Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 12)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 12)
Chào các vị pháp sư, các vị đồng tu! Xin mời ngồi! Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hòan Nguyên Quán, tờ thứ tư, hàng thứ nhất, chúng ta đọc từ câu thứ hai: “Phiền não phú chi tắc ẩn, trí tuệ liễu chi tắc hiển, phi sanh nhân chi sở sanh, duy liễu nhân chi sở liễu”. Phía trước chúng ta đã học đến chỗ này. Ngay chỗ này then chốt nhất chính là tự tánh ẩn hiện. Cái hiện tượng này, ẩn và hiện đều không có nhân, không như tất cả vạn vật. Tất cả vạn vật đích thực ra gọi là nhân duyên sanh pháp, đó là Phật nói. Chỉ có tự tánh không phải nhân duyên sanh pháp, vì sao vậy? Nó không có sanh, nó cũng không có diệt, ở giữa vũ trụ này khi nói đến không sanh không diệt thì chính là tự tánh. Tự tánh từ do đâu mà có? Không có chỗ đến. Tự tánh vì sao có thể phát sanh? Không có nguyên nhân, chỉ có sự việc này, cho nên chỗ này nói rất hay, nó “phi sanh nhân chi sở sanh”, thế nhưng nếu như bạn trí tuệ thì bạn đích thực có thể chứng được. Cái chứng được này không phải nói bạn có được cái gì, bạn chân thật biết được tồn tại của nó, chân thật biết nó là nhân thứ nhất của vũ trụ. Vũ trụ, sinh mạng, ta đều là từ nó biến hiện ra. Phật nói được rất hay

Chào các vị pháp sư, các vị đồng tu! Xin mời ngồi!

Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hòan Nguyên Quán, tờ thứ tư, hàng thứ nhất, chúng ta đọc từ câu thứ hai: “Phiền não phú chi tắc ẩn, trí tuệ liễu chi tắc hiển, phi sanh nhân chi sở sanh, duy liễu nhân chi sở liễu”.

Phía trước chúng ta đã học đến chỗ này. Ngay chỗ này then chốt nhất chính là tự tánh ẩn hiện. Cái hiện tượng này, ẩn và hiện đều không có nhân, không như tất cả vạn vật. Tất cả vạn vật đích thực  ra gọi là nhân duyên sanh pháp, đó là Phật nói. Chỉ có tự tánh không phải nhân duyên sanh pháp, vì sao vậy? Nó không có sanh, nó cũng không có diệt, ở giữa vũ trụ này khi nói đến không sanh không diệt thì chính là tự tánh. Tự tánh từ do đâu mà có? Không có chỗ đến. Tự tánh vì sao có thể phát sanh? Không có nguyên nhân, chỉ có sự việc này, cho nên chỗ này nói rất hay, nó “phi sanh nhân chi sở sanh”, thế nhưng nếu như bạn trí tuệ thì bạn đích thực có thể chứng được. Cái chứng được này không phải nói bạn có được cái gì, bạn chân thật biết được tồn tại của nó, chân thật biết nó là nhân thứ nhất của vũ trụ. Vũ trụ, sinh mạng, ta đều là từ nó biến hiện ra. Phật nói được rất hay, tất cả vạn vật, mười pháp giới y chánh trang nghiêm là “duy tâm sở hiện, duy thức sở biến”. Tâm không có sanh nhân, thức có, thức là nhân duyên sở sanh pháp, tánh không có. Việc này phải nên biết, chỗ này cũng rất khó hiểu. Nó là thật, nó không phải là giả.

Khi nói đến sanh nhân, phía trước chúng ta đã nhắc đến tam nhân ở trong Thành Thật Luận. Ba cái nhân này cũng chính là nói tất cả vạn pháp, tất cả vạn pháp đều không rời khỏi được ba cái nhân này. Cái thứ nhất là “sanh nhân”, cái thứ hai là “tập nhân”, cái thứ ba là “y nhân”. Những khái niệm này sự thật đều đang bao quanh ngay trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Bạn đều có thể thông đạt tường tận, thì bạn là một người sáng suốt; nếu như không thể thông đạt tường tận, vậy thì bạn chính là người hồ đồ. Người hồ đồ Phật pháp gọi là phàm phu, người minh bạch thì gọi là Bồ-tát. Bồ-tát cùng phàm phu không hề khác biệt, chỉ là có sáng suốt hay không đối với tất cả vạn vật mà thôi.

Cái thứ nhất, “sanh nhân”.

Sanh nhân chúng ta đã nói qua, chỉ có tự tánh không có sanh nhân, ngoài tự tánh ra thảy đều có sanh nhân. Vũ trụ từ do đâu mà đến? Có sanh nhân. Ta từ đâu mà đến? Có sanh nhân. Đến bằng cách nào? Chúng ta ở trên hội Hoa Nghiêm đã nói qua rất nhiều, không chỉ một lần, mỗi giờ mỗi phút đều nhắc đến. Vì sao phải nhắc đến nhiều đến như vậy? Bởi vì chúng ta chưa thể nhận biết, không phải nói nghe một lần thì liền thông hiểu, lời nói này nghe một vạn lần bạn cũng chưa thể tường tận, vẫn chưa chắc thông suốt. Chưa thông suốt thì không có được thọ dụng, chân thật thông suốt thì liền được thọ dụng. Cái thọ dụng này là gì? Thọ dụng là đại tự tại. Trong Đại thừa giáo nói ba đức, nếu như thật đã thông suốt Bạn liền được giải thoát đức. Giải thoát là đại tự tại. Chúng ta không được đại tự tại, vẫn có phiền não, vẫn còn tập khí, hay nói cách khác, chúng ta chưa thật thông hiểu, chỉ là nghe nói mà thôi. Cho nên cổ thánh tiên hiền dạy bảo chúng ta, học tập phải không ngừng lập lại, ôn cũ biết mới. Việc này rất có đạo lý. Thật rõ ràng ba đức đều hiện tiền, pháp thân đức hiện tiền. Cái gì gọi là pháp thân đức? Cả thảy vũ trụ là một thể, đó là pháp thân đức, bạn sẽ không còn phân nhân ngã, không có khái niệm này, bạn chân thật biết được cả thảy vũ trụ là chính mình, dường như chúng ta tường tận, cái thân thể này của chúng ta là chính mình, thì bạn sẽ không còn đi phân chia nữa. Đây là đầu, đây là mắt, đây là lỗ tai, đây là lỗ mũi, đây là cánh tay, đây là ngón tay, bạn sẽ không phân chia nữa, vì sao vậy? Là một thể! Cho nên bạn chân thật chứng được pháp thân. Pháp chính là thân, pháp tánh là chân tâm, pháp tướng là chân thân. Pháp tướng ở phương diện lớn mà nói là biến pháp giới hư không giới, rút nhỏ phạm vi để nói,  thế giới Ta Bà chúng ta mười pháp giới y chánh trang nghiêm là chính mình. Lớn thì chúng ta xem thấy trên kinh Hoa Nghiêm, thế giới Hoa Tạng gọi là thế giới Hải, Phật nói ở trong đại vũ trụ, như Hoa Tạng thế giới Hải, vô lượng vô biên không có cùng tận, có sanh nhân hay không? Có! Sanh nhân là cái gì?

