôn giáo tín ngưỡng khác nhau, bạn đều có thể bao dung. Bạn có tâm lượng lớn như vậy, vì một thế giới (tức là một địa cầu) nhưng vẫn cứ là rất nhỏ, hay nói cách khác, chúng ta tu học không thể thành được việc lớn.

Giáo khu của một vị Phật là tam thiên đại thiên thế giới. Trong tam thiên đại thiên thế giới có bao nhiêu địa cầu? Nói ít một chút, e rằng cũng có một trăm ức. Chúng ta có thể có được tâm lượng lớn đến như vậy hay không? Cho nên có rất nhiều Bồ Tát phát tâm ở nhân địa là phải rộng độ chúng sanh đại thiên thế giới, tương lai họ thành được Phật thì quang minh của họ chỉ chiếu một đại thiên thế giới. Có mấy người có được tâm lượng lớn tận hư không, khắp pháp giới? Thực tế mà nói, không xem trọng ở nơi nhân địa. Bồ Tát Pháp Tạng Ngài thông minh, Ngài có trí tuệ, Ngài có tâm lượng lớn, mỗi niệm là nghĩ chúng sanh pháp giới, hư không pháp giới vô lượng vô biên, tất cả chúng sanh cõi nước chư Phật, Ngài đều phát tâm phải vì họ mà phục vụ, cho nên Ngài thành Phật mới có nguyện "Quang minh vô lượng". Chúng ta tưởng tượng, chúng ta có hy vọng tương lai thành Phật giống như Phật A Di Đà hay không? Muốn giống như A Di Đà Phật thì bạn phải thật phát nguyện, giả thì không được, không phải đem nguyện này của A Di Đà Phật mỗi ngày đọc qua mấy lần. Mỗi ngày đọc qua một vạn lần mà nguyện của bạn chưa phát ra cũng là uổng công, cũng không có ích gì. Phải thật phát nguyện, chân thật phát nguyện chăm sóc tất cả chúng sanh. Dùng thái độ như thế nào để chăm sóc?

Ở trên kinh Đại thừa, Phật nói được rất hay, ngay trong giới kinh của Bồ Tát đều nói được rõ rànglà phải đem tất cả chúng sanh xem thành "cha mẹ quá khứ, chư Phật vị lai". Bạn phải có loại tâm này thì đến khi bạn thành Phật rồi, bạn mới có quang minh vô lượng, bạn mới có thể phổ chiếu mười phương. Hay nói cách khác, sự việc này phải ở nơi chính bạn phát nguyện, phạm vi vì chúng sanh phục vụ có đến bao lớn, có đến bao nhiêu sâu, có đến bao nhiêu rộng, tương lai thành tựu thì hoàn toàn giống y như vậy. Cho nên nếu tâm lượng của chúng ta không lớn, mặt phục vụ của chúng ta không lớn, không đủ độ sâu, thì tương lai chúng ta thành tựu rất có hạn, thậm chí hoàn toàn không có thành tựu. Không thể thoát khỏi sáu cõi luân hồi thì không có thành tựu. Chỗ này chúng ta phải tường tận, chúng ta phải học tập.

Bốn mươi tám nguyện là chính A Di Đà Phật nói, hay nói cách khác, chính Ngài báo cáo thành quả học tập của chính mình, làm mô phạm cho chúng ta, làm tấm gương cho chúng ta. Chí đồng đạo hợp thì tất nhiên tương lai cùng ở chung với nhau, cho nên tự nhiên được sanh Tịnh Độ.

