Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.

Trang chủ »Pháp ngữ »Kinh Vô Lượng Thọ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 211)

Thứ bảy - 07/11/2015 18:26

****************

Kinh văn: "Thiện hộ khẩu nghiệp, bất cơ tha quá. Thiện hộ thân nghiệp, bất thất oai nghi. Thiện hộ ý nghiệp, thanh tịnh vô nhiễm".

Đoạn này là "khéo giữ ba nghiệp", là khai thị quan trọng nhất của Thế Tôn ở bổn Kinh đối với đệ tử sơ học chúng ta phát tâm cầu sanh Tịnh Độ. Trong "nhị lợi hành", phía trước chúng ta đọc qua "trang nghiêm chúng hạnh, quỹ phạm cụ túc, quán pháp như hóa, tam muội thường tịch". Hôm nay đây là đoạn nhỏ thứ ba. Đoạn nhỏ thứ ba này Kinh văn không dài, chúng ta nhất định phải ghi nhớ ở trong tâm, mỗi giờ mỗi phút phải dùng nó để quán chiếu, cũng chính là nói, dùng cái này làm tiêu chuẩn, ở mọi lúc vào mọi nơi, khởi tâm động niệm, lời nói việc làm phải tương ưng với tiêu chuẩn này, đây chính là đệ tử của Di Đà. Nếu như chúng ta không tương ưng với tiêu chuẩn này thì chúng ta không phải chân thật học Phật.

Từ ngay chỗ này mà quán sát, đệ tử Di Đà và đệ tử Phật thông thường đích thực là không giống nhau. Ở trong bổn Kinh, Thế Tôn vì chúng ta nói rõ, A Di Đà Phật ở trong chư Phật Như Lai nhận được sự tôn trọng rất lớn của đại chúng. Đại chúng ở đây là chư Phật Như Lai. Do đó đệ tử của Di Đà ở ngay trong chư Phật Như Lai cũng như vậy, nhận được tôn trọng đặc biệt của đệ tử chư Phật. Mọi người tại vì sao tôn trọng bạn? Chính là bạn "nhị lợi cụ túc", bạn là tấm gương của tất cả chúng sanh, là mô phạm ngay trong tất cả đệ tử Phật, đương nhiên nhận được sự tôn trọng của mọi người. Đệ tử Di Đà ngay trong ý thức "trang nghiêm chúng hạnh, quỹ phạm cụ túc". Họ có cái ý thức này, có cái ý niệm này, dùng lời của chúng ta để nói, có cái nguyện tâm này, mỗi niệm mỗi hành động đều làm ra tấm gương tốt cho người thế gian. Điều này vô cùng quan trọng. Lại có trí tuệ cứu cánh viên mãn. Trí tuệ cứu cánh viên mãn là một đoạn nhỏ phía sau nói "quán pháp như hóa, tam muội thường tịch". "Quán pháp như hóa", câu này là trí tuệ viên mãn. "Tam muội thường tịch" là đức hạnh viên mãn. Trí tuệ và phước đức hai loại viên mãn, đây là chúng ta xưng tán Phật Đà là "nhị túc tôn", chính là hai câu này.

Thực tiễn ở ngay trong cuộc sống thường ngày chính là ngày nay chúng ta đọc sáu câu này, đây là thực tiễn "ba nghiệp thanh tịnh". Nếu như không có hai đoạn phía trước, không có "quỹ phạm cụ túc", không có "quán pháp thường tịch", chỉ có "ba nghiệp thanh tịnh", xin nói với các vị, đây cũng xem là không tệ rồi. Đây là phước báo trời người thế gian, không ra khỏi tam giới, cũng chính là không ra khỏi sáu cõi. Đầy đủ hai đoạn phía trước thì không phải phàm phu sáu cõi. Việc này chúng ta ngay trong lúc giảng dạy thường hay khuyến khích các đồng tu, học Phật chỗ tốt ở chỗ nào? Tại vì sao phải học Phật? Không có lợi ích chân thật, chúng ta hà tất phải học chứ? Lợi ích chân thật chính ở đoạn Kinh văn này đã nói, trí tuệ viên mãn, phước đức viên mãn, chuyển thân nghiệp báo của chúng ta từ vô lượng kiếp thành nguyện thân của Phật Bồ Tát. Chuyển bằng cách nào vậy? Chuyển trên ý niệm.

