Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.

Trang chủ »Pháp ngữ »Kinh Vô Lượng Thọ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 248)

Chủ nhật - 06/03/2016 22:08

****************

Kinh văn: “Phật ngữ A Nan: “Bỉ Cực Lạc giới, vô lượng công đức, cụ túc trang nghiêm, vĩnh vô chúng khổ, chư nạn, ác thú, ma não chi danh”.

Đoạn này ở phía trước đã báo cáo qua với quý vị rồi, ý nghĩa nói vẫn chưa hết, đối với việc tu học của chúng ta có thể thành tựu hay không là một mấu chốt rất quan trọng, cho nên có thể nói nhiều một chút.

Khổ nạn, chúng ta đã thọ chịu rất nhiều rồi, ác thú thì chúng ta cũng hiểu được, có nhân tất phải có quả, cho nên nhân của ác thú thì quyết định không thể tạo. Nhân của “ác thú” thì vô cùng phức tạp, trong các Kinh luận Phật nói với chúng ta, suy cho cùng cũng không ngoài tham sân si. Phạm vi của tham sân si thì rộng sâu vô hạn, chúng ta nhất định phải chú ý cẩn thận ngay trong cuộc sống hàng ngày, bởi vì có rất nhiều người đã bị đọa lạc vào trong tham sân si, bản thân họ hoàn toàn không thể nhìn ra được. Không thể phát giác thì làm sao có thể thoát ly, do vậy vô tình hay cố ý thì đều đi vào trong ba đường ác. Loại tình hình này không những là vào hiện nay, mà từ khi Thích Ca Mâu Ni Phật còn tại thế cũng đã vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, trong các Kinh luận Ngài nói với chúng ta, hiện tại những đại chúng này ở thế gian, sau khi mất đi thân người rồi, đời sau còn có thể được thân người là con số rất ít. Trên Kinh Phật đã lấy rất nhiều ví dụ để nói rõ cho chúng ta.

Vì sao ta được thân người, sau khi mất đi thân người thì lại không được thân người nữa? Vấn đề này chúng ta đã từng suy nghĩ qua hay chưa? Đầu óc mà hơi tỉnh táo một chút, suy nghĩ nhiều thì có thể phát hiện. Một số người trong hoàn cảnh xung quanh chúng ta mất đi thân người, đời sau không thể nào được lại thân người, chúng ta dễ dàng nhìn thấy được rõ ràng. Nhưng nhìn thấy chính mình thì khó. Quan sát chính mình như thế nào? Nhìn vào người khác, sau đó quay đầu nhìn lại chính mình, đem người khác làm thành tấm gương thì dễ dàng phát hiện chính mình. Nhìn thấy người khác thì suy nghĩ lại mình, ta cùng họ có giống nhau hay không. Nếu như là giống y như họ, thấy tương lai của họ là ở tam đồ, vậy thì chính chúng ta cũng sẽ đi chung con đường với họ rồi. Thế gian luôn là nhìn thấy người khác thì dễ, thấy bản thân thì khó. Nếu như có thể đem chính mình xem cho rõ ràng, xuất ly lục đạo luân hồi thì quả thật nắm chắc được vài phần, thì có hy vọng. Công phu này thì phải quan sát tỉ mỉ ở trong cuộc sống thường ngày. Nhất định phải nhớ là trồng nhân thiện được quả thiện, tạo ác nghiệp thì tiền đồ nhất định là đen tối.

Tiêu chuẩn của thiện ác là những gì? Trong “Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo”, Thế Tôn nói với chúng ta rất rõ ràng, rất minh bạch. “Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo” vô cùng quan trọng, chúng tôi đã dùng không ít thời gian để đem bộ Kinh này giảng kỹ càng qua một lần, chúng tôi cũng hy vọng đĩa VCD của bộ Kinh này có thể sớm được lưu hành, giúp đỡ đại chúng xây dựng một tiêu chuẩn về thị phi thiện ác ở trong tâm của mình, khiến chúng ta biết được làm sao để đoạn ác hướng thiện, làm sao tích công lũy đức, làm sao để cải tạo vận mạng của mình, tạo dựng cho mình tiền đồ hạnh phúc mỹ mãn. Phật Đà giáo hóa chúng sanh, căn bản là trong bộ Kinh này. Ngoài ra chúng tôi cũng đã chọn một bộ “Kinh A Nan Vấn Sự Phật Kiết Hung”, hiện tại đang bắt đầu giảng. Hai bộ Kinh nhỏ này là căn bản tu hành của chúng ta, nhất định không thể được lơ là.

