Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.

Trang chủ »Pháp ngữ »Pháp Ngữ khác của HT Tịnh Không

VẤN ĐÁP PHẬT HỌC CƠ BẢN (Phần 1)

Chủ nhật - 16/06/2013 19:49
Câu hỏi 1Trước tiên xin thỉnh pháp sư, Phật giáo rốt cuộc là gì? Phật giáo có phải là tôn giáo hay không? So với các tôn giáo khác có điểm nào khác biệt?

Vấn đề này nếu nói ra sẽ rất dài. Năm xưa khi Phật Thích Ca Mâu Ni còn ở đời, hành nghi của Thế Tôn cùng Khổng Lão phu tử Trung Quốc rất giống nhau. Nếu nói sự khác biệt, thì Khổng tử năm xưa đích thực muốn cầu quan vị để phát huy học thuật, còn Phật Thích Ca Mâu Ni bản thân ngài là vương tử. Ngài có thể phế bỏ vương vị, chuyên tâm làm công tác giáo dục. Do đây mà biết, giáo học xác thực là việc lớn của quốc gia xã hội.

Trong điển tích Trung Quốc, như trong Lễ ký và Học ký nói: “Kiến quốc quân dân, giáo học vi tiên”, muốn kiến lập một chính quyền lãnh đạo quốc gia, việc then chốt nhất chính là công tác giáo dục. Cho nên Khổng Tử cả đời từ giáo dục mà trở thành một nhà giáo dục vĩ đại. Phật Thích Ca Mâu Ni Phật cũng vậy, ngài là một nhà giáo dục lớn. Phật pháp là giáo học, không phải tôn giáo. Qua cách xưng hô trong nhà Phật hiện tại, chúng ta cũng có thể biết. Ví dụ, chúng ta gọi Phật là bổn sư, bổn sư chính là lão sư khai sáng của chúng ta.

Thông thường, người xuất gia được gọi là hòa thượng, “hòa thượng” là tiếng Ấn Độ, ý nghĩa của nó là “thân giáo sư”, chỉ vị lão sư đích thân dạy bảo ta, chúng ta mới gọi hòa thượng. Cho nên hòa thượng có quan hệ rất mật thiết với quá trình học hành của chúng ta. Hòa thượng không nhất định phải là người xuất gia. Người tại gia khi dạy bảo chúng ta cũng là hòa thượng. Ngày xưa, tôi theo học Phật với lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam mười năm. Lão cư sĩ là người tại gia, đối với tôi, ông là hòa thượng, cho nên tôi gọi hòa thượng, bởi vì ông đã đích thân dạy tôi, có mối quan hệ rất gần gũi, thân thiết với tôi. Do đó, hòa thượng là tên gọi chung, không luận nam nữ già trẻ, cũng không luận xuất gia tại gia. “Pháp sư” là tên gọi chung, nếu không trực tiếp dạy thì chúng ta gọi họ là pháp sư. Còn “tỳ kheo”, “tỳ kheo ni”, “sa di”, “sa di ni” là cách gọi người xuất gia.

Câu hỏi 2Vừa rồi ngài nói, Phật giáo không phải là tôn giáo mà là giáo dục. Vậy nội dung của nó có những thứ gì? Hơn nữa mục tiêu giáo học của Phật giáo là những gì?

Nội dung của Phật giáo rất rộng lớn, đối với giáo học của nhà Nho chúng ta đã cảm thấy nó rộng lớn rồi, vì nó bắt đầu từ thai giáo rốt ráo đến sau cùng, cho nên nó là giáo dục một đời viên mãn. Nhưng giáo học của Phật pháp còn rộng lớn hơn so với nhà Nho. Phật pháp biết được tất cả chúng sanh có đời quá khứ, đời vị lai; quá khứ vô cùng, vị lai vô tận. Từ trên thời gian mà nói thì Phật pháp là không bờ mé; từ không gian mà nói thì Phật pháp biết được cả vũ trụ này, không chỉ riêng quả địa cầu của chúng ta mà là cả hệ tinh cầu. Trên kinh luận Phật thường hay nói, giống như tinh cầu, hệ ngân hà trong vũ trụ là nhiều vô kể. Do đó, nội dung giáo học của ngài là tận hư không khắp pháp giới. Chúng ta phải thấu hiểu một cách triệt để đối với khắp hư không pháp giới, không những đối với sự việc trước mắt mà đối với quá khứ vị lai cũng phải tường tận. Những việc này có thể làm được không, nhất là chuyện quá khứ vị lai làm sao có thể thông hiểu? Phật pháp khẳng định “có thể”, bởi vì cái “có thể” này là bản năng của chúng ta, không phải từ bên ngoài học được.