Bốn câu phía trước, nếu bạn chân thật hiểu được, chân thật thể hội được, vào được cảnh giới này rồi, thì bạn chuyển rồi. Phàm - Thánh chính ngay ở một niệm. Một niệm chuyển đổi lại, bạn liền cùng Thế giới Tây Phương Cực Lạc, chư đại Bồ Tát không hề khác biệt. Không thể chuyển đổi, đó là phàm phu, tích công bồi đức, đoạn ác tu thiện cũng chỉ có thể được phước báo tam giới hữu lậu mà thôi. Những đạo lý chân tướng sự thật này, chúng ta nhất định phải rõ ràng, nhất định phải tường tận. Đặc biệt là đoạn nhỏ phía trước này. "Quán pháp như hóa" là nhìn được thấu, "tam muội thường tịch" là buông được xuống. Tịch là tịch tịnh, cũng chính là chúng ta thường nói "tâm thanh tịnh".

Trong tâm thanh tịnh chắc chắn không có chút nào nhiễm trước. Nếu như có chút nào nhiễm trước, cái tâm này liền không thanh tịnh. Hay nói cách khác, cần phải buông xả tất cả, không chỉ pháp thế gian buông xả (cái "buông xả" này chính là không để ở trong tâm), Phật pháp cũng buông xả, Phật pháp cũng không nên chấp trước (để vào trong tâm chính là chấp trước), không thể chấp trước. Tâm phải thanh tịnh, tâm phải hư, phải không. Hư thì linh. "Linh" là gì? Trí tuệ sanh khởi rồi. Trong tâm có thứ gì tồn tại thì không sanh trí tuệ, liền sanh phiền não, trí tuệ liền biến thành phiền não. Trong tâm để nó trống không, để nó trong sạch vô nhiễm, cái tâm này liền sanh trí tuệ. Cho nên Đại Sư Huệ Năng Tổ thứ sáu Thiền tông ở trong "Đàn Kinh" nói: "Bổn lai vô nhất vật", đó chính là "thường tịch". Bổn lai vô nhất vật, cho nên Ngài nói với Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn: "Trong tâm đệ tử thường sanh trí tuệ". Tại vì sao thường sanh trí tuệ? Bổn lai vô nhất vật, không nhiễm trước bất cứ thứ gì, thân tâm thế giới tất cả buông xả. Trên "Kinh Kim Cang", Thế Tôn rõ ràng vì chúng ta khai thị: "Pháp còn nên xả, huống hồ phi pháp?". Cái pháp đó là Phật pháp. Thế Tôn 49 năm nói ra tất cả pháp đều phải xả. "Xả" là gì? Không thể để vào trong tâm, cũng chính là nói, không nên phân biệt, không nên chấp trước. Nếu bạn khởi phân biệt chấp trước đối với Phật pháp, thì "tam muội" bạn cũng không có. Các vị phải nên biết, trong tâm có thứ gì tồn tại, cái tâm này gọi là "tâm luân hồi".

Sáu cõi luân hồi do đâu mà ra? Là do trong tâm bạn có thứ gì thì có sáu cõi luân hồi. Hôm nào trong tâm bạn không có thứ gì, luân hồi liền không có. Lời nói này rất khó giảng, nói ra rồi sợ mọi người nghe rồi sanh ra hiểu lầm. Nghe nói trong tâm không có bất cứ thứ gì thì có thể siêu vượt luân hồi, tốt, bạn đem thân tâm thế giới mọi thứ thảy đều buông xả, tất cả cũng không phân biệt cũng không chấp trước, đúng hay không vậy? Không hề thấy. Vì sao không thấy được? Bạn biến thành "vô tưởng định". Không nghĩ bất cứ thứ gì, thứ gì cũng đều buông xả, đây là tu vô tưởng định. Vô tưởng định là ngoại đạo, tu đến sau cùng, kết quả là đến thọ sanh ở trong tứ thiền Vô Tưởng Thiên, học Phật học thành ngoại đạo. Cho nên, cái thứ này rất khó coi. "Có" không thể chấp trước, "không" cũng không thể chấp trước, không và có hai bên đều không chấp trước. Sự việc này thì quá phiền phức. Bạn phải nên hiểu được, cái gì gọi là "không và có hai bên đều không chấp trước". Nếu như ngay chỗ này chỉ có "quán pháp như hóa, tam muội thường tịch", không có sáu chữ này ngày nay, họ liền dính vào không. Bạn nghĩ xem, đúng hay không? Dính vào không rồi, có phía sau sáu câu, họ liền không dính không. Tuy không dính không, họ lại "quán pháp như hóa, tam muội thường tịch", họ cũng không dính có, không và có hai bên đều không chấp trước, cho nên họ là tích cực, họ không phải tiêu cực. Chúng ta phải hiểu rõ đạo lý này, tích cực đi biểu diễn, vì tất cả chúng sanh làm mô phạm. Tuy là tích cực biểu diễn nhưng không dính tướng, đây gọi là không và có hai bên đều không chấp trước. Phàm phu thông thường chấp trước có, Nhị Thừa chấp trước không, đều có sai lầm. Chỉ có Bồ Tát thông minh, Bồ Tát hành trung đạo, không dính "không". Họ tùy duyên thị hiện, tùy cơ giáo hóa, đây là không dính không. Tuy là làm nhiều thứ thị hiện, giáo hóa tất cả chúng sanh nhưng tâm địa thanh tịnh, không nhiễm một trần, không dính "có". Đây là chúng ta phải biết học tập. Tu học như vậy mới có thể vào được cảnh giới của Phật, mới có thể cùng chư Phật Bồ Tát hòa thành một mảng.