Còn như “Ma não”, ở trong thế xuất thế gian pháp, xưa nay trong ngoài nước, có thể nói không có cách nào tránh khỏi được, cũng là điều mà chúng ta nhất định sẽ gặp phải. Những thứ ma não này trong tám khổ chính là oán tắng hội khổ, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ, ma não là từ đây mà đến. Ở trong “Kinh Bát Đại Nhân Giác”, Thế Tôn đã đem ma não quy nạp thành bốn loại lớn, chúng ta rất dễ dàng nhớ, rất dễ dàng phân biệt. Ở trong “Kinh Lăng Nghiêm”, Phật đã nói rất nhiều, chỉ một điều là ngũ ấm này mà trong “Kinh Lăng Nghiêm” đã nói thành 50 loại. Trong ngũ ấm, mỗi một ấm nói cho chúng ta là 10 loại. Mười loại là mười cái chủng loại, trong mỗi chủng loại ấy lại không biết có đến bao nhiêu nữa, cho nên bao vây xung quanh chúng ta đều là ma. Bản thân chúng ta phải có tâm cảnh giác cao độ. Chúng ta không thể sợ hãi ma não, chúng ta phải dũng cảm tiếp nhận ma não, phải nhận thức ma não, chúng ta mới có thể ở trong ma não thành tựu chính mình. Thành tựu cái gì? Cái thứ nhất, thành tựu chính mình nhẫn nhục Ba La Mật, thành tựu chính mình thiền định Ba La Mật, thành tựu chính mình Bát Nhã Ba La Mật. Nếu như không có ma não thì Bồ Tát lục độ đến nơi nào để tu?

Tâm tịnh thì Phật độ tịnh, đây là nhân tố đầu tiên vãng sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc. Vãng sanh Tịnh Độ, nhân tố thứ hai là thập thiện. Nếu như chúng ta ở ngay trong một đời chân thật làm được thuần tịnh, thuần thiện (thuần tịnh là tâm thanh tịnh, thân tâm của chúng ta nhất định không bị ô nhiễm, ở Tây Phương Tịnh Độ thì làm được); lại thêm thuần thiện, Thế Tôn vì chúng ta giới thiệu, Thế giới Tây Phương là “chư thượng thiện nhân câu hội nhất xứ”, thượng thiện chính là thuần thiện. Cho nên, chúng ta nhất định phải ghi nhớ sự giáo huấn của Phật Đà, chúng ta “ngày đêm thường niệm thiện pháp, tư duy thiện pháp, quán sát thiện pháp, không để cho chút nào bất thiện gián tạp”. Bản thân chúng ta phải hiểu được, không nên để cho tâm của mình bị ô nhiễm ác pháp, vì như vậy thì chúng ta thiệt thòi lớn rồi.

Ô nhiễm ác pháp thì dễ dàng, nhưng đem cái ô nhiễm này gột rửa cho sạch thì thật không dễ dàng. Cho nên, phương pháp tốt nhất chính là chúng ta cự tuyệt ô nhiễm ác pháp, như vậy đối với chúng ta vô cùng lợi ích. Cách làm thế nào? Chúng tôi trong lúc giảng dạy thường có nói: “Chỉ nhớ điều thiện của người, chỉ nghe điều thiện của người khác, nhất định không nên nhớ lỗi lầm của người, nhất định không nên nghe lỗi lầm của người”. Có một số người ưa thích ở trước mặt bạn nói thị phi, nói tốt nói xấu, tình trạng như vậy xưa nay trong và ngoài nước đều không tránh khỏi. Có rất nhiều người vô cùng ưa thích nói những lời này. Những người này đang tạo nghiệp, nghiệp họ tạo là thiện nghiệp hay là ác nghiệp, hoàn toàn ở tại chúng ta. Chúng ta dùng tâm thiện để tiếp nhận thì họ tạo là thiện nghiệp, chúng ta lấy tâm ác để tiếp nhận thì họ tạo là ác nghiệp. Do đây mà biết, thiện - ác không phải là định pháp, hoàn toàn ở tại giác và mê của chính chúng ta. Chúng ta mê rồi thì thiện pháp có thể biến thành ác pháp. Nếu như chúng ta giác ngộ rồi, ác pháp cũng có thể biến thành thiện pháp, quảng độ chúng sanh, ta và người đều lợi.