Phật nói, khởi nguồn của sinh vật vũ trụ thảy đều từ tự tánh biến hiện ra, cho nên trọng tâm giáo học của ngài chính là “minh tâm kiến tánh” mà nhà thiền đã nói. Chỉ cần bạn đạt đến cảnh giới này thì tất cả sự lý, bạn đương nhiên liền thông suốt. Do đó “minh tâm kiến tánh” là trọng tâm tu học của Phật pháp, không luận thiền tông, giáo hạ, hiển giáo, mật giáo, chỉ cần là Phật pháp Đại Thừa, đều lấy điểm này làm trọng tâm. Thế nhưng trong các tông phái, danh từ và thuật ngữ không giống nhau, tuy thực chất thì hoàn toàn giống nhau. Chẳng hạn trong tông môn gọi là “minh tâm kiến tánh”, giáo hạ gọi là “đại khai viên giải”, mật tông gọi là “tam mật tương ưng”, còn tịnh độ thì gọi là “nhất tâm bất loạn”.

Câu hỏi 3Xin thỉnh pháp sư, ở phương diện Phật giáo có phải còn phân ra Phật giáo truyền thống, Phật giáo của tông giáo và Phật giáo của học thuật hay không? Thậm chí tương đối không hợp trào lưu là Phật giáo của tà môn ngoại đạo. Có phải có những phân loại này?

Đây là những hiện tượng gần đây mới xuất hiện. Nói đến truyền thống là nói đến giáo học, đó là sư đạo. Phật giáo bắt đầu từ Thích Ca Mâu Ni Phật, khoảng sau một ngàn năm thì truyền đến Trung Quốc, vào thời kỳ Đông Hán. Lịch sử ghi chép, thời kỳ Hán Minh Đế niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ mười, cũng là công nguyên năm 67, Phật giáo chính thức tiếp nhận thỉnh mời của triều đình Trung Quốc mà đến. Sau khi đến Trung Quốc, người ta đã mang tượng Phật, mang kinh điển tiếp xúc với triều đình và dân dã.

Người Trung Quốc cảm thấy khế cơ nên rất hoan nghênh, bởi vì giáo dục này cùng với giáo dục của nhà Nho từ trên nên tảng mà nói là hoàn toàn giống nhau. Giáo dục truyền thống của Trung Quốc xây dựng trên nền tảng hiếu đạo, Phật pháp cũng xây dựng trên nền tảng hiếu đạo. Ngoài ra còn rất nhiều quan niệm cơ bản khác tương ưng. Nhưng nhà Nho chỉ nói đến nguyên tắc, còn nhà Phật thì nói thấu triệt, rõ ràng hơn, đích thực có thể cùng với Nho đạo Trung Quốc hỗ trợ lẫn nhau, cho nên Phật giáo được triều đình và dân chúng hoan nghênh nhiệt liệt.

Vì vậy Phật giáo liền được lưu giữ, bén rễ đâm chồi, khai hoa kết quả ở Trung Quốc, thậm chí còn vượt xa hơn Ấn Độ. Khi Phật giáo phát triển đến thời đại nhà Đường thì hình thành giáo dục chính quy, gọi là chế độ Tòng Lâm, tương đương giáo học của đại học hiện tại, nó là nét đặc sắc của Phật giáo Trung quốc. Trong Tòng Lâm, sự phân phối công việc rất giống đại học hiện đại. Chủ tịch Tòng Lâm là hiệu trưởng đại học, hòa thượng thủ tọa tương đương với giáo vụ trưởng, duy na tương đương với huấn đạo trưởng, giám viện tương đương với tổng vụ trưởng. Tính chất làm việc đều giống nhau, nó cũng có một cơ cấu học thuật hoàn chỉnh, không liên quan gì với tôn giáo.

Trong kinh điển, chúng ta xem các tác phẩm trước tác thấy có tông giáo, Phật giáo có tông giáo, đây chỉ là cách xưng hô. Tông giáo khác với tôn giáo trong xã hội hiện tại. Phật giáo gọi tông tức là chỉ thiền tông, chúng ta gọi tông môn. Ngoài thiền tông xưng tông ra, mỗi tông phái cũng giống như phân khoa của trường học, đều xưng là giáo. Cho nên “tông môn giáo hạ”, hai chữ “tông môn” này bao gồm tất cả Phật pháp trong đó, khác với cách người hiện tại thường gọi là tôn giáo.