Đoạn thứ ba trong thiên văn chương này của chúng ta là nói ba loại châu biến: châu biến pháp giới, xuất sanh vô tận, hàm dung không hữu. Đó là tánh đức, cho nên sanh nhân của nó là tánh đức. Sanh nhân của tự tánh thì sao? Tự tánh thì không có sanh nhân, cho nên chỉ có mình nó là không có sanh nhân, cái thứ hai thì liền có sanh nhân, vũ trụ xuất hiện, chính là đại sư Huệ Năng đã nói năm câu, câu sau cùng là “năng sanh vạn pháp”. Năng sanh vạn pháp thì có sanh nhân. Phía trước nói không có sanh nhân, phía trước thí dụ Ngài nói “nào ngờ tự tánh vốn sẵn thanh tịnh”, cái thanh tịnh này không có sanh nhân, “vốn không sanh diệt” không có sanh nhân, “vốn tự đầy đủ”, “vốn không dao động” đều không có sanh nhân, nó vốn dĩ chính là như vậy mà, cho nên không thể nghĩ bàn. Câu nói này của Phật nói được rất hay! Bạn không cách gì mà tưởng tượng, nó đã không phải là vật chất, cũng không phải tinh thần. Không phải vật chất nên mắt tay mũi lưỡi thân của chúng ta không tiếp xúc được, không phải tinh thần nên ý thức của chúng ta không nghĩ đến được. Đó mới là thật. Trong thiên văn chương này khó hiểu nhất chính là đoạn thứ nhất, bởi vì đoạn thứ nhất chính là nó không có sanh nhân, đoạn thứ hai về sau đều có sanh nhân, vậy thì rất dễ hiểu.

Trong đoạn thứ nhất này chính là trong thiền tông trí tuệ nói “mặt mũi trước khi cha mẹ sanh ra”, thiền tông thường hay tham câu nói này. Mặt mũi trước khi cha mẹ sanh ra là cái gì? Chính là Tự Tánh Thanh Tịnh Viên Minh Thể, đó là mặt mũi trước khi cha mẹ sanh ra, vậy đã nói được rất rõ ràng rồi. Trong Tịnh Độ tông chúng ta không nói được rõ ràng như vậy, thế nhưng cũng nói được hay, đó là gì? Gọi là Thường Tịch Quang. Chúng ta không nên nói cõi, cũng không nên nói thân, chỉ gọi là Thường Tịch Quang, đó là bổn lai diện mục. Thường Tịch Quang chính là Tự Tánh Thanh Tịnh Viên Minh Thể nói ở đây. Trong Thường Tịch Quang không có vật chất, cũng không có tinh thần. Trong Phật kinh còn có một danh từ gọi là “Đại Quang Minh Tạng”, đó cũng chính là Thường Tịch Quang, cũng chính gọi là tự tánh.

Tự tánh là đại quang minh. Cái thứ này bạn nói thể hội, có thể hội cũng không thể hội được đến nơi, vì sao vậy? Bạn thể hội là dụng tâm, chỉ cần nói dụng tâm là toàn dùng vọng tâm, không thể dùng được chân tâm. Chân tâm là gì? Chân tâm là dưới đây nói “Liễu nhân Phật tánh”. “Phi sanh nhân chi sở sanh”, câu nói này phải khẳng định, dứt khoát không được hoài nghi, có hoài nghi đó chính là chướng ngại, là phiền não chướng. Sáu căn bản phiền não, phía sau tham-sân-si-mạn là nghi. Bạn hoài nghi thì bạn vĩnh viễn không thể kiến tánh. Không thể kiến tánh thì tạo thành chướng ngại như thế nào vậy? Không ra được mười pháp giới, xin nói với các vị, có thể ra khỏi sáu cõi luân hồi, nhưng không thể ra khỏi mười pháp giới. Cao nhất của mười pháp giới là pháp giới Phật, bạn không cách gì siêu việt, cũng chính là nói bạn vĩnh viễn không thấy được cõi Thường Tịch Quang của chư Phật Như Lai, bạn không thấy được, cho nên phải đoạn hoài nghi. Cái nghi này là cái nghi trong sáu cái căn bản phiền não, không phải là nghi hoặc thông thường, thông thường chúng ta gọi hoài nghi không phải cái này, vậy thì bạn sai rồi, chính là đối với tự tánh tâm thanh tịnh không có nguyên nhân sanh, nó vốn là như vậy, không thể hoài nghi đối với cái này. Cái nghi tình này dứt rồi, bạn mới có thể thể hội được, vạn vật đều có sanh nhân.

Cái thứ hai là nói “tập nhân”. Cái sanh nhân này, sanh nhân của vạn vật là cái gì? Là duy tâm sở hiện, cái tâm này chính là tự tánh. Tự tánh năng hiện. Năng hiện vì sao có khác biệt? Năng hiện thì phải là như nhau chứ? Không sai, đích thực là như nhau, trùng trùng sự khác biệt là do đâu vậy? Khác biệt từ tập nhân mà có. Bạn thấy người xưa Trung Quốc chúng ta nói, nói được hàm hồ, không nói được rõ ràng như Phật pháp nói, Trung Quốc chúng ta bạn xem trong Tam Tự Kinh các bạn nhỏ cũng biết đọc là “tánh tương cận”, cái tánh đó chính là tự tánh không phải do sanh nhân sanh ra, “tập tương viễn”, tập là cái gì? Là tập nhân, người Trung Quốc chúng ta gọi là thói quen, nên gọi là “thiếu thành nhược thiên tánh, tập quán thành tự nhiên”. Tập nhân chính là tập quán, trong chú giải nói được rất rõ ràng, tuy là không dài chỉ một câu: “như tập tham dục nhi ích trường tham dục”. Người Trung Quốc chúng ta thường nói “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, họ cùng ở chung với người thiện thì tự nhiên họ liền biến thành người thiện, cùng ở chung với người ác thì họ liền học xấu, cho nên hoàn cảnh có thể biến đổi khí chất của một con người. Phải biết được những phiền não này không có. Cao quá chúng ta không nói, cao nhất là khởi tâm động niệm, trong tự tánh có khởi tâm động niệm hay không? Không có! Cho nên khởi tâm động niệm cũng là sanh nhân. Sau khi khởi tâm động niệm thì hiện ra đủ thứ hiện tượng khác nhau, mười giới, sáu cõi, ba đường, những nhiễm tịnh, thiện ác, khổ vui này hoàn toàn là tập tánh, là tập nhân. Hiểu rõ được cái đạo lý này, liền biết được giáo dục là quan trọng. Cho nên tôi thường hay nghĩ, cổ thánh tiên hiền Trung Quốc chúng ta, tôi nghĩ đều là chư Phật Như Lai, pháp thân Bồ-tát ứng hoá ở khu vực Trung Quốc này. Năm xưa tôi học kinh giáo với lão sư Lý, tôi đem cách nhìn của tôi thỉnh giáo với lão sư Ngài, lão sư Ngài chứng minh cho tôi. Thầy nói, trên lý thì nói được thông, trên sự thì không có chứng cứ. Đó là thật, trên sự là cái gì? Không có ghi chép, trên kinh Phật cũng không có nói cổ thánh tiên hiền Trung Quốc, những vị nào là Phật Bồ-tát tái sanh, cho nên trên sự không có chứng cứ, trên lý thì nói được thông, vì sao vậy? Chư Phật Như Lai, pháp thân Bồ-tát ứng hoá ở thế gian, chính là ở mười giới, sáu cõi, ba đường, đáng dùng thân gì để độ thì các Ngài liền hiện thân đó để độ, vậy được đại tự tại, một chút chướng ngại cũng không có. Họ làm sao có thể hiện thân? Hiện thân nhưng họ không có khởi tâm không có động niệm, cho nên họ thị hiện rất nhiều vẫn là “phi sanh nhân chi sở sanh”. Tánh như vậy, tướng cũng như vậy. Đạo lý này rất sâu, vì sao vậy? Họ giác ngộ rồi. Vì sao gọi giác ngộ, chính là họ không khởi tâm không động niệm, nên đó không phải là sanh nhân chi sở sanh, chỉ cần khởi tâm động niệm thì chính là sanh nhân chi sở sanh. Cái sanh nhân đó là cái gì? Sanh nhân là khởi tâm động niệm.