Những điểm này, tôi học Phật thời gian lâu hơn so với mọi người, tôi giảng Kinh thời gian cũng dài hơn các vị, kinh nghiệm cả đời tôi gặp phải rất là phong phú, có thể đưa ra cho mọi người làm tham khảo. Tôi từ trong vô lượng vô biên ma não đi ra như thế nào. Ma không có não hại đối với tôi, chỉ có giúp đỡ đối với tôi, ma đến giúp đỡ tôi. Mỗi một lần ma não nghiêm trọng thì thành tựu nhẫn nhục, thiền định, bát nhã cho tôi, đều làm cho tôi nâng cao lên thêm một khoảng rất lớn. Ma có được lợi ích hay không? Ma cũng được lợi ích. Mọi người sẽ hỏi, chỗ tạo tác của ma tương lai có phải chịu quả báo không? Khẳng định là có. Đề Bà Đạt Đa năm xưa tại thế luôn luôn chướng ngại Thích Ca Mâu Ni Phật, ông cũng là học trò của Thích Ca Mâu Ni Phật, lừa thầy phản đạo. Ông là người đang sống, không phải chết, thân đang sống mà đất nứt ra, đọa xuống địa ngục, vì tội mà ông tạo quá nặng. Phật nói với chúng ta, ông quả thật sự là đọa A Tỳ Địa Ngục. Ông ở trong A Tỳ Địa Ngục có chịu tội hay không? Không có chịu tội, những ngày tháng mà Đề Bà Đạt Đa ở trong A Tỳ Địa Ngục thì cũng giống như ở trên Trời Đao Lợi vậy, ông ở dưới đó hưởng phước. Ở trong địa ngục vẫn có người hưởng phước trời. Vì sao chứ? Ông là tâm ác làm ra việc thiện, như trong “Liễu Phàm Tứ Huấn” nói đến Thiên trung Chánh. Ông đã làm việc thiện gì? Thành tựu nhẫn nhục, thiền định, bát nhã cho Thích Ca Mâu Ni Phật, làm cho trí tuệ, đức hạnh, phước báo của Thích Ca Mâu Ni Phật nâng lên cao một khoảng rất lớn. Ông đã làm ra việc thiện này, nhưng việc thiện này không phải là ông cố ý làm, ông là muốn hại Thích Ca Mâu Ni Phật, ai ngờ rằng đã làm cho đức hạnh trí tuệ của Thích Ca Mâu Ni Phật được nâng lên cao hơn, cho nên từ cái chủ tâm đó của ông mà ông phải đọa địa ngục A Tỳ. Ông giúp đỡ Thích Ca Mâu Ni Phật, thành tựu cho Thích Ca Mâu Ni Phật, ông được nhận là quả báo tốt, ở trong địa ngục vẫn được hưởng phước báo như người trên trời. Những cảnh giới này đều thuộc về cảnh giới không thể nghĩ bàn, người phàm chúng ta rất khó nghĩ đến. Chúng ta phải học tập Thích Ca Mâu Ni Phật ở những chỗ này.

Khi đạo nghiệp đức hạnh của chính mình còn chưa thành tựu, chúng ta phải lập chí, phải chăm chỉ học tập. Con người tại thế gian, tuyệt đại đa số người trong cuộc đời mình không có mục tiêu, không có phương hướng, cho nên là mê lầm sanh tử, trải qua một cuộc đời mê muội hồ đồ. Việc này thật sự vô cùng đáng tiếc. Người thông minh, người có trí tuệ, khi họ còn trẻ tuổi thì họ đã có phương hướng, có mục tiêu, họ cả đời hướng về mục tiêu của mình, không rời xa phương hướng của mình. Những người này là nhân vật thành công của thế gian, bất luận là thế pháp, bất luận là Phật pháp, họ đều thành công. Nhà Nho nói lập chí, nhà Phật nói là phát nguyện, chí và nguyện là một ý nghĩa. Cho nên trong nhà Phật,  bạn không có nguyện thì không thể có thành tựu, bất luận là bạn khổ tu như thế nào, cuối cùng công phu đều là uổng phí, công phu uổng công. Người thế gian không lập chí, một đời họ không thể nào thành tựu sự nghiệp. Người thế gian hiện tại nói là mục tiêu phương hướng, ta đến cái thế gian này là để làm gì? Vì sao mà đến? Phật đã nói khái quát với chúng ta là “kiếp người vay trả”, bạn là vì vay trả nghiệp báo của bạn mà đến; trong đời quá khứ bạn tu thiện thì đời này bạn đến để hưởng phước báo; trong đời quá khứ tạo nghiệp ác thì đời này bạn đến để chịu tội, chịu khổ, chịu nạn. Cách nói này chính là túc mạng luận mà ngày nay chúng ta nói. Đây là Phật nói, người thông thường đều là bị số mạng trói buộc. Quả thật Phật nói không có sai, nhưng đây không phải Phật pháp, đây là thế gian pháp, Phật là tùy thuận tục đế mà nói. Phật pháp thì sao? Phật pháp có thể cải tạo vận mạng của chúng ta. Không những Phật có thể cải tạo vận mạng, mà Nho, Đạo, toàn bộ tất cả tôn giáo thế gian đều có thể cải tạo vận mạng của chúng ta. Đây chính là nói bản thân chúng ta phải xác định một mục tiêu, xác định một phương hướng, một đời bền gan vững chí. Chúng ta nhất định đạt đến mục tiêu của chúng ta thì vận mạng sẽ thay đổi. Người không thể thay đổi vận mạng là phàm phu, người thay đổi được vận mạng thì người này có trí tuệ, người này có phước đức. Cho nên, tại vì sao chúng ta học Phật? Tại vì chí ít cũng thay đổi được vận mạng của chúng ta.

Muốn thay đổi vận mạng không phải là một sự việc dễ dàng. Vì sao vậy? Vô lượng kiếp đến nay, đời đời kiếp kiếp oan gia trái chủ của chúng ta (đây chính là ma chướng) muốn đến chướng ngại, nợ mạng thì họ đến để đòi mạng, nợ tiền thì họ đến đòi nợ, những sự việc như vậy quyết định không có cách nào tránh khỏi, cho nên bốn loại ma này, ngũ ấm ma, phiền não ma, tử ma, thiên ma, ai có thể thoát ra khỏi? Đối trị với ngũ ấm ma như thế nào? Biết điều được tâm, biết điều được thân, chúng ta dùng hết khả năng để tránh khỏi năm loại ấm ma này, giảm thiểu chướng ngại của nó.