Ba nghiệp là thân khẩu ý. Các vị phải đặc biệt lưu ý đến ngay chỗ này, ba nghiệp nói "thân khẩu ý", Kinh văn chỗ này nói "khẩu thân ý", đây là ý gì vậy? So với cách nói thông thường, thứ tự đã bị đảo ngược. Không phải Kinh văn sắp xếp sai, trong đây có ý nghĩa rất sâu trong đó. Đại phàm chúng ta tạo nghiệp, tạo khẩu nghiệp rất nhiều, tạo khẩu nghiệp rất nặng, cho nên đem khẩu nghiệp xếp vào thứ nhất, đặc biệt nhắc nhở bạn, chúng ta ở ngay trong cuộc sống thường ngày, hữu ý vô ý đều đang tạo khẩu nghiệp.

Sáu câu phía sau này là ba cương lĩnh lớn của Bồ Tát tu hành, tóm lại một chữ "thiện". Trong ba nghiệp, nặng nhất là "ý nghiệp", dễ dàng phạm nhất là "khẩu nghiệp", cho nên đem khẩu nghiệp xếp ở hàng thứ nhất. Phàm phu vào cửa phải từ chỗ này mà vào, cần phải giữ khẩu nghiệp, không nói lỗi người. Việc này ở trong Phật pháp, không luận Đại thừa, Tiểu thừa, không luận Tông môn, Giáo hạ, cũng không luận Hiển giáo, Mật giáo, đều bắt tay vào từ chỗ này. Chúng ta ở ngay trong một đời nếu muốn thành tựu, cần phải tuân thủ giáo huấn của Phật Đà dạy cho chúng ta. Đặc biệt là Thế Tôn trước khi nhập diệt dạy chúng ta "Tứ Y Pháp", chúng ta hiểu được tuân thủ cũng giống như Phật còn tại thế vậy. Nếu như trái với "Tứ Y Pháp", cho dù Phật ở ngay bên cạnh chúng ta, chúng ta cũng không có được lợi ích của Phật pháp. Cái điểm này rất quan trọng.

TỨ Y PHÁP

Tứ Y Pháp câu thứ nhất dạy chúng ta: "Y pháp bất y nhân". Phật không còn ở đời, truyền thừa của Phật pháp do đệ tử đời sau. Ngay trong đệ tử thành tựu có cao thấp không như nhau, cho nên Phật dạy chúng ta câu này đặc biệt quan trọng.