Câu phía sau này rất thù thắng: "Tuyệt thắng chư Phật". Cái ý này các vị phải nên thể hội được. Vừa rồi tôi đã nói qua, chư Phật tâm lượng ở nơi nhân địa không lớn như Bồ Tát Pháp Tạng, nhưng đối với phàm phu chúng ta mà nói, tâm lượng của các Ngài là không thể nghĩ bàn, chân thật có thể phát tâm vì chúng sanh đại thiên thế giới mà phục vụ. Sự việc này tôi nói đến đây các vị vẫn là rất khó thể hội, thực tế mà nói, vẫn là không có được thọ dụng. Nguyên nhân này do đâu? Chúng ta không thể buông xả tự tư tự lợi, chỉ cần có một chút ý niệm tự tư tự lợi xen tạp ở ngay trong đó thì tâm nguyện của bạn là hư vọng, không phải là thật. Tại vì sao có thể có ý niệm tự tư tự lợi? Không nhận biết rõ ràng đối với chân tướng sự thật mới có thể sanh ra hiện tượng này. Không hiểu rõ hư không pháp giới tất cả chúng sanh là chính mình, cho nên chúng ta đời đời kiếp kiếp dù có nhân duyên thù thắng, gặp được Phật pháp, thân cận Như Lai, thân cận Bồ Tát, vẫn cứ là không thể thành tựu, trước sau đọa vào tri kiến phàm phu, học Phật vẫn là tạo nghiệp luân hồi. Việc này trên kinh nói được quá nhiều. Thế Tôn ở trên kinh Đại thừa, gần như hội nào cũng đều nhắc đến mấy lần, chúng ta cũng nghe đã quen tai. Tuy là quen tai, đích thực không có thể hội được chân thật nghĩa mà Như Lai nói.

Phật nói với chúng ta, hư không pháp giới y chánh trang nghiêm tất cả chúng sanh là "duy tâm sở hiện, duy thức sở biến", chúng ta có thể hiểu hay không? Nếu như bạn chân thật hiểu được rồi, ý niệm tự tư tự lợi của bạn tự nhiên liền không còn. Vì sao mà không còn? Bởi vì hư không pháp giới y chánh trang nghiêm tất cả chúng sanh là chính mình, làm gì còn có tự tư tự lợi, làm gì còn vì cái thân thể này mà nghĩ? Không thể nào có. Chúng ta ngày nay, đối với câu nói quan trọng này nếu chân thật hiểu được rồi, chân thật tường tận rồi, thì bao gồm tất cả kinh luận đều không cần phải đọc. Thiên kinh vạn luận chẳng phải nói sự việc này hay sao? Sự việc này thấu hiểu rồi thì gọi là đại triệt đại ngộ, thì thành rồi. Phật khẳng định tất cả chúng sanh là chính mình, chúng ta không thừa nhận, luôn cho rằng bạn là bạn, tôi là tôi, giới hạn phân ra được rõ ràng; vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nghiêm trọng đang làm chủ, làm cho chúng ta mê mất đi tự tánh, làm cho chúng ta vĩnh viễn không thấy được chân tướng sự thật. Cho nên tôi ngay trong lúc giảng dạy cũng đã nói qua nhiều lần, hư không pháp giới tất cả chúng sanh là cùng một thể sinh mạng. Cách nói này mọi người dễ dàng nghe hiểu. Lời dễ dàng nghe hiểu, nhưng ý nghĩa thì không dễ gì thể hội, so với chữ pháp thân trên kinh nói thì dễ hiểu hơn rất nhiều. Pháp thân chính là sự việc như vậy, cho nên phải nên biết hư không pháp giới y chánh trang nghiêm là tâm tánh chính mình biến hiện, là tâm tưởng chính mình tạo thành, "tất cả pháp từ tâm tưởng sanh".  

Thế giới ngày nay có rất nhiều tai nạn là từ do đâu mà ra vậy? Từ tâm tưởng sanh. Tâm tưởng bất thiện, lời nói bất thiện, việc làm bất thiện thì bạn phải gặp tai nạn, đây là quả báo. Đây là nói sự tướng, sự không rời khỏi nhân quả, nhân quả chính là tự làm tự chịu. Nếu như tâm thiện, lời nói thiện, việc làm thiện, ba nghiệp đều thiện thì hoàn cảnh chúng ta cư ngụ liền trang nghiêm, hưởng vô số phước báo. Việc hưởng phước đó cũng là tự làm tự chịu. Phước không phải người khác ban cho bạn, họa cũng không phải người khác mang đến cho bạn, họa phước đều là nghiệp lực thiện - ác của chính mình chiêu cảm đến.