Ngũ ấm là sắc - thọ - tưởng - hành - thức. Điều thứ nhất là nói sắc thân của chúng ta, bốn điều phía sau là nói tâm lý của chúng ta, cũng là nói thân này của chúng ta là sự tổ hợp của vật chất và tinh thần. Chúng ta phải chú ý vệ sinh thân thể. Có thể chú ý vệ sinh thì giảm thiểu bệnh tật. Lần này tôi đến Hồng Kông, nghe nói Thánh Nhất Pháp sư bệnh trạng nghiêm trọng, rời khỏi Đại Dữ Sơn, đang nghĩ dưỡng tại nhà một vị cư sĩ trên đỉnh núi Hồng Kông, cách chỗ tôi ở không xa. Tôi liên lạc với ông và đến thăm ông. Ông rất hoan hỷ. Thần trí của ông còn rõ ràng, đầu óc vẫn còn rất minh mẫn, sức ghi nhớ không có suy giảm, nhưng mà thân thể thể lực rất kém, da thịt vàng vọt, không thể đi lại, đành phải ngồi xe lăn, khi đứng dậy phải có hai người trợ giúp. Tôi suy nghĩ, một vị pháp sư tốt như vậy, là một Đại đức thật sự trong Phật môn chúng ta, là một vị pháp sư giảng Kinh, là một vị pháp sư tham thiền, quả thật là rất có đạo tâm, trong cuộc đời của tôi nhìn thấy đây là người thứ hai. Người đầu tiên mà tôi nhìn thấy là lão Pháp sư Đạo An, còn ông là người thứ hai. Ông không có tâm đố kỵ, nhìn thấy người khác có chỗ tốt, ông hoan hỷ, thật là hiếm có. Tôi đến Hồng Kông giảng Kinh vào năm 1977, không ít lần ông đến nghe. Sau khi nghe xong, tôi nghe tín đồ của ông nói với tôi, sư phụ của họ khuyên bảo họ đến Thư Viện Phật Giáo nghe Pháp sư Tịnh Không giảng Kinh. Ông quay lại khuyên tín đồ của ông nghe tôi giảng Kinh. Tôi biết được việc này thì rất cảm động. Có một số pháp sư sợ tín đồ của họ chạy mất, vẫn cứ luôn khuyên họ không nên đi nghe Kinh, chướng ngại rất nhiều. Ông không những không chướng ngại mà còn khuyên tín đồ của mình đến nghe Kinh. Tôi ở Hồng Kông đã cùng ông kết giao thành bạn tốt. Sau này, mỗi một lần đến Hồng Kông tôi đều đi đến thăm ông. Ông ở trên Đại Dữ Sơn, khi đó giao thông còn chưa thuận tiện, đến Đại Dữ Sơn phải ngồi thuyền, ông đều ra đến bến sông đón tôi. Ông ở tại chùa Bảo Lâm phía sau núi, ở chỗ đó không có làm đường đi. Xe có thể đi đến chùa Bảo Liên, đến chùa Bảo Liên xuống xe, muốn đi đến chỗ của ông thì phải đi bộ khoảng 40 phút. Ông không chịu mở con đường, để tránh du khách tới thăm, cho nên là một hoàn cảnh tịnh tu rất tốt. Nhưng hiện tại sân bay Hồng Kông đã làm đến Đại Dữ Sơn, đã phá hoại toàn bộ phong cảnh nơi đó. Tôi muốn tìm bác sĩ để giúp ông điều trị bệnh. Tôi kể cho bác sĩ nghe về tình trạng bệnh của ông, bác sĩ đã suy đoán, nguồn gốc căn bệnh của ông có thể là do không khí lạnh và ẩm thấp. Bác sĩ vừa nói, tôi liền nghĩ đến, tôi nói: "Chính xác, không sai. Ông sống phía sau núi Đại Dữ Sơn, nơi đó rất là ẩm ướt, ở đó sương mù nhiều, mưa cũng nhiều". Vị bác sĩ khi nghe được những lời này, ông nói vậy là ông phán đoán đã chính xác. Có thể trị được hay không? Có thể trị được, có cách trị. Đầu tiên dùng thời gian khoảng ba tháng để trị bệnh, bởi vì ông không bị bệnh tiểu đường, ông không có cao huyết áp, vậy thì dễ trị. Sau đó lại dùng thời gian nửa năm đến một năm để giúp ông điều dưỡng, ông có thể hồi phục. Tôi nghe xong rất là vui mừng. Ông năm nay 80 tuổi, hy vọng ông có thể dưỡng bệnh chóng khỏi, về sau hoằng pháp lợi sanh vẫn còn cần đến ông. Đây là nói đến sắc ấm ở trong ngũ ấm ma. Chúng ta đối với hoàn cảnh cư trú không thể không chú ý, không nên sống lâu dài ở nơi quá ẩm ướt. Vậy thì phải làm sao? Phương pháp tốt nhất là trong hai - ba tháng ẩm ướt nhất trong năm thì ông không nên sống ở nơi đó. Vậy đến nơi nào để ở? Tìm một nơi khô ráo để mà ở thì sinh lý sẽ được điều hòa, nơi ở lý tưởng nhất là thành phố Phenix của Mỹ. Thành phố Phenix, thủ phủ của bang Arizona, nếu như bạn bị phong thấp hoặc là liên quan đến viêm khớp, những loại bệnh như vậy đến ở nơi đó chừng hai tháng là sẽ khỏe, không cần phải đi khám bác sĩ, cũng không cần phải uống thuốc. Nơi đó là một khu vực sa mạc nhiệt đới. Tôi đã từng sống ở nơi đó hơn một tháng. Cho nên, bị không khí lạnh mà đến nơi đó ở một thời gian thì tự nhiên sẽ khỏe lại. Sức nóng ở nơi đó làm cho cả thân nóng bừng, nhưng mà không có mồ hôi, mồ hôi đã bốc hơi khô hết, cho nên cũng rất dễ chịu, tuy là rất nóng mà lại thấy dễ chịu, mồ hôi đều bị bốc hơi đi hết. Khí lạnh tích tụ trong người bạn nhiều năm không có cách nào để trị, đến sống ở nơi đó chừng ba tháng đảm bảo sẽ khỏe lại. Cho nên, chúng ta phải tìm những nơi ở như vậy. Bên đó là một nơi rất lý tưởng, đặc biệt là thành phố Phenix thủ phủ của bang Arizona, hoàn cảnh cư trú rất tốt. Ở khu vực sa mạc Úc Châu đương nhiên cũng có hoàn cảnh như vậy, thế nhưng sống ở đó rất khổ, chúng ta sẽ chịu không nổi. Cho nên, tôi sẽ đề nghị với Thánh Nhất lão pháp sư, sau khi thân thể ông hồi phục trở lại, thì tôi mời ông đến thành phố Phenix sống hai tháng. Chúng ta bên đó cũng có Tịnh Tông Học Hội, có thể giảng Kinh ở tại nơi đó. Ở tại nơi đó sống một thời gian, thân thể của ông sẽ có thể hoàn toàn hồi phục. Sống ở nơi quá ẩm ướt thì cũng không sao, nhưng mỗi năm nhất định phải có một khoảng thời gian để điều hòa. Đây là chúng ta ngày trước đã lơ là, chúng ta không có nghĩ đến.

