Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.

Trang chủ »Pháp ngữ »Kinh Vô Lượng Thọ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 178)

Thứ bảy - 23/05/2015 16:02

Hiện tại vấn đề đã xảy ra rồi.Chư Phật Như Lai có năng lực phổ tế các cùng khổ, còn chúng ta có năng lực gì? Không sai, chúng ta đích thực không có năng lực, thế nhưng quy y A Di Đà Phật, đi theo A Di Đà Phật, nhờ vào hào quang của A Di Đà Phật, chúng ta liền có năng lực. Chúng ta có năng lực gì vậy? Khuyên người niệm Phật, gặp được Bồ Tát Đẳng Giác, chúng ta đều khuyên họ niệm A Di Đà Phật.Chỉ cần niệm A Di Đà Phật, vãng sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc thì cùng khổ của họ liền được giải quyết rồi, không còn nữa. Ngày nay chúng ta không có bản lĩnh, học được cái bản lĩnh này thì đủ dùng rồi; trên có thể độ Bồ Tát Đẳng Giác, dưới có thể độ chúng sanh địa ngục.Tất cả bình đẳng được độ, đây là trong tám vạn bốn ngàn pháp môn đều không có.Chúng ta phải nên biết nắm lấy một nguyên lý, nguyên tắc lớn này.Đây là tiền đề lớn.

Phương diện tế hạnh là phải thật có tâm giúp người, mỗi giờ mỗi phút, mỗi chỗ mỗi nơi, dùng phương tiện khéo léo của chúng ta giúp người giải quyết khó khăn.Hôm nay họ không có quần áo mặc, không có cơm ăn, chúng ta chính mình phải tiết kiệm một chút để giúp người. Thích Ca Mâu Ni Phật năm xưa ở đời một ngày ăn một bữa.Vì sao Ngài không ăn ba bữa? Hai bữa kia bớt lại để cứu tế người có đời sống cùng khổ.Đây là thật, không phải là giả. Chúng ta có thể thể hội được hay không? Cho nên, ở ngay trong cuộc sống thường ngày, phải biết được tích phước, hiểu được tiết kiệm,chúng ta có thể bớt thêm một đồng.Ở nơi rất cùng khổ thì một đồng rất hữu dùng đối với họ.

Các vị vừa từ Nepan trở lại.Buổi tối hôm qua, tôi nghe hội trưởng Lý nói với tôi, một đồng của Singapore ở Nepan có thể ăn một bữa cơm no. Chúng ta ở nơi đây có thể tiết kiệm một đồng, liền có thể giúp người khác ăn một bữa cơm. Chúng ta có ý niệm này hay không? Có hành động này hay không?Mỗi ngày đem tiền muốn dùng tiết kiệm lại, mỗi năm phân làm mấy phần gởi đến tặng cho những nơi đó.Họ vô cùng cần đến. Ngoài việc giúp họ ăn mặc đi đứng ra, càng quan trọng hơn là phải giúp họ giải quyết cùng khổ dài lâu. Đó là gì vậy?Đem pháp môn Tịnh Độ truyền trao cho họ.