Kinh điển là Phật nói. Năm xưa Phật giảng Kinh nói pháp, các vị phải biết, tuyệt nhiên không có ghi chép. Cả đời của Phật không có viết sách. Phật Đà tại thế là ngôn giáo. Kinh bổn do đâu mà có? Các vị đồng tu đều biết là tôn giả A Nan cùng một số các đồng tu kết tập. Kết tập lần đầu là có năm trăm đại A La Hán, tôn giả A Nan lên đại trùng tuyên giảng lại. Các vị phải biết, chúng ta ngày nay trong lớp bồi huấn huấn luyện đồng tu, để các vị lên đài giảng giảng lại, cách "giảng lại" này là chúng ta tổ tổ truyền nhau, tôn giả A Nan truyền lại. Đây không phải là sáng ý của chúng ta, không phải phát minh của chúng ta, mà lão qui củ tổ tổ truyền nhau. Giảng lại không được phép thêm ý riêng của chính mình vào trong, thêm ý riêng của chính mình vào trong thì bạn sai rồi. Ngày nay có mấy người hiểu được đạo lý này? Thích Ca Mâu Ni Phật nói ra tất cả Kinh, chúng ta ở trên "Kinh Hoa Nghiêm" xem thấy trong chú sớ của Đại Sư Thanh Lương, Đại Sư Thanh Lương nói cũng không phải Thích Ca Mâu Ni Phật chính mình nói ra. Thích Ca Mâu Ni Phật chính mình cũng thừa nhận, Ngài ngay trong một đời không nói ra một câu nói nào, không nói qua một chữ nào, nếu ai nói Phật nói pháp, đây là báng Phật. Lời nói này là thật, không giả chút nào. Ngài đã nói 49 năm, nói nhiều đến như vậy, tại vì sao nói không nói chữ nào, không nói một câu nào? Ngài nói ra đều là cổ Phật đã nói, không phải chính mình nói. Cùng thái độ Khổng Lão Phu Tử của Trung Quốc hoàn toàn như nhau. Khổng Lão Phu Tử nói, ông chính mình đã nói "thuật nhi bất tác". Phu Tử không có sáng tạo, đều là truyền nói giáo huấn của cổ Thánh tiên Hiền, không có ý riêng của chính mình. Do đây có thể biết, Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói là cổ Phật quá khứ đã nói. Chúng ta học Phật phải tường tận nguyên lý nguyên tắc này. Cho nên mới biết được, “Đại Tạng Kinh” là Phật Phật truyền nhau, không phải sáng tạo của Thích Ca Mâu Ni Phật, chúng ta mới không đến nỗi đi vào con đường khó khăn, mới không đến nỗi đi sai đường, ở vào thời đại hiện tại này quan trọng hơn bất cứ thứ gì.

Do đây có thể biết, tu học của chúng ta cần phải nương vào Kinh điển. Kinh điển quá nhiều rồi, chúng ta rốt cuộc nương vào bộ Kinh nào? Nhất định phải biết căn tánh của chính mình. "Căn tánh" là thuật ngữ của nhà Phật, nếu dùng lời hiện đại mà nói, phải biết trình độ của chính mình. Chúng ta học một pháp môn nào, học một loại Kinh điển nào, chính mình có thể được thọ dụng, có thể được lợi ích chân thật. Pháp môn rất nhiều, pháp môn nếu không khế cơ cũng giống như trị bệnh mà không đúng thuốc. Đạo lý này giống như vậy. Thuốc không đúng bệnh, không chỉ bạn uống thuốc này bệnh không thể khỏi, mà có thể còn nặng thêm. Phật pháp cũng là như vậy. Nếu như không khế cơ, không những không được lợi ích, trái lại còn hại mình. Hiện tại, chúng ta xem thấy có rất nhiều nơi học Phật học thành ma chướng, danh từ trong y học hiện tại là học thành thần kinh phân liệt, Phật pháp chúng ta gọi là trước ma, rất nhiều. Do nguyên nhân gì? Thuốc không đúng bệnh, pháp môn không khế cơ, học Phật học thành tẩu hỏa nhập ma, sau cùng chỉ có vào bệnh viện thần kinh, rất đáng tiếc. Tôi xem thấy rất nhiều người trẻ tuổi đã học qua giáo dục cao đẳng, ở Hoa Kỳ lấy được thạc sĩ, tiến sĩ, khi chưa học Phật thì rất tốt, rất bình thường, nhưng học Phật được nửa năm, một năm, liền vào bệnh viện thần kinh, rất là đáng tiếc. Không phải Phật pháp không tốt, họ không đúng bệnh, không khế cơ của họ, họ mới biến thành hậu quả như vậy. Việc này chúng ta không thể không biết.