Các vị phải nên biết, Phật Bồ-tát ứng hoá ở thế gian, như Thích Ca Mâu Ni Phật năm xưa ứng hoá tại bắc Ấn Độ, ứng hoá ở cõi người, cũng có cha mẹ, cũng có đản sanh, cũng có đồng niên thiếu niên thanh niên tuổi già, đều có cái hiện tượng này, có sanh có diệt, 79 tuổi viên tịch, chúng ta gọi là 79 tuổi chết, có sanh có diệt, đó có phải là có sanh nhân chi sở sanh không? Không có! Việc này thật khó hiểu, rõ ràng có, vì sao lại không có? Chân thật không có, nói với bạn có đó là cái gì? Tùy thuận theo tục đế mà nói có, nếu như tùy thuận theo chân đế thì sao? Theo Chân đế thì không có. Việc này không dễ hiểu. Cả đời Phật giảng kinh nói pháp đều ở trên nguyên tắc này, Phật nương nhị đế nói pháp, chính là chân đế và tục đế. Tục đế chính là y theo thường thức của người thông thường để nói cho bạn nghe thì bạn sẽ hiểu. Chân đế là gì? Chân đế là y theo đệ nhất nghĩa đế, đó chính là cảnh giới thân chứng của Như Lai, thì không có, bao gồm tất cả vạn pháp này cũng là phi nhân chi sở sanh. Cái này thì quá huyền quá diệu, việc này thì càng khó hiểu, tuy là khó hiểu, nhưng thật có. Phật có phương tiện khéo léo, cũng có thể làm cho người có tâm tỉ mỉ có chút thể hội. Thí dụ nói khởi nguồn của vũ trụ, đó là đoạn thứ hai chúng ta phải thảo luận. Khởi nguồn của vũ trụ là khởi tâm động niệm. Cái khởi tâm động niệm này chúng ta cũng không hiểu, chúng ta nghe được cái danh từ này, ta đột nhiên khởi lên một ý niệm, nghĩ đến một sự việc, đó là khởi tâm động niệm, không phải là tự nhiên. Cái ý niệm này của chúng ta quá thô, không phải cái Phật đã nói, khởi tâm động niệm mà Phật đã nói cực kỳ vi tế, vi tế đến mức độ như thế nào vậy? Không những chính chúng ta không biết, A La Hán cũng không biết, Bồ-tát cũng không biết. Ở trên kinh Hoa Nghiêm nói Bồ-tát có bốn mươi mốt giai đoạn, không tính thập tín ở phía trước, khi tính thập tín vị ở phía trước thì là năm mươi mốt giai đoạn. Năm mươi mốt giai đoạn này chân thật đều là Bồ-tát, chính là ngay từ Bồ-tát Sơ Tín Vị thấp nhất, chúng ta cũng không thể so sánh, cả đời này chúng ta nỗ lực tu hành có thể đạt đến được địa vị này hay không? Không nhiều, vì sao vậy? Bồ-tát Sơ Tín Vị, xin nói với các vị, tự tư tự lợi đều không còn, danh vọng lợi dưỡng không còn, năm dục sáu trần không còn, chúng ta có thể làm đến được không? Làm không được, do vì họ có thể đoạn dứt được 88 phẩm kiến hoặc tam giới trong sáu cõi, chúng ta có cách gì đoạn được một phẩm không? Đó là thật.

Tám mươi tám phẩm kiến hoặc, Phật Bồ-tát lại đem nó quy nạp thành năm loại lớn. Lời nói này thì dễ hiểu, bởi vì giáo học kiến khởi phân làm năm loại lớn, tám mươi tám thì quá nhiều.

Năm loại lớn này, thứ nhất là thân kiến. Thân kiến đoạn dứt, cũng chính là Bồ-tát Sơ Tín Vị, tuyệt đối sẽ không chấp trước cái thân này là ta. Việc này thì không dễ làm, chúng ta vẫn chấp trước cái thân này là ta, các Ngài thì biết được cái thân này không phải là ta. Thân là cái gì? Thân là sở hữu của ta, cũng giống như quần áo vậy, quần áo là cái của ta, thân là cái của ta, là ta sở hữu, không phải là ta. Vậy cái gì là ta? Các ngài đã hiểu được linh tánh mới là ta, đến sau cùng nói với bạn cái gì chân thật là ta? Trong điều thứ nhất chúng ta đã nói, Tự Tánh Thanh Tịnh Viên Minh Thể là ta, là chân ngã, đó chính là mặt mũi trước khi cha mẹ chưa sanh ra. Chúng ta đã quên nó sạch trơn, đem cái thân này cho là ta, bạn nói xem có đáng lo không? Cũng giống như một người, chúng ta thí dụ quần áo này là cái của ta, họ đem quần áo cho là ta, quên mất đi cái ta, cho quần áo là ta, chấp trước vào quần áo này, bạn nói xem, đó không phải là sai lầm sao? Chúng sanh trong sáu cõi có ai mà không đem cái thân cho là ta! Cho dù họ tu hành, tu định, có thể đạt đến trời Vô Sắc Giới, trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, họ vẫn là có thân kiến, cho nên họ không thể ra khỏi sáu cõi luân hồi, họ không thể so sánh được với Bồ-tát Sơ Tín Vị. Bồ-tát Sơ Tín Vị đã phá thân kiến.