Hiện tại, bên Trung Quốc đang xây dựng đạo tràng "Trung Hoa Tự".Sau khi Hội trưởng Lý thấy rồi, xem thấy người ở bên đó, còn xem thấy hậu duệ đời sau của Thích Ca Mâu Ni Phật, đời sống của họ tương đối khốn khó. Chúng ta phải biết báo Phật ân, phải nên chăm sóc đối với đời sau của Phật, cho nên ông phát tâm muốn xây dựng một trường tiểu học ở nơi đó.Ông trở về nói với tôi.Tôi khuyên ông nên xây một trường trung học tiểu học (trung học có phụ tiểu), xây một trường học hoàn bị. Hơn nữa, tôi còn đề nghị, tất cả học trò đều được miễn phí, ăn mặc đi đứng đều được trường học chăm sóc. Chúng ta giúp đỡ khu vực này thì tốn phí không nhiều. Tôi nghe nói, phí dụng đời sống thông thường ở bên đó của mỗi một người là 20 đồng Mỹ kim một tháng,tức là 30 đồng Singapore.Ba mươi đồng ở bên đó họ có thể sống một tháng, 300 trăm đồng thì có thể sống một năm. Việc này chúng ta có đủ năng lực gánh vác.Hy vọng ngôi trường này sớm một ngày xây xong.Trong trường học, ngoài dạy giáo trình thông thường ra, chúng ta phải giảng Kinh điển của Tịnh Độ, phải khuyên bảo thầy giáo và học trò cùng niệm “A Di Đà Phật”.Việc này không chỉ giải quyết được cùng khổ trước mắt, mà tương lai họ nhận qua giáo dục, có năng lực, có trí tuệ, ở trong xã hội họ có năng lực kiếm sống.Đây là giải quyết cùng khổ của một đời.Có thể biết được Phật pháp, chịu niệm Phật cầu vãng sanh thì sẽ giải quyết được thống khổ vĩnh cửu.Chúng ta phải thật có tâm đi làm, toàn tâm toàn lực giúp đỡ họ. Cho nên, hai câu này là Pháp Tạng Tỳ Kheo khải thị cho chúng ta, chúng ta phải noi theo, phải đi theo Ngài. Ngài phát tâm làm đại thí chủ, chúng ta cũng theo Ngài phát tâm làm đại thí chủ, giúp đỡ tất cả chúng sanh phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui. Tâm nguyện của chúng ta cùng tâm nguyện của Phật hoàn toàn giống nhau.

Trong phẩm thứ tám "Tích Công Lũy Đức", Phật nói: "Hằng dĩ bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ lục độ chi hạnh. Giáo hóa an lập chúng sanh, trụ ư vô thượng chân chánh chi đạo". Nói được rõ ràng như vậy, tường tận như vậy. Trong "Kinh Hoa Nghiêm",Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm nói về "Quảng Tu Cúng Dường", trong Kinh văn nói với chúng ta là đại thiên thế giới cúng dường bảy báu đều không bằng pháp cúng dường, "pháp cúng dường là tối thắng". “Bố thí tài, bố thí pháp, bố thí vô úy”, ba loại bố thí cúng dường này như đỉnh ba chân, khuyết một đều không được. Thế nhưng trong ba loại bố thí, chúng ta rất rõ ràng, bố thí pháp là đệ nhất.Bố thí tài, bố thí vô úy đều bổ trợ cho bố thí pháp, công đức này mới có thể làm được viên mãn.

Các vị xem thấy cảnh tượng này ở Ấn Độ, ở Trung Quốc nội lục vẫn có nơi bần khổ, đời sống rất gian khổ.Chúng ta phải thường hay nghĩ đến những người này, chính mình tự nhiên liền sẽ tiết kiệm, tự nhiên liền sẽ không lãng phí. Chúng ta lãng phí thì làm sao xứng được với những người này? Thường hay nghĩ đến, thường hay nhớ đến, thường hay nghĩ cách đi giúp đỡ.

Mọi người đều biết Quán Thế Âm Bồ Tát ngàn mắt ngàn tay. Ngàn mắt ngàn tay là ý nghĩa gì? Đó là biểu pháp, đại biểu mắt thấy tay đến, xem thấy chúng sanh có khổ nạn, có cùng khổ thì Ngài lập tức liền cứu giúp, là ý nghĩa này. Quán Thế Âm Bồ Tát ngàn mắt ngàn tay, chư Phật Bồ Tát ngàn mắt ngàn tay, các vị có thấy qua hay không? Dường như không thấy qua. Thế nhưng trong các vị có không ít đồng tu, sáng sớm thường đi tham gia cơm sáng khai thị của Tịnh Tông Học Hội(sáng sớm chúng ta ở bên đó giảng "Kinh Hoa Nghiêm"). Ở bên đó có một Phật đường nhỏ, hai bên Phật đường nhỏ cúng tượng Văn Thù, Phổ Hiền.Tượng Bồ Tát treo ở trên tường, bên trái là Bồ Tát Văn Thù, bên phải là Bồ Tát Phổ Hiền, cũng là ngàn mắt ngàn tay. Điều này nói với bạn là bao gồm tất cả chư Phật Bồ Tát thảy đều ngàn mắt ngàn tay, không phải chỉ có Bồ Tát Quán Âm. Các vị đi xem thì liền biết được. Có vị Bồ Tát nào mà không mắt thấy thì tay liền đến? Không hề ngoại lệ.Khi xem thấy rồi, nghe được rồi lập tức liền phải nghĩ biện pháp để đến cứu giúp.