Nếu như thật tại không biết căn tánh của chính mình, làm thế nào chọn lựa pháp môn? Giả như bạn chân thật tin tưởng Thích Ca Mâu Ni Phật, chịu tiếp nhận kiến nghị của Ngài, là việc tốt. Thế Tôn trong "Kinh Đại Tập" ám thị cho chúng ta rất tốt, dùng lời hiện tại để nói, cũng là dự ngôn, Ngài nói: "Thời kỳ Chánh Pháp giới luật thành tựu, Thời kỳ Tượng Pháp thiền định thành tựu, Thời kỳ Mạt Pháp Tịnh Độ thành tựu", đây là Ngài chỉ ra cho chúng ta một đại phương hướng. Chúng ta ngày nay sanh vào Thời kỳ Mạt Pháp, mà "Thời kỳ Mạt Pháp Tịnh Độ thành tựu", cho nên chúng ta chọn lấy pháp môn Tịnh Độ đại khái không hề sai. Đây là chịu tiếp nhận chỉ đạo của Thế Tôn, trên đại thể không hề sai. Hiện tại chúng ta xem thấy trong xã hội, tuyệt đại đa số học Phật dính ma phần nhiều đều là học Mật, học Thiền, hai loại này tương đối dễ dàng dính ma. Do nguyên nhân gì? Hai thứ này thực tế mà nói, rất khó thích hợp căn tánh của người hiện đại; tâm của người hiện đại bao chao, họ không thể định lại; không thể định được mà miễn cưỡng định, dùng phương pháp đem nó khống chế lại để định, đây là không phù hợp với pháp tắc tự nhiên. Cưỡng chế định phải có hạn độ, vượt quá hạn độ thì tâm bệnh liền xuất hiện. Do đó tu học Phật pháp cần phải thuận theo căn tánh của chúng ta, đó là tự nhiên; tự nhiên thì sẽ không có phiền não, sẽ không rối loạn trật tự. Đạo lý này không thể không biết. Phải biết được làm thế nào chọn lựa pháp môn.

Kinh điển của Tịnh tông không nhiều, bao gồm tất cả tông phái, Kinh điển Tịnh tông là ít nhất, chỉ có năm Kinh một luận, chỉ có sáu thứ. Cái này đối với người hiện đại mà nói, đích thực là phương tiện, nhất là đồng tu ở tại gia, phân lượng ít, dễ dàng học. Lại huống hồ sáu loại này chỉ cần có một loại thì đủ rồi, không cần sáu loại đều học, học một loại thì được rồi. Nếu như chính mình có thời gian, có tinh thần, có thể học hai loại, ba loại thì cũng đủ rồi. Ba loại trở lên thì không dễ dàng rồi.

Còn phương pháp học tập, nhất định là "một môn thâm nhập". Ta chỉ chọn lựa một loại, học một loại. Một loại này chân thật học được, có tâm đắc rồi, học thành tựu rồi, ta lại học thêm một loại. Nếu như một loại này vẫn chưa học thành, nhất định không thể học loại thứ hai. Bạn học nhiều rồi thì không có thứ nào có thể thành tựu, vậy thì rất đáng tiếc.

Một môn học thành cần phải có thời gian tương đối. Chúng ta ngày nay thông thường dự tính, một môn học được có thành tựu chí ít phải tốn thời gian mười năm. Mười năm chuyên công một môn, thì môn này bạn có thành tựu. Sau khi bạn thành tựu thì học môn thứ hai, một năm thì được rồi. Lại học tiếp môn thứ ba, đại khái nửa năm thì được rồi. Học môn thứ năm một tháng thì được rồi. Về sau này học "Đại Tạng Kinh", đại khái không cần nửa năm thì thông rồi. Đây chính gọi là "một Kinh thông, tất cả Kinh thông". Bạn không thể ở một môn dụng công thời gian mười năm, xin nói với các vị, chính là ở ngay chỗ này đã nói "trang nghiêm chúng hạnh, quỹ phạm cụ túc, quán pháp như hóa, tam muội thường tịch", bạn không đạt được. Bạn ở một môn hạ công phu mười năm, bốn câu này bạn liền đạt được, bạn mới là đệ tử Phật chân thật, bạn mới là chúng sanh chân thật giác ngộ. Nếu dùng danh từ Phật học để nói, bạn mới là một Bồ Tát chân thật (Bồ Tát chính là chúng sanh giác ngộ), bạn đã chuyển phàm thành Thánh. Mười năm trước bạn là phàm phu, mười năm sau bạn là Thánh nhân. Thực tế mà nói, mười năm cũng không xem là dài lắm, bạn phải có tâm nhẫn nại, phải có thể vượt qua được, làm tấm gương cho chúng sanh, làm một tấm gương tu hành. Phải làm như vậy mới có thể thành công. Nếu như bạn tham nhiều, tham nhiều không thể thành tựu, mỗi thứ chỉ có thể học được chút ngoài da, không thể thâm nhập. Đây là nói rõ "y pháp bất y nhân". Người đó nói ra không đúng pháp, tức là không có Kinh điển Kinh văn làm y cứ, chúng ta đều có thể không tiếp nhận. Nhất định phải có Kinh điển làm y cứ.