Câu hỏi 4Hiện tại người ta luôn dùng hai chữ “mê tín” gắn lên Phật giáo, vậy quan điểm này có đúng không? Xin pháp sư vì mọi người đính chính lại?

Tông chỉ của Phật giáo là phá mê khai ngộ, vậy mới có thể đạt lìa khổ được vui. Phật nói, “chúng sanh khổ nạn”, khổ nạn từ đâu mà ra? từ mê. Mê cái gì? mê mất đi chân tướng của vũ trụ nhân sanh. Vũ trụ là hoàn cảnh sinh hoạt của chúng ta, nhân sanh chính là ta. Nói cách khác, bạn mê mất đi chính mình, mê mất đi chân tướng hoàn cảnh sinh hoạt của chính mình. Thế là cách nghĩ, cách nhìn của bạn liền có sai lầm. Nghĩ sai thấy sai thì sẽ làm sai. Làm sai có quả báo sai lầm hiện tiền, bạn nhất định phải gánh chịu, không phải người khác gây cho bạn mà do bạn tự làm tự chịu. Cho nên Phật giáo, nếu muốn đạt đến lìa khổ được vui, phải làm đến phá mê khai ngộ, chân thật nhận rõ chính mình, nhận rõ chân tướng hoàn cảnh sinh hoạt của chúng ta, vấn đề mới có thể giải quyết triệt để.

Câu hỏi 5Đương nhiên nếu muốn đạt đến được cảnh giới này là việc không dễ dàng. Vừa rồi pháp sư nói, Phật giáo kỳ thực là một loại giáo dục, nội dung của nó cùng với thể chế của trường học hoàn toàn giống nhau, có huấn đạo, có giáo vụ, có tổng vụ. Vậy một người muốn học Phật, họ phải bắt tay từ đâu?

Phật cùng giáo học cổ xưa của Trung Quốc hoàn toàn giống nhau, nhất định phải từ việc thân cận một lão sư tốt mà bắt tay vào, Phật pháp gọi là thân cận thiện tri thức. Trong kinh điển, Phật đã nói một cách tường tận, nếu bạn muốn tu học Phật pháp, muốn tiếp nhận giáo dục của Phật, bạn nhất định phải thân cận minh sư. Chữ “minh” không phải là tên tuổi cao lớn, mà là minh của quang minh, minh của minh bạch, một vị lão sư chân thật có đạo đức, có học vấn. Thân cận họ, bạn mới có thể học được những lời dạy bảo của Phật Đà.

Câu hỏi 6Thân cận một vị lão sư tốt, có phải thông thường thế gian chúng ta gọi là quy y không? có liên quan gì với vấn đề này không?

Việc này cũng không hoàn toàn liên quan. Quy y là một giai đoạn học Phật cần phải có. Ý nghĩa của quy y là lão sư tốt, chúng ta nhất định phải thân cận. Lão sư tốt đem tổng cương lĩnh, tổng nguyên tắc tu học Phật pháp truyền thụ cho chúng ta, gọi là quy y. Quy là bảo chúng ta quay đầu, y là nương tựa. Quay đầu từ chỗ nào? Ngày xưa chúng ta mê hoặc điên đảo, tà tri tà kiến, thân tâm cả thảy đều ô nhiễm nghiêm trọng, cho nên quy y dạy chúng ta từ mê quay đầu lại, phải nương giác ngộ, phải từ tri kiến sai lầm quay đầu nương vào chánh tri chánh kiến; từ bỏ tất cả ô nhiễm quay đầu nương vào tâm thanh tịnh. Đây là điều kiện cơ bản để học Phật, bạn nhất định phải từ mê hoặc tà nhiễm quay đầu lại, nương vào Giác Chánh Tịnh. Mê Tà Nhiễm là chính mình, Giác Chánh Tịnh vẫn là chính mình. Cho nên chân thật quy y là quy y tự tánh Tam Bảo. Giác Chánh Tịnh chính là Tam Bảo.

Câu hỏi 7Quy y một vị, thân cận một vị pháp sư thì tốt, hay quy y càng nhiều càng tốt?

Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Quy y không có một vị pháp sư, cũng không có rất nhiều pháp sư. Quy y ở đây chỉ là đem tổng cương lĩnh, tổng nguyên tắc tu học của Phật giáo truyền thụ cho bạn. Quy y là quy y tự tánh Tam Bảo, không phải quy y người bên ngoài, thậm chí cho đến Phật Thích Ca Mâu Ni cũng không liên quan. Bạn nói: “Tôi quy y Phật Thích Ca Mâu Ni” là sai lầm lớn, làm gì có đạo lý này. Phật Thích Ca Mâu Ni không hề nói “Ngươi phải quy y ta”. Phật dạy bạn phải quy y tự tánh giác của bạn. Giác chính là Phật Bảo, cho nên ý nghĩa của Phật là ý nghĩa của sự giác ngộ. Quy y Phật là giác ngộ, nói cách khác, bạn phải nương vào lý trí, không nên y theo tình cảm mà làm việc. Lý tánh là giác, cảm tình là mê. Bảo bạn quy y Phật là dạy bạn đối nhân xử thế tiếp vật ngay trong cuộc sống thường ngày, phải dùng lý tánh không nên dùng tình cảm.

Thử nghĩ xem, cái lý tánh này cùng với cảm tình, cùng với Phật, với pháp sư có quan hệ gì? Không hề quan hệ. Nếu chúng ta nói quy y một người nào đó, vậy thì sai lầm. Con người, cụ thể vị lão sư chỉ đại diện cho tăng đoàn để truyền thụ Tam Quy cho chúng ta. Chúng ta quy y toàn thể tăng đoàn, vị thiện tri thức nào cũng là lão sư của ta, không nên nhận riêng một người, như thế, cái tâm lượng của bạn mới rộng lớn, phân biệt chấp trước của bạn mới có thể đột phá ra được, bạn mới có lợi ích chân thật.

Thế còn học pháp thì sao? Nhất định phải học với một vị lão sư. Một lão sư dạy bạn một con đường, hai lão sư thì biến thành hai con đường, hoặc ba vị lão sư thì ngã ba đường, bạn đâm ra lúng túng, không biết đi đường nào. Cho nên tu học ban đầu, Nho và Phật đều dạy chỉ nên theo một lão sư, học lời của một người. Đến khi trí tuệ của bạn khai mở, bạn có năng lực phân biệt chân vọng, phân biệt thị phi, tà chánh, vị lão sư liền vui mừng, nhất định sẽ để bạn đi tham học. Còn chưa có năng lực, khi bạn vừa tiếp xúc, phiền não liền khởi, bạn không biết bắt đầu đi từ đâu, lúc này lão sư nhất định bảo hộ bạn, không để bạn ra ngoài. Họ phải bồi dưỡng bạn, đấy mới là lão sư có tinh thần trách nhiệm cao.

Câu hỏi 8Chúng ta biết phương diện tu học của Phật pháp mênh mông rộng lớn. Xin pháp sư vì chúng tôi khai thị thêm một chút, khóa mục tu học của Phật pháp có những thứ nào tốt?

Giáo học của Phật pháp trên bản thân nó phân làm năm giai đoạn, từ cạn vào sâu, tuần tự mà tiến. Kinh điển ghi chép, từ rất sớm Phật đã giảng nói kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm. Bộ kinh này Phật ở trong định mà nói ra. Tham dự pháp hội đều là bậc đại Bồ tát, không phải người thông thường. Ở lần này, Phật đem toàn bộ chân tướng của vũ trụ nhân sanh mà giảng giải, đương nhiên nội dung rất sâu rộng. Mãi đến sau khi Phật diệt độ 600 năm, một vị Bồ tát Long Thọ từ Long Cung xem hết bộ kinh Hoa Nghiêm, số lượng rất lớn, rất khó nhớ, việc này tuyệt đối không phải người thế gian chúng ta có thể tiếp nhận được. Bồ tát Long Thọ sau khi xem hết toàn bộ, lại xem đến quyển trung, quyển hạ, đã thực hiện việc tiết lục. Tiết lục xong mà vẫn thấy còn rất rộng, cần phải có một quyển đơn giản hơn. Ngài xem đến sau cùng, thấy quyển hạ Hoa Nghiêm, cho rằng quyển này người thế gian chúng ta có thể đọc tụng và tiếp nhận, nên liền đem nó truyền đến thế gian. Sau khi truyền vào Trung Quốc, người Trung Quốc dịch thành Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm mà hiện tại mọi người đang đọc tụng. Bộ kinh này thực tế là tóm lược của kinh Hoa Nghiêm. Cũng giống như Tứ Khố Toàn Thư của Trung Quốc. Mọi người điều biết Tứ Khố Toàn Thư rộng lớn như biển, thế nhưng Tứ Khố có mục lục tóm lược. Phân lượng này ít đi rất nhiều. Hiện tại chúng ta đọc kinh Hoa Nghiêm cũng giống như mục lục tóm lược của Tứ Khố vậy. Cho dù là mục lục tóm lược nhưng cũng không được hoàn chỉnh. Dường như chúng ta chỉ có một phần hai nguyên bản, còn lại một phần hai đáng tiếc đã bị thất truyền, ngay đến nguyên bản hiện tại cũng tìm không ra. Có thể nói bản kinh Hoa Nghiêm hoàn chỉnh, hiện tại là bản dịch của Trung Quốc, rất đáng quý.