Việc cứu giúp tuy nhiều, nhưng luôn không ngoài sáu Ba La Mật, cho nên là "hằng dĩ bố thí"(hằng là vĩnh viễn), phải tu bố thí. Nếu bạn chân thật nghĩ đến phổ tế chư cùng khổthì chính mình nhất định phải tiết kiệm.Đây chính là thường thực hiện nguyện này. Bồ Tát Pháp Tạng như vậy, A Di Đà Phật như vậy, mười phương ba đời tất cả chư Phật Bồ Tát đều là như vậy. Chúng ta bắt đầu học từ đâu, chẳng phải đã rõ ràng, tường tận rồi hay sao?

Có tâm bố thí, có nguyện bố thí, có hành vi bố thí, còn phải thủ pháp. "Trì giới" chính là thủ pháp.Cho nên, một số đồng tu đến từ Trung Quốc hy vọng ở trong nước thành lập Tịnh Tông Học Hội.Họ đến hỏi tôi.Tôi nói:“Các vị hỏi sai người rồi, tôi không có quản Trung Quốc, làm sao có thể hỏi tôi? Ai quản việc của Trung Quốc?Hiệp hội Phật giáo cục tôn giáo của chính phủ ở nơi các vị, các vị hỏi họ mới đúng”.Đây gọi là trì giới, thủ pháp. Các vị xây đạo tràng ở bên đó, xây dựng Niệm Phật đường, hoặc giả là thỉnh pháp sư giảng Kinh nói pháp, nhất định phải được sự phê chuẩn của Cục Tôn giáo Hiệp hội Phật giáo sở tại. Phật dạy chúng ta phải tuân thủ pháp luật.Họ không phê chuẩn thì chúng ta không làm.Chúng ta phát ra cái tâm này rồi, nếu duyên không chín muồi thì từ từ chờ đợi. Chúng ta phải có biểu hiện rất tốt để chính phủ có lòng tin đối với chúng ta, biết được bạn là người tốt, bạn làm ra là việc tốt thì đương nhiên họ sẽ phê chuẩn. Hiện tại những gì bạn làm ra làm cho họ hoài nghi, họ cảm thấy bạn không đáng tin, có phải là bạn mượn đề mục này để làm những việc khác hay không? Cho nên họ không phê chuẩn cho bạn.Vạn nhất không nên vội vàng, nhất định phải chờ đợi thời tiết nhân duyên chín muồi, nhất định tuân thủ pháp luật, thủ pháp trì giới.

Phía sau có "nhẫn nhục Ba La Mật", đó chính là nói phải có lòng nhẫn nại chờ đợi.Chúng ta ở hải ngoại mấy mươi năm, làm thế nào để giúp tổ quốc?Tổ quốc không hiểu rõ đối với chúng ta, tạo ra rất nhiều chướng ngại.Chúng ta đã đợi mấy mươi năm rồi.Hiện tại cục trưởng Diệp mới đến nơi này để thăm chúng ta.Bạn không có lòng nhẫn nại thì làm sao được?Bạn không có biểu hiện thì làm sao được?Tôi đã đợi mười mấy năm, các vị đợi năm ba năm vẫn không đợi được thì làm sao có thể thành tựu?Càng là sự việc lớn thì càng phải có lòng nhẫn nại lớn. Trong thời gian chờ đợi, chúng ta làm tăng thêm đức hạnh của chính mình, làm tăng thêm học vấn của chính mình, không thể để thời gian trống qua. Người xưa nói rằng, nếu có cái cơ duyên này thì chúng ta liền "kiêm thiện thiên hạ", vì chúng sanh rộng lớn mà phục vụ; cònnếu không có cái cơ duyên này thì "độc thiện kỳ thân", chính mình nỗ lực tu học, thành tựu đức hạnh, học vấn, năng lực của chính mình, chờ đợi cơ hội.Khi cơ hội đến rồi, bạn mới chân thật có năng lực vì đại chúng phục vụ.Nếu như cơ duyên không chín muồi mà bạn lại giải đãi lười biếng, đến khi cơ duyên chín muồi, người ta mời bạn giúp đỡ thì bạn lại không có năng lực, vậy thì có ích gì chứ?Cho nên, thời gian của chúng ta quyết định không để trống qua.Khi không có cơ hội thì ở nhà chăm chỉ nỗ lực dụng công, chuẩn bị một khi có cái cơ duyên này, bạn liền có thể phát huy, vì chúng sanh làm nhiều việc tốt một chút.Đây là nhẫn nhục Ba La Mật.