Thứ hai là biên kiến. Biên kiến phá rồi, biên kiến là hai bên. Chúng ta vì nói phương tiện khởi kiến mọi người dễ hiểu, không nói cái danh từ này, tôi thường hay nói đối lập, hai bên không phải là đối lập sao? Bồ-tát Sơ Tín Vị ý niệm đối lập cũng không còn. Hiện tại trong khoa học gọi là tương đối luận, tương đối, họ không có tương đối. Hiện tại thế gian này của chúng ta xung đột triền miên, không chỉ gia đình có xung đột, cha con anh em có xung đột, vợ chồng có xung đột, bước vào xã hội thì xung đột với tất cả chúng sanh, xung đột với tất cả vạn vật, oán trời trách người, đó là hiện tượng xã hội ngày nay. Loại loạn động này căn gốc do đâu vậy? Gốc chính ở đối lập, chính ở biên kiến. Biên kiến không còn  thì bao gồm tất cả xung đột đều hoá giải. Bồ-tát Sơ Tín Vị làm được.

Thứ ba là tà kiến, đó là kiến giải sai lầm.

Kiến thủ kiến, giới thủ kiến là thành kiến, tất cả đều không có, chúng ta làm sao có thể so sánh được? Cho nên chứng được Bồ-tát sơ tín vị, tuy là chưa ra khỏi sáu cõi luân hồi quyết định không đoạ vào ba đường ác. Thiên thượng nhân gian, mà Phật nói được rất rõ ràng nhiều nhất là bảy lần, họ liền chứng được quả A La Hán, siêu việt sáu cõi, sáu cõi sẽ không còn, cho nên không thể xem thường họ, họ là Bồ-tát sơ tín vị, đó cũng là thánh nhân, chúng ta gọi là tiểu thánh, ở trong ba loại bất thoái, họ chứng được vị bất thoái. Cho nên từ nơi họ mà tính năm mươi mốt giai đoạn, đến giai đoạn nào, ở vào giai đoạn nào mới có thể chân thật hiểu được khởi tâm động niệm mà Thế Tôn nói ở trong kinh điển Đại thừa? Bồ-tát Bát Địa.

Các vị thử nghĩ xem, Bát Địa cao cỡ nào? Bạn xem, tín vị mười giai đoạn, thập tín, lại hướng lên trên thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng là bốn mươi vị thứ. Lại hướng lên trên thập địa, thập địa bạn xem thấy từ sơ địa đến thất địa là bốn mươi bảy vị thứ, đến bát địa là bốn mươi tám vị thứ. Đến Bồ-tát Bát Địa mới biết được khởi tâm động niệm của Phật đã nói, Bồ-tát Thất Địa cũng không biết, Bồ-tát Bát Địa mới biết. Cho nên Phật ngày ngày nói cho chúng ta nghe khởi tâm động niệm, chúng ta thảy đều hiểu lầm, cho rằng ý niệm thô tháo của chúng ta chính là khởi tâm động niệm. Không phải vậy, nó rất vi tế. Cho nên chúng ta đọc được ở trong kinh điển, Thích Ca Mâu Ni Phật nói chuyện với Bồ-tát Di Lặc, vậy mới hoát nhiên hiểu ra. Chỗ này Phật hỏi Bồ-tát Di Lặc là một niệm của người thông thường, chúng ta gọi là khởi lên một ý niệm, đó là thô niệm, quá thô; Phật hỏi Bồ-tát Di Lặc, trong một ý niệm này có bao nhiêu niệm nhỏ, ý niệm vi tế? Chân thật là khởi tâm động niệm, có mấy cái ý niệm? Có mấy cái hình? Có mấy cái thức? Hình là cái gì? Hình chính là vật chất, hiện tượng vật chất; thức chính là hiện tượng tinh thần. Bồ-tát trả lời Thích Ca Mâu Ni Phật rằng, một cái khảy móng tay, thời gian của cái khảy móng tay rất ngắn, khi vừa khảy thì có 32 ức trăm ngàn niệm. Một trăm ngàn là mười vạn, đó là đơn vị, bao nhiêu cái mười vạn? 32 ức mười vạn, cũng bằng như hiện tại chúng ta gọi là 320 triệu. Bạn xem, chỉ một khẩy móng tay có 320 triệu ý niệm, chúng ta làm sao có thể biết được. Trong một khảy móng tay liền có 320 triệu ý niệm, hay nói cách khác, 320 triệu ý niệm chỉ trong một cái khảy, vậy khi chúng ta khởi lên một ý niệm, không chỉ một khảy móng tay. Một cái khảy tốc độ rất nhanh. Hiện tại thông thường chúng ta lấy thời gian của một giây làm đơn vị, một giây đồng hồ, nếu chúng ta khảy được nhanh, đại khái một giây khảy được bốn lần, lại nhân làm bốn, trong một giây có bao nhiêu ý niệm nhỏ?  1280 triệu. Tốc độ nhanh đến như vậy, Bồ-tát Bát Địa biết được, sức định của Bồ-tát Bát Địa sâu, trong thiền định sâu thẳm, cái ý niệm cực kỳ vi tế đó vừa động họ đều biết được. Cái ý niệm này là gì? Cái ý niệm này chính là khởi tâm động niệm mà Phật nói trong kinh, chính là căn bản vô minh mà trong Phật pháp thường nói. Trong Đại thừa giáo Phật thường nói “một niệm bất giác mà có vô minh”, chính là có một niệm này.

Bồ-tát Di Lặc nói với chúng ta, ý niệm vi tế như vậy, “mỗi niệm thành hình”, mỗi một ý niệm đều có hiện tượng vật chất xuất hiện, “hình đều có thức”, trong mỗi hiện tượng vật chất đều có kiến văn giác tri. Kiến văn giác tri là thức, hiện tượng tinh thần. Hay nói cách khác, hiện tượng tinh thần cùng hiện tượng vật chất đồng thời xuất hiện. Hiện tượng tinh thần biến thành cái gì? Biến thành vũ trụ, hiện tượng vật chất biến thành vũ trụ. Hiện tượng tinh thần chính là chính mình, hiện tại chúng ta gọi là bao gồm tất cả động vật, trong tất cả động vật quan trọng nhất là chính mình, tất cả thứ khác là hoàn cảnh đời sống của chúng ta. Trong hoàn cảnh đời sống của chúng ta có hoàn cảnh nhân sự, đó là động vật, có hoàn cảnh vật chất, có hoàn cảnh hiện tượng tự nhiên, cội nguồn là như vậy. Nếu như biên kiến phá rồi, không còn có đối lập, những hiện tượng này đều không còn. Cho nên chúng ta chân thật tu hành phải tu từ chỗ nào? Trước phải biết vô ngã, cái thân không phải là ta, sau đó phải biết chúng ta cùng vũ trụ, với người với việc với vật đều là một thể không có đối lập. Người khác đối lập với ta, ta thì không đối lập với người, vì sao vậy? Họ mê, họ không biết, họ chấp trước cái thân là ta, chúng ta giác ngộ. Giác ngộ là gì? Sau khi giác ngộ thì cả thảy vũ trụ là ta, làm sao ta có thể đối lập với người, cho dù có bị tổn hại cũng không đối lập.