Tứ Y Pháp câu thứ hai là "Y nghĩa bất y ngữ".

Hoàn toàn có cách làm như vậy vẫn không đủ, cho nên Phật lại dạy cho chúng ta điều thứ hai: "Y nghĩa bất y ngữ". Điều này quan trọng nhất. Nghĩa lý Phật nói quan trọng, ngôn ngữ không quan trọng. Giáo huấn này của Phật đối với hậu học của chúng ta giải quyết được rất nhiều vấn đề trọng đại. Vấn đề trọng đại của người sau là gì? Nghi hoặc quá nhiều. Bộ Kinh này rốt cuộc có phải Phật nói hay không? Phiên dịch này rốt cuộc có đáng tin hay không? Loại nghi hoặc này vào thời xưa đã có, người hiện tại càng nhiều, cho nên câu nói này Phật giúp cho chúng ta giải đáp rồi, chỉ cần ý nghĩa đúng, họ nói thêm mấy câu, nói ít mấy câu không quan hệ. Cho nên cùng đồng một bộ Kinh điển bằng tiếng Phạn, sau khi truyền đến Trung Quốc, có rất nhiều loại bản dịch khác nhau. Như "Kinh Kim Cang", hiện tại trong “Đại Tạng Kinh” đã có sáu loại bản dịch khác nhau. Bạn nói loại bổn nào đúng, loại bổn nào không đúng? Mỗi một bổn đều đúng. Chữ phiên dịch bên trong không như nhau, ý nghĩa đều như nhau, vậy thì được. Ý nghĩa đúng thì được rồi, không nên tính toán ở trên mặt chữ. Vấn đề này giải đáp cho chúng ta rồi. Chúng ta học Phật cũng phải hiểu được, không nên chú trọng ở hình thức quá mức, phải chú trọng thực chất. Đạo lý giống như vậy, không nên chấp trước ở nghi thức, mà chú trọng ở tinh thần của nó, khiến cho tư tưởng hành vi của chúng ta chuyển biến. Việc này quan trọng.

Nghi thức cũng không thể nào xem thường. Vào thời xưa, loại nghi thức này là làm cái gì? Hai loại tác dụng, một cái tác dụng là mỗi giờ mỗi phút nhắc nhở chính mình, một tác dụng khác là tiếp dẫn những đại chúng vẫn chưa phát tâm học Phật. Nghi thức có hai loại ý nghĩa này.

Chúng ta chính mình học Phật rồi, trong nhà thiết lập Phật đường cúng dường tượng Phật, đây không phải cúng thần, không phải mong cầu thần bảo hộ. Nếu bạn dùng tâm trạng này mà cúng Phật là bạn đã mê tín rồi. Cúng dường tượng Phật, dụng ý có hai ý nghĩa. Ý nghĩa thứ nhất là tri ân báo ân. Loại giáo học phước đức, trí tuệ viên mãn Thích Ca Mâu Ni Phật truyền lại, chúng ta cúng một tôn tượng Phật là kỷ niệm Ngài, mỗi niệm không quên vị lão sư này. Cũng giống như người Trung Quốc chúng ta ở trong từ đường thờ cúng bài vị tổ tiên vậy, "thận chung truy viễn". Đây là một ý nghĩa. Ý nghĩa thứ hai còn quan trọng hơn so với ý nghĩa thứ nhất: "Kiến hiền tư tề". Xem thấy tượng Phật, các Ngài là phàm phu tu thành, ta ngày nay cũng là phàm phu, ta phải nên giống như họ vậy, cũng phải tu thành Phật. Xem thấy Quán Âm Bồ Tát, ta phải học Quán Âm Bồ Tát, ta phải thành Quán Âm Bồ Tát. Xem thấy A Di Đà Phật, ta phải học A Di Đà Phật, ta phải làm A Di Đà Phật. Cái ý này quan trọng, mỗi giờ mỗi phút nhắc nhở chúng ta, phải học tập với Phật Bồ Tát. Cho nên, cúng dường tượng Phật công đức lợi ích vô lượng vô biên chính ngay chỗ này. Nếu bạn xem Ngài là thần minh, không những không có công đức mà còn có tội lỗi. Tội ở chỗ nào? Đề xướng mê tín. Phật pháp là phá mê khai ngộ, bạn thì trái ngược với Phật, bạn đề xướng mê tín, vậy thì sai rồi. Cho nên phải hiểu được "y nghĩa bất y ngữ", ý nghĩa trong đây rất sâu.