Ngày nay người thế gian tạo tác nghiệp bất thiện, phổ biến tạo tác nghiệp bất thiện, sự việc này thì phiền phức, quả báo thật đáng sợ. Chúng sanh mê hoặc, không biết quay đầu, không biết phản tỉnh, cho rằng đây là tai hại tự nhiên, chính mình rất là bất hạnh khi gặp phải tai nạn này, do đó nghĩ hết cách để tránh né. Có thể tránh được hay không? Không thể nào. Vì sao không thể nào? Do nghiệp lực chính mình chiêu cảm, bạn trốn ở chỗ nào? Chạy đến chỗ của Phật Bồ Tát, kéo cái vạt áo của Phật, bạn vẫn là phải chịu quả báo, Phật không thể cứu.  Nếu Phật có thể cứu, Phật đại từ đại bi thì chúng sanh không có bất cứ tai nạn gì, như vậy Phật mới được gọi là từ bi. Nếu như vẫn còn có một chúng sanh nào chịu khổ chịu nạn, từ bi của Phật Bồ Tát ở chỗ nào? Các vị phải nên biết, sự việc này Phật Bồ Tát cũng không thể cứu, mà là bạn tự làm tự chịu.

Phật Bồ Tát cứu độ chúng sanh hoàn toàn là giáo học, tức là đem cái lý của tâm tánh, sự của nhân quả giảng cho bạn nghe rõ ràng, giảng cho tường tận. Bạn bỗng nhiên hiểu ra, thế là bạn ở ngay trong cảnh giới làm được chủ, bạn liền được đại tự tại. Đây chính là từ bi của Phật, đây là Phật chân thật độ chúng ta. Trong Phật pháp không có một chút mê tín nào. Ngạn ngữ đã nói: "Giải linh hoàn nhu hệ linh nhân". Nhân là chính chúng ta tạo, thì quả đương nhiên phải chính mình nhận. Nếu chúng ta không muốn nhận quả báo ác, có phương pháp gì hay không? Phương pháp thì có, phải đổi đi cái nhân duyên thì quả báo liền không còn, bởi vì nó là duy thức sở biến. Người thế gian chỉ thấy được lẽ đương nhiên của tai nạn, mà không biết được sở dĩ nhiên của tai nạn. Ngày nay Đông và Tây phương, người nay người xưa xem thấy tai nạn này rất nhiều. Việc này chúng ta rất rõ ràng, thế nhưng không có phương pháp gì giải quyết.

Phương pháp giải quyết ở trong Phật pháp, Phật dạy chúng ta làm thế nào giải quyết? Thay đổi tâm lý. Lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, lúc trước giảng kinh thường hay khuyên bảo chúng ta "phải cải tâm". Ý của cải tâm là cải ác hướng thiện. Thực tế tâm là gì? Chính là nói ý niệm. Đem ý niệm ác đổi thành ý niệm thiện, dùng chân thành thiện ý đối nhân xử thế tiếp vật, cải đổi từ nơi nhân. Khởi tâm động niệm là nhân, ngay trong cuộc sống thường ngày, đối nhân xử thế tiếp vật là duyên. Cải đổi từ nơi nhân, cải đổi từ nơi duyên, không còn dùng thái độ ngày trước để đối nhân xử thế tiếp vật. Trong đối nhân xử thế tiếp vật, việc quan trọng nhất, Phật dạy chúng ta sáu nguyên tắc. Nhất định phải tùy thuận giáo huấn của Phật Đà, việc này tôi thường nói, không nên tùy thuận theo ý riêng của chính mình. Tùy thuận theo ý của chính mình nhất định tạo nghiệp, vì sao vậy? Ý của chính mình đều là tự tư tự lợi, khởi tâm động niệm việc đầu tiên là nghĩ cho chính mình, có lợi ích gì cho ta hay không? Các vị phải nên biết, loại quan niệm này mang đến cho chính mình họa hại vô cùng. Trên kinh Địa Tạng nói rất hay: "Diêm phù đề chúng sanh khởi tâm động niệm vô bất thị tội". Ý niệm tốt nhưng cũng là vì lợi ích của ta, luôn là đem lợi ích của chính mình để ở hàng thứ nhất, đó chính là tội, đó chính là tạo nghiệp. Có mấy người biết được điều này? Người chân thật thông minh, người chân thật giác ngộ, người chân thật quay đầu, thì đem cách nghĩ cách nhìn của chính mình buông bỏ, tùy thuận giáo huấn của Phật Bồ Tát. Những gì Phật dạy chúng ta làm thì chúng ta chăm chỉ nỗ lực mà làm, những gì Phật nói không nên làm thì chúng ta quyết định không nên làm.