Bệnh cũng là ma, là bệnh ma, chúng ta phải nhận biết chúng, thì chúng ta có phương pháp đối trị chúng, để chúng không đến nỗi gây ra sự tổn hại nghiêm trọng. Năm xưa, tôi ở Canada, hoằng pháp tại Vancouver, ở địa phương đó tôi cũng vô cùng ưa thích. Khi tôi sống ở Mỹ, mỗi năm đều đến bên đó sống một tháng. Các đồng tu bên đó muốn giữ tôi lại mà tôi không dám ở. Tại vì sao? Ở Vancouver, mỗi năm có năm tháng là mùa mưa, rất ẩm ướt, đến bức tường cũng đều bị rỉ nước, quần áo chăn mền đều bị ẩm hết. Sau khi tôi biết được, tôi không dám sống ở nơi đó. Tôi nói, hay là mỗi năm tôi chọn một khoảng thời gian thích hợp, sẽ đi đến bên đó để giảng Kinh một tháng. Miền Tây nước Mỹ thì tương đối khô ráo, cho nên tôi sống tại Texas. Texas là một nơi có khí hậu rất tốt. Cho nên các đồng tu học Phật của chúng ta phải nên biết những nơi này, phải biết điều thân như thế nào, làm sao để tránh được bệnh tật. Bệnh tật tốt nhất là không nên dùng y dược, y dược đều có tác dụng phụ, tác dụng phụ của thuốc tây lớn hơn so với thuốc trung y không biết bao nhiêu lần. May mà Pháp sư Thánh Nhất không tin tưởng thuốc tây, ông hoàn toàn dùng trung dược để điều dưỡng, điều này đối với sự hồi phục khỏe mạnh của thân thể ông trong tương lai quả thật là có sự giúp ích rất lớn. Bởi vì loại bệnh này của ông thì tây y không có cách gì để trị liệu, tây y gọi là bệnh hiểm nghèo, không có cách trị, trung y có cách trị.

