Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.

Trang chủ »Pháp ngữ »Kinh Vô Lượng Thọ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 49)

Thứ bảy - 26/07/2014 18:49

Kinh văn: “Tất hộ chư Phật, vô lượng công đức, trí tuệ thánh minh, bất khả tư nghì”.

Chúng ta bắt đầu xem từ chỗ này. Đây là đoạn thứ tư và cũng là tổng kết. Trong đoạn Kinh văn lớn, tương đối dài này là nói chúng Bồ Tát đến dự hội.

“Tất hộ”, những vị Bồ Tát đến dự hội này, mỗi một vị đều được “chư Phật vô lượng công đức”. Ngay chỗ này nói “chư Phật” có hai ý nghĩa. Ý nghĩa thứ nhất chính là nói “mười phương ba đời tất cả chư Phật”. Ngoài ra, một ý nữa là “trực tiếp chỉ A Di Đà Như Lai”. A Di Đà Như Lai cũng gọi là chư Phật.

“Trí tuệ thánh minh”. Thế nào gọi là “thánh”? Ý nghĩa này, chúng ta nhất định phải nói cho rõ ràng. Vào thời xưa, một người có trí tuệ, đối với vũ trụ, tất cả vạn sự vạn vật đều có thể tường tận, hơn nữa còn có thể thấu hiểu triệt để, con người này liền được gọi là thánh nhân. Tường tận mà không đủ thấu triệt thì xem là hiền nhân. Thánh - hiền có điểm khác biệt này.

“Không thể nghĩ bàn”. Kinh văn tổng kết chúng Bồ Tát một đoạn lớn này.

 “Vô lượng công đức” chính là chỉ phía trước đã nói rõ, ở ngay chỗ này chúng ta cần phải tường tận. Thế Tôn ngay chỗ này vì chúng ta nói rõ trí tuệ của Bồ Tát đại đức đại năng, chỉ nêu lên một thí dụ là “tám tướng thành đạo”. Kỳ thực, chúng ta từ ngay trong thí dụ này cũng cần phải hiểu rõ, những Bồ Tát Cực Lạc này, mỗi mỗi đều là vạn đức vạn năng, ở ngay trong sát độ mười phương không bờ mé tùy loại hóa thân. Đáng dùng thân Phật để độ, cũng giống như nơi đây nêu ra thí dụ thị hiện tám tướng thành đạo, thị hiện thân Phật mà vì đó nói pháp. Đã có thể hiện thân Phật, đương nhiên thân Bồ Tát ở dưới Phật, thân Thanh Văn, thân Duyên Giác, thân chúng sanh sáu cõi, thậm chí đến thân tướng chúng sanh vô tình đều có thể hiện được. Nói rõ các Ngài tùy loại hóa thân, tùy cơ nói pháp đạt đến cứu cánh viên mãn.

Rốt cuộc Bồ Tát ở Thế giới Tây Phương Cực Lạc là Bồ Tát ở vị thứ nào? Hoặc giả là Bồ Tát ở phẩm vị nào? Chúng ta ở trong bộ Kinh này, đặc biệt là bốn mươi tám nguyện (bốn mươi tám nguyện là pháp căn bản của Tây Phương Tịnh Độ), ở trong đây A Di Đà Phật khai thị rõ cho chúng ta, Thế giới Tây Phương Cực Lạc là pháp giới bình đẳng, không thể nghĩ bàn. Phàm hễ là người vãng sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc, mỗi mỗi đều có năng lực này, đều có thần thông này, đều có trí tuệ như vậy, không có thứ nào không viên mãn. Cho nên, từ cõi Phàm Thánh Đồng Cư hạ hạ phẩm vãng sanh mãi đến cõi Thật Báo thượng thượng phẩm đều có thể thị hiện như vậy, như trong “Quán Thế Âm Phổ Môn Phẩm” đã nói: “Đáng dùng thân gì để độ thì Ngài liền hiện ra thân đó để độ”. Bồ Tát Quán Âm có ba mươi hai ứng thân. Ba mươi hai là ba mươi hai loại, mỗi loại vô lượng vô biên.