Tôi nghĩ có rất nhiều người có được kinh nghiệm như vầy, chính tôi cũng có trải qua rất nhiều lần, không cẩn thận răng cắn phải cái lưỡi, lưỡi bị cắn rách chảy máu, bạn thử nghĩ xem răng cùng lưỡi có đối lập không? Nó không hề đối lập, vì sao vậy? Là một thể. Người khác đối lập với ta, chẳng phải giống như là răng cắn phải đầu lưỡi hay sao? Họ có thể đối lập, chúng ta biết được chân tướng sự thật không có đối lập. Không có đối lập chính là hài hoà, cho nên phải biết vũ trụ là hài hoà. Hài hoà là tự nhiên, hoàn toàn tương ưng với tánh đức. Đối lập báo thù bất hoà là sai lầm, hoàn toàn trái ngược tự tánh đó là sai lầm, cho nên bởi vì tập nhân, do đó chư Phật Bồ-tát đại thánh đại hiền ứng hoá đến thế gian này, đó là gì vậy? Chúng sanh có cảm thì cácNgài tự nhiên liền có ứng. Cái cảm ứng này đến phía sau chúng ta sẽ tỉ mỉ nói rõ. Các Ngài ứng hoá đến thế gian này để làm gì? Để dạy chúng ta. Chúng ta rất không may rơi vào trong sáu cõi, đoạ vào trong sáu cõi, chúng ta phải làm thế nào trải qua ngày tháng? Chúng ta ở trong sáu cõi mục tiêu cuối cùng là gì? Việc này đều phải nên biết, sau đó cái gọi là giá trị quan của nhân sanh, ý nghĩa của nhân sanh, đó mới là đúng đắn, không thể rơi vào tà ác. Giá trị của nhân sanh là gì? Nâng cao linh tánh của chính mình, dùng thiên văn chương này của đại sư Hiền Thủ mà nói, chính là Vọng Tận Hoàn Nguyên, hồi quy tự tánh. Cái giá trị quan này chính xác, một chút cũng không sai, đời đời kiếp kiếp nhớ lấy.

Khởi đầu học Phật tu hành khó, chỉ cần sau khi vượt qua cái khó khăn ban đầu, dần dần nâng lên trên cao, nó sẽ tăng lên theo cấp số nhân. Khó khăn nhất là mở đầu, mà mở đầu khó khăn nhất là đối với tự tánh mà Phật nói cho chúng ta, bản thể của vũ trụ vạn hữu. Cái nhận biết này quá khó, bạn làm sao có thể tin sâu không nghi đối với lời Phật nói, cái điểm này khó khăn hơn bất cứ thứ gì. Hiện tại người thông thường chúng ta tin vào khoa học, vì sao tin tưởng? Khoa học gia dùng rất nhiều máy móc để chứng minh. Chúng ta đối với lời Phật Bồ-tát đã nói, chúng ta không tin tưởng. Kỳ thật Phật Bồ-tát cũng giống như khoa học, các Ngài cũng là chứng minh, thế nhưng cái chứng minh đó của Ngài chỉ có các Ngài biết, chúng ta không biết, cho nên giáo học của Phật Bồ-tát cũng rất khoa học, các Ngài dạy cho chúng ta phương pháp, bạn tự mình phải đi thân chứng, phương pháp gì vậy? Phương pháp thiền định. Cho nên tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn trong Phật pháp, phải nên biết pháp là phương pháp, môn là lối đi, phương pháp lối đi này phải đạt đến mục đích gì? Thảy đều là đạt đến minh tâm kiến tánh. Minh tâm kiến tánh không phải là một phương pháp, vô lượng vô biên phương pháp đều có thể đạt đến, cho nên tám vạn bốn ngàn pháp môn chính là tám vạn bốn ngàn thiền định khác nhau, vô lượng pháp môn chính là vô lượng phương pháp tu thiền định, là cái ý như vậy. Bạn chính mình tu, sức định của bạn sâu cạn, sức định thấp thì đột phá một phần, sức định sâu thì đột phá bộ phận lớn, đến cứu cánh viên mãn thì hoàn toàn đột phá, bạn liền biết được chân tướng của cả thảy vũ trụ, liền hiểu rõ chân tướng, trên kinh Hoa Nghiêm gọi là chân tướng của vũ trụ. Trong quyển này nói Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán là chân tướng vũ trụ. Thiên văn chương này là lượt nói, kinh Hoa Nghiêm là nói tỉ mỉ, kỳ thật tánh tướng lý sự nhân quả trong đó nói đều là viên mãn, không có kém khuyết, không có tăng giảm, thật là tuyệt diệu. Không những Phật pháp là bình đẳng kiến tánh, chúng ta lại tổng hợp bao gồm tất cả các tôn giáo, nếu như thật biết tu thì đều có thể đạt đến cảnh giới này, đều có thể siêu việt sáu cõi, đều có thể siêu việt mười pháp giới, đều có thể minh tâm kiến tánh, then chốt là bạn biết hay không.