Ngoài việc này ra, chướng ngại do con người làm ra thì quá nhiều. Chướng ngại của con người phần nhiều đều là xuất phát từ đố kỵ chướng ngại. Tâm đố kỵ không cần phải học, vốn có từ khi sanh ra. Bạn phải tin điều này. Bạn có thể kiểm chứng đối với đứa trẻ con chưa biết nói chuyện, đứa trẻ năm, sáu, bảy, tám tháng tuổi, chúng chưa biết nói chuyện mà chúng đã có tâm đố kỵ. Hai đứa trẻ ngồi lại với nhau, bạn cho đứa kia một viên kẹo, thì đứa trẻ này liền sẽ không vui, biểu lộ bên ngoài của nó bạn hoàn toàn có thể nhìn thấy được. Đố kỵ chướng ngại có từ lúc mới sinh ra, đến khi chúng lớn và tùy theo độ tuổi mà sự phân biệt đố kỵ sân hận này có thể nói là tăng trưởng theo tuổi tác, đang tăng trưởng, bởi vì chúng không có tiếp nhận giáo huấn của Thánh Hiền. Đặc biệt là trong xã hội hiện nay, trường học hiện nay dạy cho người trẻ tuổi là dạy những gì? Dạy cạnh tranh. Hiện tại cạnh tranh vẫn còn chưa đủ, còn dạy bạn liều mình dốc sức, nếu bạn không liều thì tương lai bạn sẽ rất khó sống. Kiểu giáo dục như vậy thì làm sao mà được chứ! Cho nên từ cạnh tranh, từ liều mình, từ dốc sức, thì nhất định biến thành đấu tranh, thì nhất định biến thành chiến tranh, thì nhất định sẽ biến thành ngày tàn của thế giới. Loại tư tưởng, loại quan niệm lý luận này, dạy dỗ như vậy là đưa chúng sanh tới ngày tàn của thế giới, đưa tới sự hủy diệt địa cầu. Đây là sự giáo dục tiêu cực. Cho nên, chúng ta sinh sống ở trong thời đại hiện nay, tự mình học Phật, đặc biệt là muốn hoằng pháp lợi sanh, thì nhất định là không thể tránh khỏi đố kỵ chướng ngại. Khi chúng ta đang cầu học, thì đồng học đố kỵ. Trong quyển “Duyệt Vi Thảo Đường Bút Ký” nói đến hồ ly tinh, cái đoạn đó tôi có nghi chép lại, cũng có nói cho các vị nghe qua. Người ta hỏi hồ ly tiên: “Hồ tiên, ông sợ cái gì?”. “Chúng tôi sợ hồ ly”. Người ta nghe xong thấy lạ, "ông là hồ ly tiên, tại vì sao sợ hồ ly?". Cùng ngành nghề thì đố kỵ nhau, hồ ly không sợ hồ ly thì sợ ai? Do đó mà chúng ta biết được, người ta hỏi tôi sợ ai, “pháp sư Ngài sợ ai?”. Tôi sợ pháp sư, hòa thượng sợ hòa thượng. Vì sao họ lại đố kỵ? Việc này có liên quan đến lợi và hại, liên quan đến lợi hại thì họ sẽ tìm đủ mọi cách để tổn người lợi mình, tất cả các chướng nạn đều liền sanh ra. Cho dù chúng ta không tranh lợi với người, không tranh danh với người, nhưng họ vẫn lo sợ, họ vẫn cứ hoài nghi, họ vẫn sẽ đố kỵ. Đây là việc trong cuộc sống của chúng ta, cho đến nay đều chưa có cách nào để tránh khỏi. Nhưng tôi thì có cách, tôi đã gặp phải những sự đả kích nghiêm trọng, những chướng ngại này, tôi tuyệt đối không trách người ta, không có một chút tâm oán hận nào, tôi cảm thấy việc họ làm đều là đúng đắn. Vì sao vậy? Nếu như tôi không học Phật, thì tâm đố kỵ của tôi còn lợi hại hơn họ, có khi là thủ đoạn của tôi còn kịch liệt hơn cả họ. Không nên cho rằng đáng trách, con người đều có cùng tâm lý như vậy. Sau khi tôi học Phật thì mới thay đổi, mới giác ngộ.

Phải biết được, cách làm này cho dù hiện tại được một chút lợi ích, nhưng tương lai quả báo là ở ba đường ác, cho nên những việc như vậy chúng ta quyết không thể làm. Ba đường sáu cõi là có thật, không phải là giả. Đây là chân tướng sự thật ở trong vũ trụ này, bất luận là bạn tin hay không tin, không thể nói là tin thì có, không tin thì không có, không tin nó vẫn có, vậy thì sự việc này phiền phức rồi. Cho nên chúng ta trong một đời này quyết định phải hướng lên trên, bày ra trước mắt chúng ta là mười con đường, mười pháp giới. Chúng ta đi là con đường thành Phật. Bồ Tát, ta cũng không làm. Nhất định đi con đường Phật đạo, nhất định dùng tiêu chuẩn của Phật để nhìn tất cả chúng sanh, dùng trí tuệ Phật để chung sống với tất cả chúng sanh, toàn bộ tất cả tai nạn của chúng ta đều tiêu trừ.

Cho nên tôi gặp phải có người đến hỏi, người nào đó bàn chuyện thị phi của các pháp sư, tôi lập tức liền ngăn chặn, tôi không nghe. Tôi biết cách bảo vệ tâm thanh tịnh của chính mình, bảo vệ tâm thiện của chính mình, tôi tuyệt đối không để cho họ tiếp tục nói ra. Bất luận sự tổn hại nghiêm trọng cỡ nào, tôi đều không cho phép họ ở trước mặt tôi nói chuyện thị phi của tôi và của người khác, nhất định ngăn chặn. Gặp phải đồng học có thể chỉ bảo, tôi vẫn chỉ bảo cho họ vì sao lại làm như vậy. Tôi phân tích cho họ nghe, người nói chuyện thị phi của ta, người phá hoại ta, người chướng ngại ta, họ không có lỗi lầm; không những không có lỗi lầm, họ còn có công đức, cũng chính là nói họ tuy rằng tâm bất thiện, nhưng họ làm ra một việc tốt đối với ta, khiến cho ta vào lúc này phải chăm chỉ phản tỉnh, chăm chỉ xét lại mình, có thể con đường ta đi là sai, ta bây giờ phải thay đổi phương hướng. Cho nên trong một đời này, con đường của tôi càng đi càng thù thắng, càng đi càng sáng lạng.