Chúng ta đọc đến chỗ này, nếu như có chút thể hội sơ lược thì chúng ta nhất định liền nghĩ đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc chúng ta phải nên đi, nhất định phải đi. Chỉ có đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc mới có thể đạt được tự tại chân thật, tự tại thật sự, mới có thể thực tiễn căn bản đại nguyện của chúng ta, mới có thể thỏa mãn tất cả mong cầu của chúng ta. Câu cách ngôn trong nhà Phật nói rất hay: “Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng”. Chúng ta học Phật ở ngay trong cửa Phật có cầu chưa chắc có ứng, thế nhưng đến được Thế giới Tây Phương Cực Lạc rồi thì không như vậy, cảm ứng một trăm phần trăm. Đạo lý, chân tướng sự thật này, Thế Tôn ở trong bổn Kinh nói cho chúng ta nghe được rất rõ ràng, rất tường tận. Cho nên chỗ này nói: “Chư Phật vô lượng công đức” chính là công đức cứu cánh viên mãn; trí tuệ, đức tướng, thần thông, phương tiện không có thứ nào không viên mãn, đó là cảnh giới không thể nghĩ bàn.

Áp dụng vào ngay trong đời sống thực tại của chúng ta, chúng ta phải nên tu học như thế nào? Hiện tại địa cầu chúng ta đang cư trụ, do bởi khoa học phát triển, địa cầu càng ngày càng nhỏ. Không phải địa cầu thu nhỏ, mà là giao thông quá thuận tiện. Hôm trước, tôi xem thấy được một đoạn tin tức, hiện tại Hoa Kỳ phát triển một loại phi cơ cực nhanh, từ Gia Châu của Hoa Kỳ bay đến Nhật Bản hiện tại cũng cần phải chín giờ đồng hồ, tương lai loại phi cơ tốc hành này chỉ cần một tiếng rưỡi đồng hồ. Chúng ta liền có thể hiểu được, loại phi cơ này đi một vòng địa cầu nhiều nhất chỉ cần sáu giờ. Sáu giờ đồng hồ đi một vòng trái đất. Cho nên, địa cầu càng ngày càng nhỏ. Hiện tại, đường truyền internet, các vị đều biết, chúng ta giảng Kinh ở nơi đây, thính chúng không chỉ những người ngồi trong giảng đường này, đường truyền đồng thời truyền đi khắp thế giới. Ở thế kỷ sau, chúng ta biết, khoa học tiến bộ đến mức người người đều phải dùng vi tính, thế kỷ sau là thời đại của vi tính, vi tính biến thành thứ cần thiết trong đời sống của chúng ta. Mỗi một người từ trong vi tính đều có thể thâu nghe, đều có thể thâu xem. Hình ảnh của chúng ta cũng ở trong đó, cũng giống như truyền hình vậy. Cho nên, bất cứ nơi nào chúng ta giảng Kinh đều là đang giảng cho toàn thế giới nghe, rất gần với chỗ này đã nói “tất hộ chư Phật, vô lượng công đức, trí tuệ thánh minh, bất khả tư nghì”, có một chút giống, có một chút gần giống.

Đối tượng của Phật Bồ Tát giáo hóa là tận hư không khắp pháp giới, vô lượng vô biên cõi nước chư Phật. Chúng ta nhất định có thể nghĩ đến, nhiều cõi nước Phật đến như vậy, mỗi một cõi nước Phật lại có vô số vô lượng chúng sanh. Những số lượng này đều không phải là số tự, số học của chúng ta có thể biểu đạt ra được. Ngày nay chúng ta nói nhân số của địa cầu, thống kê hiện tại đại khái có 60 ức, thế nhưng đây chỉ là nói một địa cầu. Nếu như nói Thế giới Ta Bà của Thích Ca Mâu Ni Phật thì số lượng chúng sanh rất nhiều. Thế giới Ta Bà có bao nhiêu Thái Dương Hệ? Chiếu theo cách nói thông thường của Kinh điển, có mười vạn Thái Dương Hệ. Nếu như chiếu theo cách nói của lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ cũng rất tuyệt diệu. Lão cư sĩ Ngài đã nói, một đơn vị thế giới mà trong Kinh Phật nói chính là hiện tại chúng ta gọi là Hệ Ngân Hà. Khu vực giáo hóa của Thích Ca Mâu Ni Phật bao lớn? Mười vạn ức Hệ Ngân Hà. Ở trong đây có bao nhiêu chúng sanh, chúng ta có nghĩ qua hay không? Dường như rất nhiều đồng tu học Phật không hề nghĩ qua vấn đề này. Kỳ thật, vấn đề này quan hệ đối với chúng ta quá to, quá lớn. Bạn không hề nghĩ đến là bạn lơ là qua loa.