Việc thứ nhất chính là tâm lượng, Phật dạy chúng ta phải mở rộng tâm lượng, "tâm bao thái hư, lượng khắp pháp giới", đây chính là tâm lượng hoàn toàn giống như Bồ Tát Pháp Tạng khi ở nhân địa. Không có tâm lượng lớn như vậy thì không thể thành được Phật. Nếu như có tâm lượng lớn như vậy, xin nói với các vị, hiện tại bạn khởi tâm động niệm, lời nói việc làm đều là tu Phật hạnh, cao hơn so với Bồ Tát hạnh một cấp. Tại vì sao nói bạn tu là Phật hạnh? Tâm của bạn là Phật tâm, tâm của Phật, thì hành vi của bạn đương nhiên là hạnh của Phật. Cho nên, việc thứ nhất là phải mở rộng tâm lượng. Nếu muốn mở rộng tâm lượng thì phải đem chướng ngại phá trừ. Chướng ngại chính là tự tư tự lợi.

Phật dạy cho chúng ta phương pháp rất xảo diệu, dạy cho chúng ta sáu nguyên tắc. Nguyên tắc thứ nhất là bố thí. Bố thí chính là buông xả. Buông xả cái gì? Trên kinh Đại thừa thường nói: "Bố thí độ san tham". Gốc của phiền não là san tham, dùng phương pháp bố thí làm cho phiền não san tham này của chúng ta được xả bỏ rồi, công phu bố thí này liền tu được viên mãn, đó gọi là bố thí Ba La Mật. Ý nghĩa của Ba La Mật chính là công đức viên mãn. Có một ý niệm vì chính mình thì bố thí Ba La Mật liền không có. Người thế gian, bao gồm hết thảy tất cả chúng sanh trong sáu cõi, có ai mà không có lòng tham? Không có thì luôn là tham muốn, chính mình có rồi thì bỏn xẻn, không nỡ cho người khác. Vô lượng vô biên tội nghiệp chính là từ ngay trong ý niệm này mà sanh ra, cho nên đây chính là cái gốc của phiền não.

Thế Tôn dùng bố thí, bài thuốc đầu tiên là tùy bệnh cho thuốc, chúng ta phải nên hiểu, phải tường tận, phải thật làm mới được. Đem món đồ chính mình rất ưa thích bố thí trước tiên; ái dục, thị hiếu (thị là ưa thích), đối với tất cả pháp thế xuất thế gian quyết định không có tham ái, quyết định không có ưa thích, chúng ta mới chân thật có thể làm đến được tùy duyên qua ngày. Tùy duyên qua ngày là phương thức đời sống của Phật Bồ Tát. Đời sống của chúng ta ngày nay là phan duyên, không phải tùy duyên, mỗi niệm đều mong cầu thỏa mãn dục vọng của chính mình. Chúng ta vẫn dùng loại tâm lý này để học Phật thì làm sao có thể đạt được thọ dụng của Phật pháp? Cũng chính là nói, việc thứ nhất Phật giáo huấn chúng ta, chúng ta không làm được, chúng ta còn có thể làm đến việc thứ hai sao? Sáu nguyên tắc này, điều sau sẽ khó hơn điều trước, cũng chính là nói, phía sau có thể bao gồm phía trước, phía trước không thể bao gồm phía sau, cho nên tu hành phải bắt tay vào từ bố thí. Bố thí là buông xả, buông xả tự tư tự lợi, buông xả tất cả vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của chính mình. Trí tuệ chính chúng ta chưa khai, trước khi trí tuệ khai thì hoàn toàn nghe vào giáo huấn của lão sư. Lão sư là ai? Kinh điển chính là lão sư, chúng ta phải y giáo phụng hành. Cho nên, Tịnh Nghiệp Tam Phước điều sau cùng dạy chúng ta: "Phát bồ đề tâm, thâm tín nhân quả, đọc tụng Đại thừa, khuyến tấn hành giả". Đây là Thế Tôn dạy người tu Bồ Tát đạo, học Bồ Tát hạnh, bắt đầu từ phát tâm. Trước phát tâm sau mới xây dựng tín tâm, chân thật tin tưởng nhân quả.