Có một số đồng tu đều biết, Hàn Quán trưởng năm xưa còn sống, chúng tôi đã hợp tác 30 năm, chuyện thị phi trong 30 năm trời, tin đồn đủ kiểu thì quá nhiều, quá nhiều. Bà có trí tuệ, bà rất cao minh. Phương pháp của bà chính là “truy xét ngọn ngành”. “Chuyện thị phi này là bạn nói phải không? Tôi sẽ đi nghe người khác nói”. Bà liền đi tìm người kia đến, “là bạn nói phải không?”.  Bà truy tìm cho ra người đầu tiên đã nói chuyện này. Đi tìm người này, sau đó thì hỏi họ: “Bạn làm như vậy là có ý gì? Vì sao lại đi tuyên truyền tin đồn như vậy?”. Cho nên về sau không còn có người nào dám nói chuyện thị phi trước mặt bà nữa. Vì sao vậy? Bà sẽ truy rõ ngọn ngành, bà sẽ tìm cho ra bạn. Chiêu này quả thật lợi hại, đã ngăn chặn được người nói chuyện thị phi ấy từ tận gốc, không còn tạo điều sinh sự nữa, cho nên sau khi nghe xong thì cười một cái rồi thôi.

Năm xưa, tôi thân cận lão sư Lý tại Đài Trung mười năm, những ngày tháng ấy cũng không dễ dàng gì, tôi có thể nhẫn nại. Người khác đến làm nhục tôi, tôi đều nhẫn chịu. Họ muốn tôi rời khỏi Đài Trung, nhưng lão sư Lý không có chính miệng bảo tôi là “con rời khỏi đây đi” thì tôi quyết định không đi. Chỉ cần lão sư Lý không có bảo tôi rời khỏi, người khác có dùng phương pháp gì để dày vò tôi, để đuổi tôi đi, tôi cũng quyết không đi. Vì sao vậy? Tôi chưa có học xong. Mục đích của tôi là đến học Kinh giáo, Kinh giáo còn chưa có học thành công thì tôi quyết định là không rời đi, có làm nhục tôi như thế nào, tôi đều không để ý. Lão sư Lý cũng nhìn thấy được. Trong lúc mọi người đang nói chuyện với nhau, tôi không có ở đó, các bạn học đã nói lại với tôi là lão sư Lý có tán thán tôi, nói tôi đã làm được hai điều trong sáu Ba La Mật rồi; bố thí thì tôi đã làm được rồi, nhẫn nhục cũng đã làm được rồi. Chúng tôi mới có thể ở đó được mười năm, mới có thể tiếp nhận được những điều lão sư Lý đã dạy. Chính chúng tôi được thọ dụng, và còn có thể đem chúng phát dương quang đại. Thứ mà lão sư Lý trao tặng lại cho tôi chính là bộ “Kinh Vô Lượng Thọ” mà Ngài đã từng giảng qua, chính Ngài có thêm một số ghi chú nhỏ phía bên trên. Quyển sách gốc này đang trong tay tôi. Học trò của Ngài rất nhiều, tại sao không giao cho người khác? Bây giờ thì tôi biết, nếu giao cho người khác, người ta sẽ đem cất vào trong tủ sách, không khởi được tác dụng. Khi Ngài đưa cho tôi quyển sách này, thì tôi liền muốn giảngngay. Lão sư nói với tôi: “Không được! Con hiện tại tuổi còn quá trẻ, uy tín con chưa có, con không có đủ năng lực để chống đỡ phản kháng. Có không ít người phản đối bản hội tập này”. Cho nên, tôi đợi cho đến khi Ngài vãng sanh; quyển sách này nằm trong tay tôi mười mấy năm, lão sư vãng sanh, tôi mới đem sách in ra làm kỷ niệm. Rất nhiều đồng tu sau khi xem quyển sách này sanh tâm hoan hỷ, mời tôi giảng, cho nên lần đầu tiên bắt đầu giảng “Kinh Vô Lượng Thọ” là tại Hoa Kỳ, tại Canada, chân thật là “từ nước ngoài truyền về Trung Quốc”. Trước sau tôi đã giảng được mười lần, lần này là giảng lần thứ mười một. Lần này giảng kỹ càng hơn, bởi vì không bị hạn chế về thời gian, tôi có thể từ từ mà giảng, có thể nói kỹ hơn. Cho nên, phải hiểu được là chướng nạn quá nhiều.