Mục đích giáo học của Phật pháp là gì? Chúng ta không thể không biết, chúng ta phải nên có thể nói ra được. Bạn có thể nói ra được một cách rõ ràng, tường tận, thì đại chúng xã hội mới biết được Phật pháp là nên học, không thể không học, không học thì không được. Vì sao vậy? Giáo học của Phật pháp là điều hòa chúng sanh. Trong mười đức hiệu của Phật có một đức hiệu là “Điều Ngự Trượng Phu”. Tôi vừa rồi đã nói, đó là một tiền đề. Hiện tại địa cầu thu nhỏ, nói rõ quan hệ giữa người và người càng ngày càng mật thiết. Không như thời đại nông nghiệp ngày trước, rất nhiều người đến già, chết cũng không hề qua lại, phạm vi đời sống của họ rất hẹp, cả đời trải qua đời sống đạm bạc, không hề tiếp xúc với bên ngoài. Hiện tại thì ép bạn, bạn không tiếp xúc cũng không được. Khi tiếp xúc thì vấn đề liền đến. Mỗi một quốc gia khu vực, bối cảnh văn hóa không như nhau, phương thức đời sống không như nhau, hình thức hình thái cũng không như nhau, tín ngưỡng tôn giáo cũng không như nhau, do đó khi vừa tiếp xúc, rất nhiều những văn hóa khác nhau liền xảy sanh ra xung đột. Những xung đột này nếu không thể hóa giải thì sẽ mang đến cho xã hội rất nhiều những động loạn, bất an, hiện tại gọi là phân biệt đối xử. Không chỉ là kỳ thị chủng tộc, kỳ thị tôn giáo, kỳ thị văn hóa, mà rất nhiều kỳ thị. Khi những kỳ thị này nghiêm trọng thì sẽ sanh ra bạo động, thậm chí đến chiến tranh. Đó là việc mà mỗi người chúng ta không hy vọng xem thấy, thế nhưng những sự thật này bày ra ngay trước mắt, chúng ta gần như là không cách gì tránh khỏi. Thế là chúng ta mới sâu sắc thể hội được, giáo học của Phật pháp là quan trọng. Phật pháp quan trọng nhất chính là dạy chúng ta làm thế nào tiêu trừ những ngăn cách này. Cho nên, tổng cương lĩnh giáo học của Phật pháp là nói rõ chân tướng của vũ trụ nhân sanh. Chân tướng hiểu rõ rồi, những vấn đề này tự nhiên liền được giải quyết. Cho nên, chân thật có thể giải quyết được tất cả vấn đề của thế kỷ 21, chúng ta không thể không lưu ý giáo dục của Phật Đà.