Tứ Y Pháp câu thứ ba dạy bảo chúng ta: "Y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa".

Câu nói này nói được quá tốt. Cái gì gọi là "liễu nghĩa"? Liễu nghĩa là đối với chính mình ngay đời này có được lợi ích chân thật, đây gọi là "liễu nghĩa". Đối với đời sống của chúng ta không có lợi ích chân thật, thì cái này đối với ta chính là "bất liễu nghĩa". Hay nói cách khác, bạn ở trong tất cả Kinh chọn lấy một bộ Kinh, đây là liễu nghĩa. Bạn chọn lấy mấy chục bộ, mấy trăm bộ Kinh thì không liễu nghĩa. Vì sao vậy? Bạn chắc chắn không có được lợi ích. Nhất định phải thích hợp với căn tánh của chính mình, thích hợp hoàn cảnh sinh hoạt của chính mình, chọn lấy một bộ Kinh luận thật có lợi ích, có sự giúp đỡ đối với đời sống hiện thực, cũng có sự giúp ích đối với công tác của ta, ta học rồi chân thật có thể sử dụng được, Kinh điển này đối với ta mà nói chính là liễu nghĩa. Trong liễu nghĩa Phật pháp có một tầng ý nghĩa sâu hơn, chính là chắc chắn phải giúp đỡ ngay trong một đời này của ta thoát khỏi sáu cõi luân hồi mới xem là chân thật liễu nghĩa. Ta hiện tiền được lợi ích, tương lai không thể giúp chúng ta ở trong ngay đời này thoát khỏi luân hồi, Kinh giáo này chính là không liễu nghĩa đối với ta. Đây là dạy chúng ta tiêu chuẩn để lựa chọn.

Tứ Y Pháp, ba điều phía trước dạy cho chúng ta chọn lựa pháp môn phải nên suy nghĩ những điều kiện nào, để chúng ta chọn lựa pháp môn. Phật ám thị cho chúng ta: "Thời kỳ Mạt Pháp, Tịnh Độ thành tựu". Pháp môn này là tốt, pháp môn này không chỉ bạn ngay đời này thoát khỏi sáu cõi luân hồi mà còn siêu việt mười pháp giới. Rất nhiều pháp môn có thể giúp bạn thoát khỏi sáu cõi luân hồi, chứng được quả A La Hán, quả Bích Chi Phật, Quyền Giáo Bồ Tát quả vị, nhưng không ra khỏi mười pháp giới, thế nhưng đó cũng xem là liễu nghĩa, liễu nghĩa không thể nói là cứu cánh liễu nghĩa. Pháp môn Tịnh Độ là cứu cánh liễu nghĩa, ngay trong đời này không chỉ bạn siêu việt sáu cõi, mà mười pháp giới cũng siêu việt, không những siêu việt mười pháp giới, mà sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc liền chứng được quả vị A Duy Việt Chí, cho nên gọi là cứu cánh liễu nghĩa. Đây là pháp môn hi hữu khó gặp khó tin, chính là đại đức xưa đã nói "Trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp". Không nên cho rằng dường như chúng ta có được quá dễ dàng. Có được thực tế không dễ dàng. "Thân người khó được, Phật pháp khó nghe", nhất là pháp môn Tịnh Độ. Quả nhiên có được cái duyên phận đạt được, chỉ cần bạn có thể tin, có thể hiểu, có thể y giáo phụng hành… "Giáo" này là gì? Ngày nay chúng ta đọc bộ "Kinh Vô Lượng Thọ" này chính là một bộ Kinh điển quan trọng nhất của Tịnh Độ tông. Y theo lý luận giáo huấn trong Kinh điển này chăm chỉ mà làm, ngay trong đời này chúng ta chắc chắn thành tựu, không có chút hoài nghi nào.

Niệm Phật không thể vãng sanh, thành thật mà nói, mười câu này không làm đến được. Nếu bạn làm được mười câu này thì bạn khẳng định vãng sanh, không còn chút hoài nghi nào.