Tôi tin tưởng ở thời kỳ đầu, mỗi một tôn giáo khi sáng lập, người sáng lập tôn giáo đều có công phu tương đối, chính là sức định, họ đều chứng được cảnh giới. Cái chứng được này cạn sâu khác nhau, có một số tôn giáo đích thực họ thấy được cõi trời thì họ rất vừa lòng rồi, trong Đại thừa giáo chúng ta gọi là được ít cho là đủ, họ xem thấy được nơi này rất là đẹp thì liền an trụ ở nơi đó, đó là sanh thiên. Trời có rất nhiều tầng, có dục giới thiên, có sắc giới thiên, có vô sắc giới thiên, đều không ra khỏi sáu cõi luân hồi. Người thông minh hơn một chút, người có sức định sâu hơn một chút, họ đột phá sáu cõi, là A La Hán. Trong hội Lăng Nghiêm, Phật nói cửu thứ đệ định, bạn thấy thế gian đến bát định, hướng lên trên một bậc là cửu đệ định, liền siêu việt vô sắc giới, tầng cao nhất là phi tưởng phi phi tưởng xứ, họ siêu việt. Siêu việt thì siêu việt sáu cõi, họ đi đến nơi nào vậy? Đến pháp giới bốn thánh, đi đến pháp giới thanh văn, đó mới chân thật gọi là chánh giác. Nhà Phật tu hành, mục tiêu cuối cùng dịch nguyên âm tiếng phạn là “A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề”, dịch thành ý nghĩa Trung Quốc là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. A La Hán đạt đến chánh giác, trong sáu cõi không có chánh giác, cho dù đến được tưởng phi phi tưởng xứ, Phật cũng không nói họ là chánh giác, chánh giác là A La Hán. A La Hán hướng lên trên là Bích Chi Phật. Bích Chi Phật lại hướng lên trên là Bồ-tát. Bên trên Bồ-tát là Phật, Phật của mười pháp giới, không phải là Phật thật, Lục Tức Phật của đại sư Thiên Thai gọi là Tương Tợ Tức Phật, rất giống Phật nhưng không phải là thật. Do nguyên nhân gì? Bởi vì tiêu chuẩn của Phật là dùng chân tâm, không còn dùng vọng tâm, Phật trong mười pháp giới vẫn là dùng A-lại-da, cũng chính là nói chưa thể chân thật chuyển bát thức thành bốn trí, cho nên đó là Phật của mười pháp giới. Nếu như chuyển thức thành trí, chuyển bát thức, bát thức không còn, biến thành bốn trí bồ-đề, mười pháp giới liền không còn, họ đi đến nơi nào vậy? Họ đến cõi Thật Báo Trang Nghiêm của chư Phật Như Lai, vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, cõi Thật Báo của A-di-đà Phật. Nếu như không phải vãng sanh đến thế giới Cực Lạc, khẳng định họ đến thế giới Hoa Tạng, cõi Thật Báo Trang Nghiêm của Tỳ Lô Giá Na Phật. Trên kinh Hoa Nghiêm nói Viên giáo, Hoa Nghiêm là Viên giáo, Bồ-tát sơ trụ liền đến cảnh giới này, thập tín viên mãn thì ra khỏi mười pháp giới, liền quay lại pháp giới Nhất Chân, đó là cõi Tịnh Độ của chư Phật Như Lai, cho nên pháp giới bốn thánh  là cõi Phương Tiện Hữu Dư của Phật Bồ-tát, những nơi này là gì? Mười pháp giới, sáu cõi ba đường đều là tập nhân, tập nhân đã thành tựu, cho nên tập nhân quan hệ quá lớn, giáo dục chính là vì cái này, hưng khởi của giáo dục cũng là vì cái này. Vì sao phải giáo dục? Tập nhân.

Chúng ta thấy hiện tại thế giới này loạn, thật gọi là thế giới đại loạn. Sự việc này, năm xưa khi lão sư Lý vãng sanh, buổi chiều trước một ngày vãng sanh, Ngài nói với những đồng tu bên cạnh. Tôi không có ở đó, các đồng tu nói lại cho tôi nghe. Lão sư nói  thế giới này loạn rồi, Phật Bồ-tát thần tiên hạ phàm cũng không cứu được, các người chỉ còn một sanh lộ, chính là niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Di ngôn sau cùng của lão sư Lý chính là một câu nói như vậy, bảo chúng ta chăm chỉ niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Sáng sớm ngày hôm sau thì thầy đi. Những đồng tu chúng ta ghi nhớ câu di ngôn này của lão sư, chỉ có niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ là phương pháp ổn định nhất, là phương pháp mau chóng nhất, phương pháp đáng tin nhất, chân thật bất hư.

Ngày hôm nay chúng ta học Hoa Nghiêm, tu Tịnh Độ vì sao học Hoa Nghiêm? Cư sĩ Bàng Tế Thanh nói rất hay, đây đều là đại đức của Tịnh tông. Chúng ta tin tưởng cư sĩ Bàng không phải là người phàm, bởi vì nghề nghiệp cả đời ông người phàm thông thường không làm được, thông tông thông giáo, hiển mật viên dung. Ông nói với chúng ta, kinh Vô Lượng Thọ chính là trung bổn của Hoa Nghiêm, là thật, A Di Đà Kinh là tiểu bổn của Hoa Nghiêm; hay nói cách khác kinh Hoa Nghiêm là đại bổn của kinh Vô Lượng Thọ, chính là nói rõ cho kinh Vô Lượng Thọ. Đây là do ông nêu ra. Khi chúng ta tỉ mỉ mà nghiên cứu ba bộ kinh này, chân thật chúng ta khẳng định lời nói của ông, lời nói của ông một chút cũng không sai. Kinh Hoa Nghiêm đến sau cùng, Bồ-tát Phổ Hiền phát mười đại nguyện cầu sanh Cực Lạc, tổng kết của Hoa Nghiêm quy hướng về nơi đâu? Ở Kinh Vô Lượng Thọ ở thế giới Cực Lạc. Cho nên thiên lời tựa dài phía trước trong bổn hội tập là do cư sĩ Mai Quang Hy viết, viết rất hay! Mai lão cư sĩ là thầy của lão sư Lý chúng ta, lão cư sĩ Lý Bĩnh Nam là học trò của Mai Quang Hy, chúng ta phải gọi là tổ sư. Đời đời truyền nhau gọi là sư thừa, làm gì có sai lầm! Cho nên chúng ta học Hoa Nghiêm không hề rời Tịnh Độ, mà là càng ngày càng rõ ràng, càng ngày càng tường tận hơn đối với kinh Vô Lượng Thọ. Lão sư Lý lúc đó phát tâm, thầy cũng nói qua với tôi, thầy hy vọng đem kinh Hoa Nghiêm giảng viên mãn, sau cùng lại giảng qua một lần Kinh A Di Đà thì thầy vãng sanh. Nhưng lời nói này thầy chưa thực hiện được, kinh Hoa Nghiêm thầy vẫn chưa giảng đến một nữa thì vãng sanh.

Chỗ này, chúng ta những người làm học trò, ở bên cạnh xem thấy rất rõ ràng, thầy không nên đi, thế nhưng thầy lại đi, vì sao đi? Ngộ độc thực phẩm, hai lần trúng độc thực phẩm. Thầy là một Trung y rất giỏi, lần đầu trúng độc thực phẩm thầy dùng thuốc giải độc hoá giải, không hề gì, không bị thương tổn gì lớn. Trải qua nửa năm lại bị một lần nữa. Lão sư thực tế mà nói là quen rồi, muốn cho chúng ta một nhắc nhở thật lớn. Thầy là người sơn đông ưa thích ăn mì, đồng tu nấu bát mì cho thầy ăn, mì đó là mì sợi, ngoài chợ bán từng bó từng bó, từng bó từng bó mì sợi đó đều là để rất lâu, trong đó có thuốc chống móc, không có thuốc chống móc thì làm sao có thể để được lâu như vậy? Có thể đã quá hạn, cho nên nấu loại mì này mùi vị rất khác, chính thầy biết được, thế nhưng muốn những học trò này hoan hỉ nên ăn hết ngay trước mặt họ. Ăn xong trở về phòng liền uống thuốc giải. Lần thứ hai gặp phải sự việc như vậy thầy vẫn cứ thế mà làm, thế nhưng khi uống thuốc giải thì trễ rồi, cái độc này phát tác, lần này tổn thương rất lớn. Thầy bệnh cũng sắp gần ba tháng, thương tổn nguyên khí. Cho nên khi lão sư Ngài nhìn thấy tôi, một mực cảnh cáo tôi, đã nói qua mấy lần, không nên đến quán ăn thức ăn, thức ăn trong quán không sạch sẽ, cho nên đối với ăn uống phải đặc biệt chú ý cẩn trọng. Bởi vì thầy cũng là hiểu y học, thầy hiểu được làm thế nào giải độc, cho nên thầy dám, chúng ta không dám, chúng ta ngửi thấy mùi vị không phải thì không dám ăn, vì sao vậy? Chúng ta sợ trúng độc, thầy không sợ trúng độc, thiệt thòi của thầy chính ngay chỗ này. Cho nên thực tế là không nên đi, chúng ta vào lúc đó nhìn thầy, lão sư chí ít cũng có thể sống được 120 tuổi. Bạn thấy, 95 tuổi mà không cần người chăm sóc, chính mình có thể lo lắng cho chính mình, cho nên không nghĩ đến việc thầy gặp phải cái nhân duyên như vậy. Đây là giáo huấn rất lớn cho chúng ta, luôn dặn bảo ăn uống phải đặc biệt cẩn trọng.