Từ ngay chỗ này khiến cho chúng ta thể hội được, Trung Quốc cổ đại, vào 2.000 năm trước, vào đầu nhà Hán (bởi vì “Lễ Ký” trong “Thập Tam Kinh” hoàn thành vào cuối thời chiến quốc, thời kỳ đầu của nhà Hán), trong “Lễ ký” có một thiên “Học ký” có thể nói là giáo dục triết học cổ xưa của chúng ta, bên trong nói với chúng ta: “Kiến quốc quân dân, giáo học vi tiên”, khiến chúng ta tưởng tượng, quốc gia hiện đại hóa đều rất chú trọng xây dựng nền tảng của quốc gia, thế nhưng trong xây dựng nền tảng lại xem thường giáo dục, chỉ chú ý đến xây dựng giao thông. Trong giao thông, bao gồm những thiết kế như đường sắt, xa lộ, cảng khẩu, phi trường, kiến thiết thủy lợi, khai thác năng lượng, mọi người chỉ chú trọng những kiến thiết vật chất, thế nhưng giáo dục quan trọng hơn những thứ này. Hiện tại chúng ta cũng xem thấy không luận là trong nước hay ngoài nước, dường như giáo dục đều rất phát triển và phổ biến. Hôm nay tôi nêu ra vấn đề này gần như là dư thừa, quốc gia chúng ta làm giáo dục cũng không tệ. Kỳ thật, giáo dục mà tôi nói không giống như giáo dục thông thường trên thế giới hiện nay. Vì sao không như nhau? Hiện tại trường học có nhiều hơn, giáo dục có phát triển hơn, nhưng có bỏ đi được kỳ thị chủng tộc hay không, có bỏ đi được kỳ thị văn hóa hay không, có bỏ đi được kỳ thị tôn giáo hay không? Không hề có! Không những không có, mà những vấn đề này càng ngày càng phức tạp hơn, càng ngày càng nghiêm trọng. Do đây có thể biết, giáo dục đã có vấn đề, giáo dục có thiên lệch.

Chúng ta y theo tư tưởng giáo dục cổ xưa của Trung Quốc, lấy nhà Nho làm thí dụ. Trung Quốc giáo dục, chọn lấy học thuyết của Khổng - Mạnh là vào đầu năm triều nhà Hán, vua Hán Vũ Đế chế định chính sách giáo dục. Ngay trong 2.000 năm này, chính quyền có thay đổi, thay vua đổi chúa, thế nhưng Hán Vũ Đế chế định chính sách giáo dục mãi đến đời Mãn Thanh cũng không thay đổi. Chính sách này có thể dùng được đến 2.000 năm cũng là không thể nghĩ bàn.

Nội dung giáo học của nhà Nho là gì? Là “luân lý đạo đức”. Giáo học của Khổng Phu Tử phân làm bốn khóa mục. Nếu như lấy Đại Học của hiện tại để nói, bốn khóa mục này của ông chính là bốn học viện.

Thứ nhất là “Đức hạnh”, đem đức hạnh xếp ở hàng thứ nhất. Trong đức hạnh bao gồm những điều gì? Bao gồm luân lý. Luân lý này là luân lý của nghĩa rộng, không phải nghĩa hẹp, dạy chúng ta quan hệ giữa người và người. Hiện tại làm gì có loại giáo dục này. Đây là chỗ mà con người khác nhau với loài cầm thú. Chính ngay chỗ này nói với chúng ta quan hệ vợ chồng, quan hệ cha con, quan hệ anh em, quan hệ quân thần, quan hệ bạn bè, chính là “ngũ luân”. Chúng ta có thể đem quan hệ giữa người và người làm cho rõ ràng. Nghĩa vụ của người với người, chúng ta đều có thể làm hết trách nhiệm là đạo nghĩa. Nói đạo nghĩa mà không nói lợi hại thì giáo dục mới xem là thành công, như vậy mới có thể tiêu trừ những ngăn cách hiểu lầm giữa con người và con người.