Người học Phật phải ghi nhớ, không luận ở trong tình huống nào, nhất định là phải tuân thủ pháp luật. Chúng ta là người học Phật, nếu như có ghi chép không tuân thủ pháp luật ở nơi chỗ người ta, người ta sẽ vĩnh viễn không tin tưởng đối với bạn, tạo thành chướng ngại rất lớn cho việc hoằng pháp lợi sanh về sau của chúng ta. Chướng ngại này là do chính mình tạo, không phải người khác. Nhất định phải tuân thủ pháp luật.Cho nên, Phật đem trì giới Ba La Mật xếp ở thứ hai, dụng ý này rất sâu.

Phía sau nhẫn nhục là Tinh tấn.Điều này là quan trọng, không luận duyên của bạn có chín muồi hay không, điều này cần phải rõ ràng. Ý nghĩa của "tinh tấn" là một môn thâm nhập, huân tu thời gian dài.Cho nên, trong quá trình tu học của chính mình, chọn lựa pháp môn rất là quan trọng.Pháp môn nhiều, Kinh luận của nhà Phật rất nhiều, chúng ta chọn lựa một loại nào? Chắc chắn không thể nào ngưỡng vọng cao xa, phải chọn lựa trình độ thích hợp với chính mình, thích hợp với năng lực của chính mình, thích hợp hoàn cảnh đời sống hiện tiền, khi bạn học thì sẽ thuận tiện, dễ dàng. Nếu như bạn chọn lựa pháp môn không thích hợp với căn tánh, với hoàn cảnh đời sống hiện tiền của bạn, thì khi học sẽ rất khó khăn, rất thống khổ, thành tựu của bạn sẽ không dễ dàng. Vậy rốt cuộc phải chọn lựa pháp môn nào cho tốt? Trên "Kinh Kim Cang" nói được rất rõ ràng: "Pháp môn bình đẳng, không có cao thấp", cho nên nói với bạn là mỗi môn đều tốt. Tuy là mỗi môn đều tốt, quan trọng nhất là phải khế cơ.Khế cơ là gì?Thích hợp với việc tu học của chính mình, đây gọi là khế cơ.Chính mình có thể sanh tâm hoan hỉ đối với pháp môn này thì thành tựu của bạn sẽ rất nhanh, chướng nạn liền giảm ít.Nếu như chính mình không có năng lực chọn lựa thì có thể tìm thiện tri thức, tìm đồng tham đạo hữu, họ sẽ chọn lựa mấy loại cung cấp cho bạn.Bạn chính mình tham khảo, tỉ mỉ mà đi quán sát, đi nghiên cứu.Sơ học cũng không ngại thưởng thức qua mấy loại pháp môn, sau cùng thì hạ quyết định.Sau khi quyết định thì chắc chắn không thay đổi.Một môn thâm nhập,đây gọi là tinh tấn.Bạn vào được càng sâu thì trí tuệ của bạn càng lớn.Cho nên, vạn nhất không nên học rộng nghe nhiều.Nếu bạn học rộng nghe nhiều, bạn sẽ lược qua không được sâu, thường thức của bạn tuy rất là phong phú, nhưng bạn không có trí tuệ chân thật.Bạn có thể giảng Kinh nói pháp hoa trời rơi rụng, nhưng bạn chính mình vẫn không được thọ dụng.Cũng giống như Lục tổ Huệ Năng đã nói trong "Đàn Kinh" là“không thể giải quyết vấn đề”.Học rộng nghe nhiều là việc của bên phước báo.Việc liễu sanh tử ra ba cõi thì phước không thể cứu, phước báo không ích gì.Trí tuệ mới hữu dụng,trí tuệ có thể đoạn phiền não.Phước báo thì không thể đoạn phiền não, không những không thể đoạn phiền não mà nó còn có thể tăng thêm phiền não. Những chân tướng sự thật này, chỉ cần tỉ mỉ quán sát sẽ không khó tường tận. Cho nên, nhất định phải hiểu được tinh tấn.Tinh tấn là bí quyết để chúng ta đoạn phiền não, khai mở trí tuệ.