Thế xuất thế gian pháp đều không rời khỏi nhân quả. Chư Phật Như Lai, pháp giới nhất chân là nhân thuần thiện biến hiện ra. Nhân duyên của mười pháp giới rất là phức tạp, thiện ác hổn tạp. Trong mười pháp giới, nếu hướng lên trên thì thiện nhiều, ác ít; nếu hướng xuống dưới thì ác nhiều thiện ít; cõi địa ngục thì thuần ác, vô thiện, sự việc chính là như vậy. Cho nên, ngày nay chúng ta muốn chuyển biến tai nạn thế gian này, tôi đã từng nói qua, tai nạn thế gian này từ đâu mà ra? Mọi người đều nói, nhiều người tạo ác nghiệp đến như vậy nên chiêu cảm đến. Lời nói này dường như là không sai, trên thực tế lời nói này là có vấn đề, bởi vì bạn có quan niệm này, thì chính bạn quyết định không chuyển đổi được nghiệp, bạn cũng không cách gì tránh được tai nạn này, nên gọi là tránh khỏi kiếp nạn. Cái gì là kiếp? Quan niệm sai lầm. Ác nghiệp chúng sanh tạo, đây là quan niệm sai lầm. Quan niệm chính xác là gì? Ác nghiệp chính mình tạo ra, đây là thật, là chính xác. Vì sao vậy? Trên kinh Phật nói, mọi người đều đã nghe quen tai: "Y báo tùy theo chánh báo chuyển". Chánh báo là gì? Ý niệm của chúng ta là chánh báo, ngoài ý niệm của ta ra, thân thể này của ta đều là y báo. Ngoài thân ra, bao gồm tất cả hoàn cảnh cũng là y báo của ta. Tất cả chúng sanh hữu tình là y báo hữu tình của chúng ta, núi sông đại địa là y báo vô tình của chúng ta, y báo là hoàn cảnh đời sống của chúng ta. Trong hoàn cảnh đời sống thông thường chúng ta mà nói, thì hoàn cảnh nhân sự là y báo hữu tình, hoàn cảnh vật chất là y báo vô tình. Đã là y báo tùy theo chánh báo chuyển, thì vô số những chúng sanh đều tùy theo tâm của ta đang chuyển. Đây là chánh lý. Khi chúng ta vừa giác ngộ mới biết được cái ý niệm này của chúng ta có sức mạnh rất lớn, không thể nghĩ bàn.