Thứ hai, dạy chúng ta nhận biết quan hệ của con người với vạn vật tự nhiên. Quan hệ này làm rõ ràng rồi, liền có thể làm cho sinh thái tự nhiên của cả thảy địa cầu này được quân bình. Ngày nay mọi người chúng ta đều biết, sinh thái địa cầu mất đi quân bình. Vấn đề này rất nghiêm trọng, đây là mối quan hệ của hoàn cảnh đời sống và con người chúng ta nhưng mọi người không hiểu phải làm thế nào thương tiếc hoàn cảnh, bảo hộ hoàn cảnh, bồi dưỡng hoàn cảnh mà không phải phá hoại nó, bỏ rơi nó. Người Trung Quốc không phải không hiểu được khoa học kỹ thuật. Vào triều nhà Hán, trong sách sử chúng ta có ghi chép, những phát minh tiên tiến trên thế giới ngày nay khởi đầu đều từ ở Trung Quốc. Thế nhưng chúng ta tại vì sao không tiếp tục phát triển khoa học kỹ thuật? Ở trong đây có đạo lý rất sâu. Nếu như 2.000 năm trước chúng ta bắt đầu phát triển khoa học, e rằng hiện tại thế giới này đã sớm bị hủy diệt rồi. Những người thông minh này có quan niệm của luân lý, có trách nhiệm đối với lịch sử, gánh vác trách nhiệm đối với quần chúng rộng lớn. Nếu như khoa học này là có hại, có lợi nhưng có tác dụng phụ, thí dụ như hiện tại mọi người đều biết được tầng ôzôn bầu trời Nam Cực bị thủng một lỗ lớn, hiện tại diện tích càng ngày càng lớn. Tầng ôzôn bảo vệ địa cầu, hấp thu tia tử ngoại của mặt trời. Nếu như không có tầng ôzôn này bảo vệ, mặt trời trực tiếp chiếu xuống mặt đất, thì rất nhiều động vật, thực vật trên địa cầu đều không thể sinh tồn, đều sẽ bị tiêu diệt hết. Tầng ôzôn này vì sao bị phá hoại? Do tác dụng phụ của khoa học. Tổ tiên xa xưa của chúng ta hiểu rõ được tình huống này, nên không phát triển, để sinh mạng thế gian này chúng ta được kéo dài thêm vài năm, không phải không hiểu khoa học kỹ thuật. Đó là nói quan hệ giữa người và đại tự nhiên.

Ở trong Phật Kinh nói, quan hệ rất mật thiết của y báo cùng chánh báo, đây là nói sâu hơn một tầng nữa. Nhà Nho nói được ít, Phật pháp nói được nhiều. Quan hệ của con người và vũ trụ, nhà Phật nói tận hư không khắp pháp giới, trong đại vũ trụ, người thông thường gọi là thiên địa quỷ thần, trong Phật pháp gọi là sáu cõi, là mười pháp giới, là mười phương tất cả cõi nước chư Phật, có quan hệ gì với chúng ta? Đều phải làm cho rõ ràng, làm cho tường tận, sau đó chúng ta chính mình mới biết sinh hoạt như thế nào, làm thế nào để làm người, làm thế nào để làm thánh hiền. Thánh hiền nhân trong Phật pháp chính là Phật Bồ Tát, Phật là thánh nhân, Bồ Tát là hiền nhân. Trải qua đời sống của thánh hiền, trải qua đời sống trí tuệ thánh minh thì chúng ta đạt nhiều hạnh phúc, nhiều mỹ mãn. Đó là giáo dục của Phật, vậy mới có thể giải quyết thế kỷ 21.

Quốc gia khác nhau, chủng tộc khác nhau, văn hóa khác nhau, tôn giáo tín ngưỡng khác nhau, làm thế nào cùng ở trên địa cầu này một cách hòa thuận, hợp tác lẫn nhau, cùng đồng phồn vinh trên địa cầu này, cùng đồng đến tạo phước cho xã hội? Việc này phải dựa vào giáo dục. Cho nên, hiện tại chúng ta đối mặt với tình huống của xã hội hiện thực, chúng ta triển khai Kinh điển của Phật có cảm khái vô hạn. Thế nhưng hiện tại có nguy cơ hay không? Có nguy cơ, nguy cơ là đích thực. Có được thứ tốt như vậy, có thể giải quyết tất cả vấn đề của chúng sanh, có điển tích đó nhưng không có người nhận biết, không có người tuyên dương, trái lại khiến cho đại chúng xã hội sanh ra rất nhiều hiểu lầm, Phật giáo biến thành tôn giáo. Biến thành tôn giáo có cái gì không tốt? Tôn giáo cùng tôn giáo có sự bài trừ lẫn nhau.