Sau khi Phật từ trong định ra, Ngài nói hết cảnh giới mà Ngài chứng được. Vậy, để khế hợp với căn tánh chúng sanh ở thế gian này, Ngài giảng kinh A Hàm như lớp tiểu học. Từ A Hàm tiến lên một bậc là Phương Đẳng như lớp trung học. Từ Phương Đẳng tiến vào Bát Nhã, như đại học. Thời gian giảng kinh Bát Nhã rất dài, hết hai mươi hai năm. Chúng ta biết Phật Thích Ca Mâu Ni ở đời, giảng nói kinh pháp tổng cộng bốn mươi chín năm. Trong bốn mươi chín năm, Ngài dùng hai mươi hai năm để giảng Bát Nhã. Cho nên Bát Nhã là trung tâm của Phật pháp, là khóa trình chủ yếu của Ngài. Kinh Bát Nhã trong kinh điển Trung văn hiện tại của chúng ta phân lượng cũng rất lớn, tổng cộng có sáu trăm quyển. Cuối cùng Ngài giảng kinh Niết Bàn mất tám năm, giống như nghiên cứu sở. Rồi quay trở lại cảnh giới của Hoa Nghiêm. Do đây mà biết, Phật giảng kinh nói pháp có thứ lớp, có phương tiện vô cùng khéo léo.

Câu hỏi 9Chúng tôi biết được phương diện tu học của Phật pháp là ngay trong năm khóa mục lớn, dường như có cái gì là tam phước, sáu phép hòa kính, tam học, lục độ, mười nguyện. Những thứ này chúng tôi không thông hiểu lắm, có thể mời pháp sư vì chúng tôi khai thị được chăng?

Đó là nói đến tu hành của cá nhân, còn vừa rồi chúng ta nói đến giáo học của Phật. Giáo học của Ngài phân làm năm giai đoạn, kinh luận giảng giải trong mỗi giai đoạn rất phong phú. Cho đến tu học của cá nhân, Phật cũng đều giảng cho chúng ta rất rõ ràng, từ tam phước mà khởi đầu. Tam phước được Phật nói trong kinh Quán Vô Lượng Thọ, thực tế vô cùng quan trọng, hoàn toàn giống tư tưởng giáo học của nhà Nho.

Phật nói phước thứ nhất là phước báu nhân thiên, hay nói cách khác, nếu bạn muốn làm Phật Bồ tát, là làm một người minh bạch. Phật Bồ tát đối với chân tướng của vũ trụ nhân sanh thấu hiểu triệt để. Làm Phật Bồ tát không phải đi làm thần tiên, vì như thế thì biến thành tôn giáo. Một người hiểu rõ được vũ trụ nhân sanh, loại người này gọi là Phật, Bồ tát. Phật thấu suốt triệt để viên mãn. Còn Bồ tát thấu suốt nhưng chưa đạt đến cứu cánh viên mãn, so với trí tuệ thông suốt của Phật còn kém một bậc. Tuy nhiên họ đều là người minh bạch. Chúng ta phải mong cầu, phải phát nguyện vọng làm một người minh bạch, không nên làm người hồ đồ, phàm phu.

Phật dạy bảo chúng ta phải bắt đầu từ đâu? từ “hiếu thuận cha mẹ”. Việc này cùng với dạy bảo của nhà Nho cũng hoàn toàn giống nhau, cho nên phước thứ nhất chính là phước báu nhân thiên. Trước tiên chúng ta phải làm người tốt, sau đó mới có thể học Phật. Trong phước báu nhân thiên, Phật nói bốn điều. Thứ nhất “hiếu dưỡng cha mẹ”, thứ hai “phụng sự sư trưởng”, thứ ba “từ tâm bất sát”, thứ tư “tu mười nghiệp thiện”, đây là đại căn đại bổn của việc học Phật. Phạm vi của chữ hiếu sâu rộng vô cùng, đặc biệt trong văn tự Trung Quốc, chúng ta nên trân trọng. Tổ tiên cổ đại đối với hậu thế đã hết sức chăm sóc chúng ta về mọi mặt. Trí tuệ của họ, kinh nghiệm của họ, làm thế nào để truyền lại cho con cháu đời sau? Họ quá chu đáo khi dùng văn tự làm công cụ truyền lại kinh nghiệm trí tuệ cho đời sau. Công cụ này tràn đầy trí tuệ mà văn tự dân tộc quốc gia khác không tìm thấy được.