Đặc biệt là ở mười năm sơ học, lướt qua không thể rộng.Buổi tối ngày mai ở đạo tràng này của chúng ta, từ tám giờ đến mười giờ có Đạo giáo đến giảng.Về sau,mỗi tối chủ nhật, từ tám giờ đến mười giờ, ở chỗ này mời chín tôn giáo lớn của Singapore luân lưu ở nơi đây giảng Kinh của họ. Cho nên có đồng tu đến hỏi tôi: “Vậy chúng tôi đều đến tiếp nhận, đều đến nghe, có phải là làm lộn xộn, làm xen tạp không?”.Nếu như bạn chân thật muốn học, vậy thì làm lộn xộn, làm xen tạp rồi.Vậy phải làm sao?Lẽ nào là giả đến học hay sao?Vậy làm sao xứng được với người chứ?Chúng ta chân thật đến nghe, chân thật đến học, tuyệt đối không phải là giả.Chúng ta nghe Kinh điển của các tôn giáo nói ra là những gì, ở trong đó cầu dung hội quán thông.Chúng ta đối với chín tôn giáo không phải hòa hợp trên biểu hiện tình người, mà chúng ta phải từ trên giáo nghĩa, trên giáo lý tìm được y cứ hòa mục đoàn kết hợp tác.Đây là quảng độ chúng sanh, đây là "phục vi đại thí chủ, phổ tế chư cùng khổ".Chúng ta dùng thái độ gì để học?Nếu như chúng ta tuyển định một bộ Kinh, vẫn là một môn thâm nhập.Đây là phương pháp học tập.Chúng ta thâm nhập một môn, chúng ta có thể nghe rất nhiều pháp môn.Chúng ta không đi nghiên cứu pháp môn này, cũng không đi đọc pháp môn này. Có người giảng pháp môn này, chúng ta đến nghe, dung nhiếp tinh hoa của họ, quy đến pháp môn chính chúng ta đã học, vậy thì đúng rồi. Cho nên, vẫn là một môn thâm nhập, vẫn là huân tu thời gian dài lâu, vậy thì không có chướng ngại rồi,"lý sự vô ngại, sự sự vô ngại".Nếu như các vị có thể sắp xếp được thời gian thì nên đến nghe, để chín tôn giáo lớn này có lòng tin ở nơi đây.Không nên để họ vừa đến giảng, xem thấy chỉ có mấy người, không có người nghe thì lần sau họ sẽ không đến.Chúng ta nhất định phải ủng hộ, nhất định phải cố gắng khích lệ, hoan nghênh họ giảng ở nơi đây thời gian dài.Đây là thế giới đệ nhất gia,trước đây toàn thế giới chưa từng có qua.Chúng ta khai trương ở nơi đây.Chín tôn giáo lớn ở trong một giảng đường giảng Kinh, đây là lần đầu tiên, rất là hi hữu khó được.Cho nên, chúng ta ở nơi đây, các vị đồng tu không chỉ là Phật Bồ Tát bảo hộ bạn, mà thần Thánh của chín tôn giáo đều bảo hộ, gia hộ cho bạn, thật là thù thắng. Nguyên nhân là gì?Chúng ta có thể làm đại thí chủ, cúng dường họ, mời họ đến nơi đây giảng Kinh hoằng pháp.

Sau tinh tấn, hai điều phía sau là công phu chân thật, một là thiền định, một là trí tuệ.