Cái đầu tiên, bắt đầu từ hôm nay, rất chăm chỉ học tập "khéo giữ khẩu nghiệp, không nói lỗi người". Tu hành của Tịnh tông bắt đầu tu từ chỗ này. "Lỗi" là gì? Lỗi lầm. Bạn xem trong "Đàn Kinh", phương pháp Lục Tổ Đại Sư dạy người hoàn toàn như nhau. Lục Tổ nói: "Nếu là người chân chính tu hành thì không thấy lỗi thế gian". Ngày nay chúng ta tu hành sở dĩ không thể thành tựu, nguyên nhân ở chỗ nào? Ngày ngày xem thấy lỗi lầm của người khác, mắt xem thấy lỗi lầm của người khác, lỗ tai nghe được lỗi lầm của người khác, trong miệng nói lỗi lầm của người khác, đây gọi là tạo nghiệp. Ngày ngày không ngừng đang tạo nghiệp, niệm Phật còn muốn vãng sanh, việc này là không thể nào. Cho nên sau khi đọc Kinh này rồi, chúng ta biết được tại vì sao người niệm Phật không thể vãng sanh. Ngày trước lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam Đài Trung thường nói: "Một vạn người niệm Phật, chân thật có thể vãng sanh chỉ có một hai người". Một-hai phần vạn, tại vì sao nhiều người như vậy niệm Phật không thể vãng sanh? Bạn đem mười câu Kinh văn này đọc qua vài lần, bạn liền hiểu rõ họ tại vì sao không thể vãng sanh? Họ không có thật tu, họ không hiểu được đạo lý này, không hiểu rõ chân tướng sự thật.

Tây Phương gọi là Tịnh Độ, bạn nghĩ xem cái gì gọi là "tịnh"? Hơn nữa Phật ở trên Kinh lại nói: "Tâm tịnh thời cõi Phật tịnh". Mắt nhìn thấy là lỗi lầm, nghe là lỗi lầm, nói là lỗi lầm, tâm của bạn làm sao thanh tịnh? Tâm không thanh tịnh làm sao có thể sanh Tịnh Độ? Cho nên niệm Phật cũng không hữu dụng, một ngày niệm mười vạn câu Phật hiệu, niệm một trăm vạn câu Phật hiệu đều không thể vãng sanh. Vì sao vậy? Tâm không thanh tịnh.

Khẩu nghiệp quan trọng hơn bất cứ thứ gì. Tại vì sao chúng ta có thể tạo khẩu nghiệp? Tìm nguyên nhân của nó, sở dĩ bạn tạo khẩu nghiệp, chính là bạn "thấy lỗi lầm của người", bạn mới tạo khẩu nghiệp. Nếu như bạn ngày hôm nào không thấy lỗi của người khác, Lục Tổ đã nói "không thấy lỗi thế gian", thì bạn chắc chắn sẽ không tạo khẩu nghiệp. Người chân thật tu hành không giống như người phàm phu thông thường chúng ta, người phàm ngày ngày thấy lỗi của người khác, người chân thật tu hành trái ngược với chúng ta, họ ngày ngày thấy lỗi của chính mình, không thấy lỗi của người khác. Phàm phu chúng ta là ngày ngày thấy lỗi của người khác, không thấy lỗi của chính mình, chính mình không có lỗi lầm, liền tạo ba đường, liền phải đọa ba đường. Có thể ngày ngày thấy lỗi chính mình mà không thấy lỗi người khác, con người này trình độ hướng lên trên.

Chúng ta phải làm thế nào mới có thể "không thấy lỗi lầm của người"? Làm thế nào mới có thể làm được? Nếu muốn chân thật làm được, chỉ có một biện pháp, đó là “rõ lý”. Bạn đem đạo lý làm cho thông, chân tướng sự thật hiểu tường tận rồi, bạn liền biết được tất cả chúng sanh không có lỗi lầm, mà lỗi lầm đều ở bên phía chính mình. Tất cả chúng sanh đích thực là không có lỗi lầm.

A Di Đà Phật…………

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 211)

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Thời gian: Khởi giảng năm 1998

Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ

Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Video mới nhất

Pháp ngữ mới nhất

Thống kê lượt truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 218


Hôm nayHôm nay : 37766

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1451744

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43695888

PHÁP ÂM TUYÊN LƯU – TẬP 6

ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?

Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.