Phật giáo không phải là tôn giáo. Phật giáo là giải quyết tất cả vấn đề học vấn. Bạn đem Phật giáo xem thành học thuật cũng được. Thuật là phương pháp, Phật giáo có lý luận, có phương pháp, đích thực là giúp chúng ta giải quyết vấn đề cá nhân, vấn đề trong sự nghiệp, vấn đề của quốc gia, vấn đề của thế giới. Bạn nói xem, đó là học thuật hiện thực đến như vậy.

Đầu năm dân quốc, Đại Sư Âu Dương Cảnh Vô Ngài biết. Âu Dương Cảnh Vô là học trò của Dương Nhân Sơn. Ngài từng có một lần diễn giảng, đề giảng là “Phật giáo không phải là tôn giáo, không phải triết học, mà là người đời nay cần đến”. Từ trên đề giảng này chúng ta thể hội được, ông thật đã nhận biết rồi, ông thật đã tỉnh ngộ rồi. Thế nhưng ông sanh vào một thời đại biến loạn, tuy là phát đại tâm làm giáo dục, bồi dưỡng nhân tài hoằng pháp kế tục huệ mạng Phật, ông thành lập một học viện ở Nam Kinh, chỉ mở được hai năm thì phải đóng cửa. Thời gian tuy ngắn, nhưng gần như một số đại pháp sư, đại cư sĩ đầu dân quốc đều là học từ trong Phật Học viện này mà ra. Rất đáng tiếc là thọ mạng Phật Học viện này của ông quá ngắn. Nếu như ông có thể làm được mười năm, hai mươi năm, tôi tin tưởng thế giới này của chúng ta ngày nay không đến nỗi có nhiều động loạn đến như vậy, không đến nỗi có nhiều tai hại đến như vậy. Những đạo lý này chúng ta ngay trong lúc giảng giải đã nhiều lần giải thích tỉ mỉ.

Vào khoảng năm 1970, Thang Ân Tỷ - Triết học gia người Anh ở trong một hội nghị quốc tế đã có một bài phát biểu, trong đó ông đã nêu ra là “chân thật có thể giải quyết được vấn đề của thế kỷ 21 chỉ có học thuyết của Khổng Mạnh và Phật pháp Đại Thừa”. Tiên sinh Âu Dương đại khái đã nói ra vào khoảng thời kỳ đầu của thế kỷ 20, khoảng năm 1920; Thang Ân Tỷ thì nói ra vào năm 1970, cách nhau nửa thế kỷ, nhưng cách nhìn, kiến giải của họ gần như hoàn toàn giống nhau, khẳng định Phật pháp Đại Thừa có thể giải quyết vấn đề. Đó là chúng ta vì chúng sanh khổ nạn ngay trước mắt, chúng ta phải chăm chỉ nỗ lực tu học, đem giáo học của Phật Đà mở mang rộng lớn.

Vì để tránh một số danh từ thuật ngữ trong Phật học, những danh từ thuật ngữ này luôn luôn khiến cho rất nhiều người sanh ra hiểu lầm, vừa nghe được vừa thấy được liền sanh ra bài trừ không thể tiếp nhận, cho rằng đó là mê tín, đó là tôn giáo, cho nên chúng ta lần này ở nơi đây giảng “Kinh Vô Lượng Thọ”, giảng “Kinh Hoa Nghiêm”, tổng đề mục của chúng ta chính là đôi liễng viết trên cây cột hai bên: “Học vi nhân sư, hành vi thế phạm”. Tám chữ này thực tế mà nói chính là toàn thể Phật pháp. Nếu bạn hỏi nội dung của Phật pháp là gì? Tám chữ này đã nói ra hết, một chút cũng không sai, một chút cũng không miễn cưỡng.