"Thiền định" là chính mình có nhận biết, có chủ tể, sẽ không bị ngoại cảnh làm dao động.Nếu như cảnh giới hiện tiền, tâm không làm chủ được, khởi lên phân biệt chấp trước.Vào lúc này phải làm sao? Phải mau niệm A Di Đà Phật, dùng một câu A Di Đà Phật đem vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của bạn khắc phục lấy, đè nó xuống. Đây là tu thiền định. Tùy lúc tùy nơi đều phải biết tu học như vậy, để chúng ta cũng giống như chư Phật Bồ Tát vậy, trong hai đến sáu giờ ở trong định, đi đứng nằm ngồi đều ở trong định, đi đứng nằm ngồi đều không bị cảnh giới bên ngoài quấy nhiễu, đây là ở ngay trong định. Trong Phật Kinh thường thán thán: "Na Già thường tại định, vô hữu bất định thời".

"Bát Nhã" là gì? Không luận là việc gì đều rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo, quyết không bị mê hoặc; đối với tất cả việc, tánh tướng, lý sự, nhân quả đều thông đạt tường tận. Đây là trí tuệ chân thật.

Phật Bồ Tát dùng sáu cương lĩnh này dạy bảo chúng ta.Chúng ta như giáo tu hành, đó là thật cúng dường.Không chỉ chính mình tu hànhmà còn phải giúp đỡ người khác, hy vọng người khác cũng hiểu được, cũng tường tận, cũng có thể tu học như vậy.Vì sao chúng ta có cách làm như vậy? Ta và người không hai, chúng sanh và Phật đều là một thể. Đây là sự thật. Đúng là trên Kinh Đại Thừa thường nói:"Mười phương ba đời chưPhật cùng đồng một pháp thân".Do đó chúng ta có nghĩa vụ, có sứ mạng giúp đỡ tất cả chúng sanh phá mê khai ngộ, giúp đỡ tất cả chúng sanh lìa khổ được vui. Cho nên, tự hành nhất định phải hóa tha.Hóa tha chính là tự hành, tự hành chính là hóa tha.Tự hành và hóa tha là một sự việc, không phải hai sự việc.

Đại đức xưa của Nhật Bản nói rất hay, cũng đáng được chúng ta làm tham khảo. Họ nói: "Lấy tài vật cứu tế bần khổ của thế gian,dùng giáo học của Phật pháp cứu tế một số chúng sanh không có phước". Phước này là gì?Gặp được Phật pháp là phước báo.Người không gặp được Phật pháp, chúng ta có cơ duyên này nên bố thí Phật pháp cho họ.

Hiện tại có nhiều phương pháp bố thí, phương pháp thù thắng nhất là dùng đài truyền hình. Cho nên, tôi một đời không chủ trương xây đạo tràng, do đó chính tôi cả đời không có đạo tràng để ở, đều ở đạo tràng của người. Đây cũng là quả báo. Nếu như chân thật có tài lực, tôi sẽ xây đài truyền hình, xây đài phát thanh, dùng cái này để hoằng pháp thì mặt ảnh hưởng sẽ rộng lớn, đem Phật pháp đưa đến gia đình của mỗi người. Chúng ta chính mình không có phước báo, chúng ta cầu A Di Đà Phật, A Di Đà Phật có đại phước báo. Chúng ta chân thật đồng tâm đồng nguyện với Ngài, đích thực là không có chính mình, không có chút nào tự tư tự lợi, quyết không nếm chút danh vọng lợi dưỡng, đại khái liền sẽ có cảm ứng với A Di Đà Phật.

Ngày nay, tôi ở đây giảng đoạn Kinh này với các vị, thứ bảy tuần sau tôi ở HongKong.Vốn dĩ chúng ta dự định là thứ sáu trở lại, buổi tối thứ bảy tôi sẽ giảng Kinh. HongKong bên đó gọi điện thoại nói với tôi, sắp xếp cả ngày thứ sáu này ở đài vệ tinh Phụng Hoàng HongKong và truyền hình Á Châu đểghi hình ở phòng ghi hình của họ.Nghe nói là ngày 11 thì họ có thể phát chiếu ra.Việc này thì tốt. Truyền hình vệ tinh Phụng Hoàng dùng vệ tinh truyền phát đi, toàn thế giới đều có thể thu nhận được. Truyền hình Á Châu phát chiếu, đại khái ở Quảng Đông, Phúc Kiến, Mân Nam một dãy này đều có thể thu nhận được. Hiện tại hai đài truyền hình này đến mời tôi.Ngày mai tôi đến bên đó.Buổi tối họ muốn mời tôi cùng ăn cơm.Khi nói chuyện, ghi hình những gì thì tôi vẫn còn chưa biết. Đây là một mở đầu tốt, có thể là oai thần A Di Đà Phật gia trì, cái duyên này chín muồi rồi, có thể đây là tín hiệu tốt.