Trong chế tác văn tự Trung Quốc có sáu nguyên tắc, chúng ta gọi là lục thư. “Hiếu” là hội ý một trong sáu nguyên tắc đó. Cái phù hiệu này bên trên là chữ lão, bên dưới là chữ tử, bạn thể hội xem, ý nghĩa đời trước cùng với đời sau là một thể, tinh thần của chữ hiếu xây dựng trên nền tảng này. Cho nên hiện tại người ngoại quốc gọi là đại câu, đại câu là bất hiếu, đời trước với đời sau bị cách khoảng. Đời trước còn có đời trước, đời sau cũng có đời sau nữa, quá khứ vô cùng vị lai vô tận, đây mới là một chỉnh thể. Do đó người Trung Quốc kỷ niệm tổ tông mấy ngàn năm trước, vẫn nhớ tưởng, vẫn còn thờ cúng, người ngoại quốc không hiểu được đạo lý này. Thế nên nhà Nho cùng giáo học của Phật pháp đều xây dựng trên nền tảng hiếu đạo. Nói cách khác, thành Phật cũng vậy, chính là đem hiếu đạo làm đến viên mãn thì thành Phật.

Câu hỏi 10Sau khi nghe khai thị của pháp sư, chúng tôi hiểu kỳ thực toàn thể Phật học chính là hiếu đạo. Hiếu đạo chiếm địa vị tương đối quan trọng trongPhật pháp. Thưa pháp sư! Chúng tôi biết sáu phép hòa kính trong Phật pháp cũng có một mắc xích tương đối quan trọng, xin pháp sư khai thị về sáu phép hòa kính?

Sáu phép hòa kính là Phật dạy chúng ta thái độ làm thế nào trong một đoàn thể có thể làm được, Ngài dạy chúng ta nguyên tắc để sống chung với đại chúng. Điều thứ nhất của lục hòa là “kiến hòa đồng giải”, dùng lời hiện đại mà nói, đôi bên phải xây dựng cùng hiểu. Ngạn ngữ có câu: “gia hòa vạn sự hưng”, người một nhà cùng nhau sinh sống, nếu có nhận thức giống nhau, cách nghĩ giống nhau, đồng nỗ lực, thì gia đình này đương nhiên sẽ hưng thịnh. Một quốc gia cũng vậy, cho nên xây dựng cùng hiểu là điều hiện tại mỗi đoàn thể phổ biến đều đang nói đến.

Điều thứ hai là “giới hòa đồng tu”, ý nghĩa của điều thứ hai này chính là phải tuân thủ pháp luật. Giới là quy củ. Mỗi người đều tuân thủ pháp luật, quốc gia có quốc pháp, gia có gia quy, công ty xí nghiệp cũng có nội quy, người người đều tuân thủ, đều tận trách nhiệm, thì sự nghiệp mới có thể hưng vượng.

Ba điều tiếp theo là “thân hòa cùng ở”, “khẩu hòa vô tranh”, “ý hòa cùng vui”. Có nghĩa, đôi bên cùng ở một chỗ hòa thuận. Điều sau cùng cũng rất quan trọng, “lợi hòa cùng chia”, nói trên phương diện đời sống vật chất là làm thế nào có thể đạt đến bình đẳng, không khác biệt. Phương cách sống này tuy lý tưởng nhưng rất khó đạt đến. Ba ngàn năm trước Thích Ca Mâu Ni Phật nói về lợi hòa cùng chia, chính là cách sống lục hòa. Do đó Phật pháp chân thật là đời sống tự do dân chủ bình đẳng, một lý tưởng cao độ của nhân loại.

Tác giả bài viết: Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ

Nguồn tin: TinhKhongPhapNgu.com

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Video mới nhất

Pháp ngữ mới nhất

Thống kê lượt truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 254


Hôm nayHôm nay : 33144

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1447122

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43691266

PHÁP ÂM TUYÊN LƯU – TẬP 6

ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?

Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.