Gần đây có người nói với tôi rằng, chúng ta dạy trong, dạy ngoài, thậm chí là có cả người của chúng ta đang tạo ra tin đồn, tạo chuyện thị phi ở Trung Quốc, dẫn đến rất nhiều, rất nhiều sự hiểu lầm, cho nên đối với việc chúng ta giúp đỡ Trung Quốc đã sinh ra rất nhiều chướng ngại. Sau khi tôi nghe xong thì nói với họ: “Phật pháp thường nói là nhân duyên, không nên để ý”. Ở Trung Quốc thì có chướng ngại, ở nước ngoài không có chướng ngại, vì vậy tôi nói, rất có khả năng đây đều là Phật Bồ Tát an bài, muốn chúng ta mở rộng thị trường ra hải ngoại. Lớp bồi huấn của chúng ta đang đào tạo pháp sư giảng Kinh, sau khi đào tạo ra rồi, nếu như không có nơi tiếp nhận, vậy thì cũng hết cách thôi. Chúng ta phải đẩy mạnh công tác quảng bá, tìm nơi tiếp nhận. Bởi vì nhân duyên như vậy, bạn xem xem, không phải đã khiến chúng ta được thăng cấp rồi hay sao? Tôi đem các băng ghi hình giảng Kinh của các đồng học chúng ta, mỗi người làm một đĩa, tôi đem gom hết lại, đại khái là mấy mươi đĩa. Tổng vụ cư sĩ Lý Văn Phát nói với tôi, có khoảng mấy mươi đĩa. Chúng ta đem chúng làm thành một túi có dây kéo, một bộ làm thành một túi, làm 100 bộ. Tôi mang đến Hoa Kỳ, mang đến Canada, mang đến Nam Mỹ, rồi đến Châu Âu, để triển lãm thành tích của các đồng học chúng ta. Chúng ta đến triển lãm ở nước ngoài, để cho mọi người thấy được, các bạn hoan hỷ thì sẽ đến Singapore thỉnh mời pháp sư của chúng ta đi hoằng pháp trên toàn thế giới. Tôi đi xúc tiến, đi giới thiệu, đi thúc đẩy quảng bá, tôi đi làm những sự việc như vậy. Cho nên, vào tháng 9 tôi đến Đài Loan, tháng 10 tôi đến Hoa Kỳ và Canada. Các đồng tu Châu Nam Mỹ và Châu Âu đều đã đến bàn bạc với tôi. Tôi nói, có thể tôi sẽ sắp xếp thời gian để đi qua bên đó một chuyến, đem những thành tựu dạy học của lớp bồi huấn chúng ta giới thiệu với toàn thế giới, đồng thời hy vọng người có lòng muốn học giảng Kinh trên toàn thế giới, bất luận là tại gia hay xuất gia đều đến tham gia lớp bồi huấn của chúng ta. Càng hy vọng hơn trên thế giới, các Tịnh Tông Học Hội và cả các Đạo tràng Phật giáo khác đều sẽ thỉnh mời các đồng học của chúng ta hoằng pháp giảng Kinh trên toàn thế giới. Đó là một việc tốt. Trung Quốc, con đường bên đó không thông, toàn thế giới đều đã thông. Nếu như không có những sự chướng ngại như vậy thì tôi đã toàn tâm toàn ý ở lại Trung Quốc. Tôi không có tâm trí để đi khắp thế giới, đặc biệt là những năm cuối đời không muốn đi nhiều nơi nữa. Đây là tôi đã tự phản tỉnh một cách sâu sắc, phương hướng của chúng ta phải thay đổi. Người trên khắp thế giới đều đến mời đồng học của chúng ta đi giảng Kinh thuyết pháp, tôi tin tưởng Trung Quốc cũng sẽ mời, đây là điều phản tỉnh thứ nhất của tôi. Điều phản tỉnh thứ hai của tôi thì sâu sắc hơn, tôi thì cũng đã già rồi, nghĩ đến Phật giáo chúng ta vẫn còn có một việc lớn cần phải làm, đó chính là rất nhiều rất nhiều lão pháp sư và cả một số cư sĩ đại đức vẫn luôn mong muốn tôi giảng “Kinh Hoa Nghiêm” qua một lần, ghi hình lại, cung cấp cho thế hệ sau làm tham khảo. Tôi từ lâu cũng có nguyện vọng này, cho nên sau khi đến Singapore, cư sĩ Lý Mộc Nguyên khải thỉnh tôi giảng bộ Kinh này. Từ khi bộ Kinh này bắt đầu giảng đến nay cũng đã được hơn 600 giờ đồng hồ. Tôi hỏi các đồng tu Kinh văn đã giảng được bao nhiêu rồi? Họ nói với tôi là được ba quyển rồi. Ba năm giảng được ba quyển, tôi nghe mà giật mình. “Bát Thập Hoa Nghiêm” lại thêm “Tứ Thập Hoa Nghiêm”, trừ đi các phần trùng lặp, tổng cộng còn 99 quyển. Một năm giảng một quyển, vậy không phải là giảng 99 năm hay sao? Vậy cũng được sao? Cho nên càng nghĩ thấy vấn đề này càng nghiêm trọng.

A Di Đà Phật…

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 248)

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Thời gian: Khởi giảng năm 1998

Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ

Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Video mới nhất

Pháp ngữ mới nhất

Thống kê lượt truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 240


Hôm nayHôm nay : 44763

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1458741

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43702885

PHÁP ÂM TUYÊN LƯU – TẬP 6

ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?

Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.