Các đồng tu của chúng ta, các vị ở nơi đây phải cố gắng dụng công, tương lai chúng ta lợi dụng truyền hình vệ tinh trình phát toàn thế giới, trình phát trên internet, đem Phật pháp Đại Thừa đưa đến toàn thế giới, đưa đến từng người, từng nhà. Nghe nói khoa học kỹ thuật hiện tại rất phát triển, thiết bị nhỏ trong lòng bàn tay cũng có thể thu nhận được đường truyền.Tương lai chính là đưa Phật pháp chúng ta đến trong lòng bàn tay của mỗi một người.Khoa học kỹ thuật đích thực có thể làm đến được.Hiện tại thiết bị này trên thị trường đều đã có rồi, càng ngày càng tiến bộ.

Hiện tại quan trọng nhất là pháp sư đại đức hoằng pháp lợi sanh, các vị ở nơi đây học A Di Đà Phật, làm đại thí chủ của tất cả chúng sanh trên địa cầu, phải phát nguyện "phổ tế chư cùng khổ". Tôi ở đây mở đường thay cho các vị, hy vọng các vị tương lai rất nhanh đều có thể tiếp nối.Nhất định phải chăm chỉ, phải nỗ lực. Con người ở thế gian vì chúng sanh phục vụ, vì chúng sanh làm ra cống hiến chân thật.Việc này có ý nghĩa, có giá trị.Bạn ngay đời này không uổng phí đã đến, tiền đồ của bạn, đời sau của bạn sẽ là quang minh vô hạn.Cho nên, ở thế gian này phải trải qua đời sống thanh khổ.Kỳ thật, người khác xem thấy thanh khổ, nhưng chính mình an vui không gì bằng, cái lạc thú trong đây gọi là thanh phước, người thế gian rất khó thể hội được.

Ngày 18 tháng này, Hồi giáo đến đây để quyên tiền, vì họ xây trường học, họ phải mua phòng học.Chúng ta kiến nghị với họ là triệu tập chín tôn giáo lớn của Singapore, tổ chức một lần "vạn người chạy việt dã".Dường như cái lộ trình này chỉ có bảy cây số, cũng không xem là quá xa.Hy vọng đồng tu có thời gian thảy đều đi tham gia.Chúng ta đến giúp họ trù bị ngân khoản.Cuộc chạy việt dã này, tài bố thí, pháp bố thí, vô úy bố thí thảy đều đầy đủ, chính là thực tiễn đoạn Kinh này ngày nay đã nói.Việc này trên toàn thế giới cũng là lần đầu tiên, trước giờ chưa từng có, chưa từng nghe nói một tôn giáo vì một tôn giáo khác mà trù bị ngân khoản.Cho nên, tôi nói với hai đài truyền hình của HongKong về tin tức này, sau khi họ nghe rồi rất là hoan hỉ, cho rằng đây là tin tức mới. Truyền hình Á Châu phái bốn ký giả đến lấy tin, truyền hình vệ tinh Phụng Hoàng cũng phái bốn ký giả đến lấy tin.Có tám ký giả của đài truyền hình đến lấy tin, sẽ đem tin tức này truyền đến toàn thế giới.Cho nên, hy vọng các vị mọi người đều tham gia, các vị đều có mặt trong ống kính.