Cho nên cái tập nhân này rất là quan trọng, chúng ta làm thế nào đem tập quán không tốt sửa đổi lại, dùng cái gì để đổi? Tiêu chuẩn gì vậy? Đệ Tử Quy là tiêu chuẩn, Cảm Ứng Thiên là tiêu chuẩn, Thập Thiện Nghiệp Đạo là tiêu chuẩn. Tôi thường nói ba cái gốc Nho Thích Đạo, chúng ta chân thật muốn học Phật, chân thật muốn ngay ở trong một đời này vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc, việc này quan trọng. Đem những thứ này thực tiễn, chính là đại đức xưa dạy cho chúng ta trì giới niệm Phật. Ngày nay chúng ta chỉ niệm Phật, không trì giới, có thể vãng sanh hay không? Không thể vãng sanh, vì sao vậy? Tập quán của chúng ta không tốt, tập khí không tốt, người thế giới Cực Lạc không nhận. Cho nên bạn phải xem Thế Tôn ở trong kinh A Di Đà giới thiệu cho chúng ta những lời này, thế giới Cực Lạc trên kinh nói rất rõ ràng: “đều là các bậc thượng thiện đến ở một nơi”. Bạn xem tiêu chuẩn của nó, thiện không phải cái thiện thông thường, mà là thượng thiện, thế nên ở thế giới Ta Bà này của chúng ta tu Thập Thiện Nghiệp Đạo, thượng phẩm mười thiện sanh thiên là trời dục giới, trung phẩm mười thiện thì được giàu sang ở nhân gian là nhân đạo, hạ phẩm mười thiện là tu mười thiện xen tạp ngạo mạn, đó là A Tu La; đây gọi là ba đường thiện. Cho nên chúng ta muốn trừ bỏ đường A Tu La, chí ít phải trung phẩm mười thiện, bạn mới vãng sanh thế giới Cực Lạc. Bổn kinh vừa mở ra là “Thiện nam tử, thiện nữ nhân”, cái thiện đó chính là cái tiêu chuẩn như vậy. Nếu bạn không phải là thiện nam tử, thiện tử nhân, ngày ngày niệm A Di Đà Phật, A Di Đà Phật hoan nghênh bạn đi nhưng đại chúng ở nơi đó cũng không đồng ý bạn, bởi vì bạn bất thiện sẽ làm cho xã hội của họ động loạn. Chúng ta vãng sanh thế giới Cực Lạc cũng giống như là di dân, điều kiện để di dân đó là điều kiện thứ nhất, rất quan trọng cần phải thông qua, chúng ta đích thực là bậc thượng thiện, phải tu thượng phẩm mười thiện, vậy niệm Phật vãng sanh thì bạn thật đã nắm chắc.

Mười thiện phải ghi nhớ: không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dục, không vọng ngữ, không hai chiều, không thêu dệt, không ác khẩu, không tham, không sân, không si. Cái gì gọi là thượng phẩm? Ngay đến ý niệm cũng không có là thượng phẩm. Có ý niệm này, nhưng không có hành vi là trung phẩm. Trung phẩm là có thể vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc cõi Phàm Thánh Đồng Cư trung hạ phẩm. Thượng phẩm thì sao? Thượng phẩm là quyết định có thể sanh cõi phàm thánh đồng cư thượng tam phẩm. Xin nói với các vị, thượng tam phẩm phần nhiều là biết trước giờ chết, khi vãng sanh tướng lạ hi hữu. Việc này chúng ta có thể làm đến được. Ở ngay trong cuộc sống thường ngày phải luyện, gọi là luyện công phu. Luyện công phu gì? Không những không sát sanh, ngay đến ý niệm sát sanh cũng không có; không những không trộm cắp ngay đến ý niệm chiếm hữu tiện nghi của người cũng không có; không những không dâm dục, ý niệm dâm dục cũng không có; đây gọi là thượng phẩm. Không phải chúng ta không làm được, có thể làm đến được, cho nên nhất định phải nỗ lực chăm chỉ tu học, đó gọi là công phu chân thật. Sau đó niệm Phật không thể gián đoạn, không nhất định ở ngoài miệng, trong lòng phải có Phật, trên kinh nói với chúng ta “ức Phật niệm Phật”.Ức là tưởng Phật, tưởng giáo huấn ở trên kinh. Niệm Phật là trong lòng thật có Phật, bạn thấy chữ niệm là chữ kim và chữ tâm, tâm hiện tại, trong tâm thật có Phật, không chỉ ở trên miệng, trên miệng có Phật trong lòng lượng có Phật thì không ích gì. Người xưa nói “miệng niệm Di Đà tâm tán loạn, đau mồm rất họng chỉ uổng công”, cho nên quan trọng nhất là trong tâm phải có Phật. Chúng ta như vậy thì cái tập nhân này quá tốt rồi. Chúng ta phải bồi dưỡng cái nhân này, vạn nhất không nên rước lấy những phiền não tập khí xã hội trước mắt thì thật không tốt. Xã hội hiện tại người ta nói cái gì là giá trị? Tiền của là giá trị. Con người đến thế gian này để làm cái gì? Để kiếm tiền. Tiền có thể mang đi được không? Không thể mang đi. Đó là việc mà trong lúc giảng giải thường hay khuyến cáo đồng tu, chúng ta phải tu thứ mang đi được, chúng ta phải làm cái này, không mang đi được thì chúng ta không làm, chúng ta không cần. Bạn phải nên biết, tài sản không mang đi được, bạn hà tất phải lo thứ này. Danh lợi không mang đi được, danh là hư vọng, địa vị không mang đi được, thân bằng quyến thuộc của bạn cũng không mang đi được. Những thứ không mang đi được, bạn lo lắng quá mức thì sai rồi, cho nên phải lo những thứ mang đi được. Bạn thấy trên kinh Phật thường nói: “Mọi thứ không mang đi được chỉ có nghiệp theo mình”, bạn liền biết được, cái nghiệp đó có thể mang đi được. Nghiệp có thiện nghiệp, có ác nghiệp, có tịnh nghiệp, có nhiễm nghiệp, vậy chúng ta phải mang tịnh nghiệp, chúng ta phải mang thiện nghiệp. Tu thập thiện mang thiện nghiệp, tu tâm thanh tịnh mang tịnh nghiệp, đó là giá trị quan chân thật của chúng ta, chúng ta mới chân thật có thể được sanh Tịnh Độ, cho nên tập nhân quan trọng hơn bất cứ thứ gì.