“Sư” là gương mẫu. “Phạm” là mô phạm. Phật Bồ Tát dạy bảo chúng ta, cá nhân chúng ta phải làm gương mẫu cho tất cả mọi người, phải làm mô phạm cho tất cả mọi người; gia đình của chúng ta phải làm một gia đình mô phạm cho thế gian này; chúng ta từ ngay trong nghề nghiệp, phải ở trong đồng nghiệp trên toàn thế giới làm ra mô phạm. Đó là nội dung chân thật mà trong Kinh điển Phật đã nói ra, không chỉ là Kinh Đại Thừa, mà Kinh Tiểu Thừa cũng không ngoại lệ, mỗi câu mỗi chữ đều áp dụng ngay trong đời sống hiện thực của chúng ta, chưa bao giờ tách khỏi đời sống của chúng ta. Lần này chúng ta không bị hạn chế bởi thời gian, chúng ta có thể chọn lấy giảng dài giảng tỉ mỉ. Nếu như không tỉ mỉ mà nói rõ, sợ mọi người nghe rồi vẫn cứ không thể chuyển được quan niệm. Nếu như chúng ta vẫn cứ đem Phật giáo xem thành tôn giáo, đem Phật Bồ Tát xem thành thần minh, thì chúng ta hoàn toàn sai lầm.

“Phật, Bồ Tát, A La Hán”, những danh từ này ở trong giáo dục Phật giáo, nghiêm khắc mà nói, đó là danh xưng của học vị. Chúng ta phải rõ ràng. Hoạt động của Phật giáo, nếu như dùng lời nói của ngày nay để nói, chính là người làm công tác giáo dục xã hội. Thích Ca Mâu Ni Phật chính là một thân phận như vậy, là một nhân vật như vậy, hoàn toàn tận nghĩa vụ, chân thật hiển thị ra, làm ra tấm gương để cho chúng ta xem. Ngài “không tranh với người, không mong ở đời”, ngay trong một đời toàn tâm toàn lực từ trong công tác giáo dục xã hội. Đó là chỗ vĩ đại của Ngài, là chỗ khiến cho người sau chúng ta ngưỡng mộ. Ngài có trí tuệ vô tận, đức năng vô tận, tại vì sao Ngài phải từ nơi công việc giáo dục? Việc này nói rõ, giáo dục không chỉ là nền tảng xây dựng quốc gia, mà là nền tảng xây dựng cho toàn thế giới. Ngài từ nơi công việc này. Hiện tại chúng ta nói rõ, không chỉ là nền tảng xây dựng thế giới, thực tế mà nói là kiến thiết cơ bản nhất cho tận hư không khắp pháp giới. Chư Phật Bồ Tát rất cừ khôi, các Ngài đều là làm công việc này, người hiện tại chúng ta gọi là hy sinh phụng hiến, vì tận hư không khắp pháp giới tất cả chúng sanh mà tạo phước. Trên “Kinh Vô Lượng Thọ” đã nói: “Huệ dĩ chân thật chi lợi”.

Ngày nay chúng ta đọc phẩm Kinh văn này, chí ít phải có nhận thức này, có nhận biết này, sau đó khải phát đạo tâm của chính mình, ở trên Kinh Phật nói “phát Bồ Đề tâm”, lập đại chí nguyện. Chúng ta phải học Phật, chúng ta phải học Bồ Tát. Nhất là các đồng tu xuất gia, có lẽ khi bạn xuất gia là mơ mơ hồ hồ mà xuất gia, bạn tuyệt nhiên không có làm cho rõ ràng, bạn tuyệt nhiên chưa nhận biết thì mơ mơ hồ hồ mà xuất gia. Khi xuất gia rồi, hiện tại đã rõ ràng. Đã rõ ràng thì hỏi bạn, bạn có bằng lòng phát nguyện, có bằng lòng phát tâm hay không? Làm một người làm công tác giáo dục xã hội, hoàn toàn tận nghĩa vụ, không cầu bất cứ báo đáp nào, bạn có bằng lòng làm như vậy hay không? Không bằng lòng làm như vậy thì hoàn tục vẫn tốt, bằng lòng làm như vậy thì rất tốt, rất khó được, việc xuất gia của bạn được xem là đã tường tận, đã thấu hiểu mà xuất gia, không phải hồ đồ mà xuất gia. Chúng ta phải thật làm, quyết định xả bỏ danh vọng lợi dưỡng, quyết không ham muốn năm dục sáu trần, chúng ta bằng lòng trải qua đời sống với mức thấp nhất. Lời nói này hiện tại tuy là nói như vậy, thế nhưng đời sống của người xuất gia ở trên mức thông thường, không phải là mức thấp nhất. Bạn xem thấy buổi tối các vị ở nơi đây niệm Phật, tối nay lại có 36 giờ niệm Phật, bên ngoài niệm Phật đường bày ra những đồ cúng dường rất phong phú, đồ ăn, đồ uống, đồ bổ dưỡng đáng có đều có, không phải là mức thấp nhất mà là mức cao. Thế nhưng phải ghi nhớ, quyết định không thể khởi lòng tham.