Trong kinh Phật thường nói "tâm Phật, tâm chúng sanh là tâm vô sai biệt", cái tâm đó chính là ý niệm của chính mình. Cho nên ý niệm của chúng ta có thể chuyển nghiệp báo của chúng sanh, có thể cải thiện hoàn cảnh y báo của chúng ta. Phải cải đổi từ ngay chỗ nào? Từ ngay chính bản thân mình mà cải đổi. Niệm của bạn thuần chánh, Phật kinh thường nói "chánh niệm hiện tiền", chánh niệm giản biệt, không phải tà niệm. Đem tất cả lỗi lầm đùn đẩy cho người khác là tà niệm, tất cả trách nhiệm chính mình gánh vác là chánh niệm. Chúng sanh có khổ có nạn là do chính ta tu không được tốt, chính ta làm không được tốt, ý của của ta không tốt, cách nghĩ, cách nhìn của ta không tốt, cách nói, cách làm của ta hoàn toàn sai, con người này là người chân thật giác ngộ. Từ ngay chỗ này quay đầu, cải lỗi tự làm mới. Về trước tại vì sao không được tốt? Tùy thuận ý kiến của chính mình, tùy thuận phiền não tập khí của chính mình. Ngày nay chúng ta cải đổi lại, chúng ta quyết định tùy thuận giáo huấn của Phật Đà, y theo giáo huấn Phật Đà để tu hành, tu sửa hành vi sai lầm của chúng ta. Hiệu quả đầu tiên là thân thể của bạn thay đổi. Thân thể là y báo thứ nhất. Thay đổi từ chỗ nào? Tướng mạo thay đổi, tướng mạo của bạn sẽ thay đổi được rất thanh tịnh, rất từ bi, hảo tướng. Thứ hai là thể chất của bạn chuyển đổi, rất nhiều thứ tật bệnh không cần phải đi trị liệu, mà nó tự hết. Đây là bắt đầu chuyển rồi. Diện mạo chuyển rồi, thể chất chuyển rồi, dần dần hoàn cảnh của chúng ta cư ngụ cũng từ từ chuyển. Bạn bình lặng mà quán sát, chân thật đang chuyển đổi. Cho nên chúng ta chính mình nếu không có nhận biết này, không có lòng tin kiên định này, làm sao có thể độ chính mình? Chính mình mà còn không thể tự độ thì bạn có năng lực gì để độ người khác chứ? Chính mình không thể tự độ, nếu muốn độ chúng sanh, trên Phật kinh thường nói là "vô hữu thị xứ". Trước tiên phải có năng lực độ chính mình. Muốn độ chính mình thì phải có nhận biết chính xác, có tín tâm kiên định, vậy mới có thể sanh trí tuệ chân thật. Trí tuệ thì có thể giải quyết vấn đề, từ thân đến hoàn cảnh bên ngoài, đến hư không pháp giới đều đang chuyển biến. Phải biết mỗi một người có cảnh giới của mỗi một người, trên kinh Lăng Nghiêm nói rất hay, có đồng phận, có biệt nghiệp, có biệt nghiệp ngay trong đồng phận, có đồng phận ngay trong biệt nghiệp. Sự lý này cực kỳ tinh vi, chúng ta phải rất bình lặng, rất tỉ mỉ mới có thể thể hội ra được.

Tóm lại mà nói, nhất định phải hướng đến Phật học tập. Tạo tượng của Phật Bồ Tát, mỗi này chúng ta cúng dường lễ bái, ý nghĩa chân thật là nhắc nhở chúng ta phải học tập với các Ngài, vậy chắc chắn không có sai lầm.

Tâm nguyện của Bồ Tát Pháp Tạng siêu thắng chư Phật, cho nên quả báo của Ngài tự nhiên cũng siêu thắng chư Phật. Câu phía sau là thí dụ: "Thắng ư nhật nguyệt thiên vạn ức bội". Người thế gian chúng ta có thể thể hội quang minh lớn nhất không thể vượt hơn nhật nguyệt, thế nhưng quang minh của chư Phật Bồ Tát vượt hơn nhật nguyệt. Chúng ta chưa xem thấy, việc mà chúng ta chưa xem thấy thì quá nhiều, việc mà chưa nghe được cũng quá nhiều, không thể nói không thấy thì là không có. Người hiện đại ít nhiều nhận qua một ít giáo dục của khoa học, tôi nghĩ mọi người không dám có cách nói này, vì sao vậy? Khoa học gia chứng minh cho chúng ta, mắt của chúng ta có thể thấy được quang là rất có hạn. Sóng của quang có rất nhiều loại, sóng dài, sóng ngắn tần suất không giống nhau, mắt thịt chúng ta chỉ ở trong tần suất có hạn, chỉ có thể thấy được một tần suất rất nhỏ hẹp, dài hơn tần suất này thì không thấy được, ngắn hơn so với tần suất này cũng không thấy được, cho nên có quá nhiều thứ chúng ta không thấy được. Tai nghe âm thanh cũng là như vậy, tần suất âm thanh cũng không có hạn lượng, tần suất thấp hơn so với chúng ta có thể nghe thì không thể nghe được, cao hơn tần suất này cũng không thể nghe được. Cho nên nói, thứ mà chúng ta không thấy được quá nhiều, thứ mà không thể nghe được cũng quá nhiều, mà sóng quang của Phật, sóng âm Phật nói pháp đích thực khắp hư không pháp giới. Ngày nay chúng ta không nhìn thấy, nghe không được, thiết bị này của chúng ta có chướng ngại, năng lực của sáu căn bị thoái hóa, đạo lý chính ngay chỗ này.