Họ đến đây hy vọng ở thêm hai ngày.Tôi hỏi họ vì sao vậy?Họ nói còn muốn phỏng vấn thêm hai người.Người thứ nhất là cư sĩ Lý Mộc Nguyên.Họ nghe nói cư sĩ Lý Mộc Nguyên của chúng ta mười mấy năm trước bị bệnh ung thư, bác sĩ nói là thọ mạng của ông chỉ còn có ba tháng, tại vì sao ông có thể sống hơn mười năm rồi, cho nên họ muốn đến phỏng vấn ông. Ngoài ra, họ muốn phỏng vấn một người nữa là cư sĩ Hứa Triết - một người thanh niên 101 tuổi.Chúng ta cũng đồng ý hiệp trợ họ làm hai cuộc phỏng vấn này.Những phỏng vấn này đều sẽ truyền đến toàn thế giới.Đây là việc làm rất tốt, tăng thêm đạo tâm tu học của chúng ta.

Hai câu phía sau:"Linh bỉ chư quần sanh, trường dạ vô ưu não". "Trường dạ" là thí dụ cho sanh tử luân hồi, nhất là ba đường ác.Chúng sanh nhân nghiệp này không có cơ hội nghe được Phật pháp, cho nên trước sau không có cách gì thoát khỏi vô minh phiền não.Hiện tượng của luân hồi vì sao mà tạo thành? Phật ở trên Kinh luận Đại Tiểu Thừa đã nói với chúng ta quá nhiều quá nhiều rồi, đó là do kiến tư phiền não và trần sa phiền não tạo thành. Những danh tướng này, không phải đồng tu học Phật thì sẽ nghe không hiểu, cho nên khi giảng Kinh, tôi dùng lời của người hiện đại mà nói. Kiến tư phiền não chính là chấp trước, trần sa phiền não chính là phân biệt. Bởi vì bạn có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên tạo thành sáu cõi luân hồi.Sáu cõi luân hồi vốn dĩ không có.Chỉ cần bạn có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì bạn liền có luân hồi.Tự làm tự chịu, vô lượng kiếp đến nay khổ không nói ra lời.Đây gọi là ưu não đêm dài."Ưu" là nói tâm, "não" là nói thân.Thân tâm không tự tại, thân tâm đều đang chịu khổ. Làm thế nào có thể bạt trừ cái ưu khổ căn bản này? Chỉ có Phật pháp.Phật pháp giúp chúng ta giác ngộ.Cho nên, mục đích dạy học của Phật là khiến tất cả chúng sanh "phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui".Khổ của sáu cõi luân hồi là từ trong mê hoặc điên đảo mà ra.Sau khi giác ngộ rồi thì sáu cõi luân hồi liền không còn, liền ra khỏi.

Do đó,muốn giải quyết vấn đề này thì chỉ có tài bố thí và pháp bố thí, luôn là không ngoài hai loại này. Mười phương ba đời tất cả chư Phật Bồ Tát, thậm chí lịch đại Tổ sư đại đức, đối với tất cả chúng sanh, các vị tỉ mỉ mà nghĩ tưởng, chẳng phải là hai loại bố thí "tài - pháp" hay sao? Ngày ngày đang làm, vui không biết mệt. Nếu như chúng ta buông bỏ hai thí "tài và pháp", thì bạn không phải là đệ tử Phật, bạn không phải là một người học Phật. Người học Phật nhất định phải học theo Phật bố thí tài và bố thí pháp, vì chúng sanh làm thí chủ.

Trong "Kinh Cô-Ran" của Hồi Giáo nói: "Thí càng có phước hơn nhận".Lời nói này rất hay.Người bố thí càng có phước báo hơn so với người tiếp nhận bố thí. Do đây có thể biết,chư Phật Bồ Tát đều là tài pháp hai thí.Lại xem qua giáo chủ của các tôn giáo, có vị nào mà không tài pháp hai thí?Tất cả đều là như vậy.

Tốt rồi, hôm nay thời gian đã hết, chúng ta chỉ học đến đây thôi.

A Di Đà Phật.

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 178)

Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Thời gian: Khởi giảng năm 1998

Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ

Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ

 

 

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Video mới nhất

Pháp ngữ mới nhất

Thống kê lượt truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 158


Hôm nayHôm nay : 9937

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 743361

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44612092

PHÁP ÂM TUYÊN LƯU – TẬP 6

ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?

Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.