Tại vì sao Phật dạy chúng ta phải trải qua đời sống ở mức thấp nhất? Đoạn san tham, dụng ý ở ngay chỗ này, thành tựu giới-định-huệ của bạn. Chân thật thành tựu được giới-định-huệ thì bạn liền được đại tự tại, ở thuận cảnh không có lòng tham ái, ở nghịch cảnh không có lòng sân hận, chân thật làm đến được như trên “Kinh Kim Cang” đã nói. Đó là một tiêu chuẩn tuyệt đối, chúng ta phải nên nỗ lực hướng đến tiêu chuẩn này: “Vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng”. Nếu như đạt đến tiêu chuẩn này, bạn liền siêu việt mười pháp giới. Vì sao vậy? Trong mười pháp giới, bốn tướng đều đầy đủ. Lìa khỏi bốn tướng thì mười pháp giới cũng không còn, bạn liền khế nhập Pháp Giới Nhất Chân. Thế giới Cực Lạc mà trong bổn Kinh này đã nói, trong “Kinh Hoa Nghiêm” đã nói là Thế giới Hoa Tạng. Thực tế mà nói, Hoa Tạng và Cực Lạc là một không phải là hai. Cực Lạc là khu vực tinh hoa của Hoa Tạng. Giống như con đường Ôchat của Singapore chúng ta, khu vực đẹp nhất của trung tâm thành phố, đó là Thế giới Cực Lạc, không hề rời khỏi Hoa Tạng. Đó là hôm nay chúng ta xem như đã hiểu rõ ràng, hiểu tường tận, biết được thân phận của chính mình, biết được sứ mạng của chính mình, biết được chính mình tại vì sao đến thế gian này, đến để làm gì. Việc này tương đối không dễ dàng. Khi làm rõ ràng rồi, bạn được xem là một người thông suốt, không phải là người hồ đồ.

Chúng ta muốn làm cho rõ ràng, làm cho tường tận thì nhất định phải thâm nhập Kinh tạng. Nhận biết của chúng ta ngày nay mới xem là một mở đầu, không đủ độ sâu, vì sao vậy? Trí tuệ chưa khai, không có phương tiện khéo léo, ngày tháng vẫn là trải qua rất khổ cực. Nếu như trí tuệ của bạn khai mở, bạn có được phương tiện khéo léo, đời sống của bạn sẽ trải qua được rất tự tại, rất an vui, rất mỹ mãn, không luận bạn trải qua đời sống như thế nào, không luận bạn từ nơi một nghề nghiệp nào, một loại công việc nào, bạn nhất định là tự tại an vui. Vì sao vậy? Vì giác ngộ rồi! Cho nên, Phật pháp nói: “Phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui”. Lời nói này rất chính xác. Khổ từ đâu mà đến? Từ mê mà ra, mê rồi thì có khổ. Vui từ nơi đâu mà đến? Vui từ giác ngộ mà có. Đời sống trước mắt chúng ta, là bần tiện hay là phú quý đều không can hệ. Người bần tiện có tự tại an vui, người phú quý cũng có tự tại an vui. Từ trên tự tại an vui mà nói, bần tiện và phú quý không có can thiệp, không quan hệ, then chốt ở mê - ngộ.

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 49)

Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Thời gian: Khởi giảng năm 1998

Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ

Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Video mới nhất

Pháp ngữ mới nhất

Thống kê lượt truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 205


Hôm nayHôm nay : 38989

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1508617

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43752761

PHÁP ÂM TUYÊN LƯU – TẬP 6

ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?

Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.