Bồ Tát Quán Âm muốn hiện thiên thủ thiên nhãn, đó là biểu pháp. Trên kinh Lăng Nghiêm nói với chúng ta: "Bồ Tát sáu căn hỗ dụng". Sáu căn hỗ dụng hà tất phải thiên thủ thiên nhãn? Toàn thân đều là mắt, đều có thể thấy, toàn thân mỗi một tế bào đều có thể nghe, cho dù sóng âm sóng quang như thế nào, Ngài cũng đều có thể tiếp nhận được, làm gì cần phải thiên thủ thiên nhãn? Vậy chẳng phải là thêm việc hơn hay sao? Thiên thủ thiên nhãn là biểu pháp, nói với chúng ta mắt đến thì tay đến. Mắt đến là gì? Xem thấy chúng sanh khổ, thế gian này chúng sanh khổ nhiều, sau khi thấy rồi thì tay phải đến liền. Tay là cứu giúp họ, giúp đỡ họ. Đây là dạy chúng ta phải học tập với Bồ Tát Quán Thế Âm, xem thấy có người khổ nạn không thể không quan tâm đến họ, mà lập tức liền phải nghĩ phương pháp để giúp đỡ họ, nên gọi là đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn, ý nghĩa là như vậy.

Ngày nay toàn thế giới, chúng sanh các khu vực đều có đại tai đại nạn, chúng ta nghe được từ trong bản tin, xem thấy từ trong truyền hình, trên đường truyền internet, chúng ta có đưa tay ra cứu giúp hay không? Ngày nay chúng ta ở nơi đây tập hợp lại một nơi học tập kinh Vô Lượng Thọ là vì chúng sanh khổ nạn toàn thế giới mà học tập, đó chính là chúng ta làm được. Niệm Phật đường chúng ta niệm Phật là vì chúng sanh khổ nạn toàn thế giới tiêu tai tiêu nạn mà niệm, mỗi câu Phật hiệu hồi hướng cho tất cả chúng sanh khổ nạn. Chúng ta ở ngay chỗ này học tập, mỗi câu mỗi chữ đều vì tất cả chúng sanh mà học tập, đây là chúng ta nhận được. Có lẽ có người nói, dường như bạn không có liên quan gì với sự thật này. Kỳ thật, có liên quan mật thiết, vì sao vậy? "Duy tâm sở hiện, duy thức sở biến", do tâm tưởng sanh ra. Bạn phải hiểu được nguyên lý này thì bạn mới biết được tâm của chúng ta, niệm của chúng ta khắp hư không pháp giới, đích thực là có thể giúp đỡ được. Có thể giúp được bao nhiêu là do ở tâm địa chân thành, thanh tịnh, từ bi của bạn, ở ngay nơi này mà so sánh.

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 113)

Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Thời gian: Khởi giảng năm 1998

Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ

Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Video mới nhất

Pháp ngữ mới nhất

Thống kê lượt truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 215


Hôm nayHôm nay : 23933

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1493561

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43737705

PHÁP ÂM TUYÊN LƯU – TẬP 6

ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?

Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.