Làm thế nào chúng ta được tâm thanh tịnh? Tôi có một phương pháp, phàm hễ là thứ ô nhiễm tâm của chúng ta thì thảy đều đem nó trừ bỏ đi. Cái thứ nhất là truyền hình. Tôi không xem truyền hình đã có hơn 40 năm, đó là ô nhiễm. Báo chí ô nhiễm, tạp chí ô nhiễm, phim ảnh ô nhiễm, hý kịch ô nhiễm, ngay đến xướng ca cũng ô nhiễm, tôi một mực cự tuyệt. Tôi không có quyền bảo bạn không diễn xuất ra, thế nhưng tôi có quyền không nghe không xem. Mỗi ngày nghe Phật hiệu xem Phật kinh, cả ngày đều không rời khỏi, 58 năm rồi, giảng kinh dạy học 51 năm, cho nên mới có thể giữ tâm thanh tịnh này. Người xưa nói “ba ngày không đọc sách thánh hiền thì thay đổi mặt mũi rồi”, nếu như khi chúng ta bỏ mất đi Phật pháp ba tháng, khẳng định bị tập khí bất lương của xã hội ô nhiễm, vậy có thể được sao? Cho nên có thể ở trong xã hội này vẫn có thể giữ gìn được, dựa vào cái gì? Dựa vào đọc kinh, dựa vào niệm Phật. Truyền hình phim ảnh, thỉnh thoảng xem qua một lần cũng đều không nên, bạn phải nên biết, vào lần đó chủng tử đã gieo vào trong A-lại-da-thức của bạn, bạn phải dùng công phu như thế nào mới có thể nhổ sạch được? Phiền não nhiều hơn, cho nên phương pháp tốt nhất là căn bản không nên tiếp xúc. Hiện tại có không ít đồng tu phát tâm, muốn biên đạo một số phim ảnh phim truyền hình Phật giáo, có tốt không? Tốt! Tôi có xem hay không? Không xem! Tốt thì sao? Để cho người khác xem. Tuyên truyền Phật giáo là việc tốt, tôi cũng tán thành, thế nhưng tôi cũng sẽ không xem, cho nên việc này chính mình nhất định phải giữ lấy.

Cái thứ ba nói “Y Nhân”.

Có giải thích đơn giản, như lấy sáu căn, sáu cảnh để nương tựa mà sanh sáu thức. Sáu thức từ đâu mà có? Chánh nhân của sáu thức vẫn là duy tâm sở hiện, thế nhưng nếu nó không có y nhân, nó chỉ có ẩn, nó không hiện, cũng giống như Đại sư Huệ Năng đã nói “vốn tự đầy đủ”. Trong tự tánh vốn tự đầy đủ, nếu như không có sáu căn sáu cảnh, nó không thể sanh ra, thì nó không thể hiện ra. Ẩn hiện khác nhau. Nếu nó có sáu căn sáu cảnh làm duyên thì nó sanh ra, sáu thức liền khởi lên, đạo lý chính là như vậy. Thế nhưng sáu căn sáu thức là thuộc về hiện tượng vật chất, cũng chính là Bồ-tát Di Lặc đã nói “niệm niệm thành hình”, sáu căn sáu thức đều là hình, “hình đều có thức”, sáu thức do như vậy mà sanh ra, sanh khởi sáu thức. Do đây có thể biết, hoàn cảnh chúng ta nương tựa ảnh hưởng đối với chúng ta rất lớn. Hiện tại hoàn cảnh của chúng ta ở cùng với hoàn cảnh mà người xưa ở là không như nhau. Xã hội của thời xưa, bởi vì phổ cập giáo dục thánh hiền, phổ cập đến bình dân.

Tuổi tác như tôi đây, khi tôi còn trẻ, đại khái những việc lúc ba tuổi tôi vẫn còn có thể ghi nhớ. Xã hội vào lúc đó, đó là trước thời kỳ kháng chiến, trong nông thôn chưa phổ cập giáo dục, trường học rất ít, cho nên người mù chữ rất nhiều, chính là người không biết chữ. Tuy là không nhận biết chữ, thế nhưng họ nhận qua giáo dục rất tốt, giáo dục luân lý, đạo đức, nhân quả, từ nhỏ trưởng bối giảng cho bạn nghe, làm cho bạn xem, thân giáo! Đó là Trung Quốc mấy ngàn năm đời đời truyền lại nhau, người già dạy bảo con cái, đặc biệt chú trọng con gái. Con gái tương lai làm vợ người, làm mẹ người, rất quan trọng! Cho nên Trung Quốc mấy ngàn năm bình an thịnh trị. Việc này có rất nhiều người nước ngoài mà tôi đã tiếp xúc, nghiên cứu lịch sử, đặc biệt là lịch sử Trung Quốc, họ rất là ngưỡng mộ. Bản đồ Trung Quốc lớn như vậy, chủng tộc lớn đến như vậy, mấy ngàn năm bình an thịnh trị, họ làm sao được vậy? Toàn  thế giới không hề có. Tuy là thời xưa cũng có loạn thế, thế nhưng thời gian loạn thế tuyệt nhiên không dài, thông thường thay vua đổi chúa, năm năm động loạn thì liền hồi phục lại trật tự bình thường, nhanh đến như vậy là dựa vào cái gì? Dựa vào giáo dục, chính là dựa vào giáo dục luân lý đạo đức nhân quả, không nhất định phải biết chữ. Hiểu được luân lý, luân lý là quan hệ, quan hệ giữa người và người, quan hệ cha con, quan hệ vợ chồng, quan hệ quân thần (chính là hiện tại quan hệ của người lãnh đạo và người bị lãnh đạo), quan hệ anh em, quan hệ bạn bè, đó là đạo, cho nên đạo hình thành tự nhiên, không phải một người nào sáng tạo hay phát minh, chịu bó buộc. Phàm hễ thuận với tự nhiên hình thành gọi là đạo. Tuân thủ pháp tắc tự nhiên, hoà thuận cùng sống, đối đãi bình đẳng đó là đức; cho nên ngũ luân là đạo, ngũ thường là đức. Ngũ thường gọi là nhân lễ nghĩa trí tín, người không biết chữ họ hiểu, họ làm được. Mẹ tôi không biết chữ, chưa từng đi học, từ nhỏ mẹ tôi đã dạy chúng tôi những đạo lý này, bà học từ đâu vậy? Cha mẹ của bà dạy cho bà, trưởng bối của bà dạy cho bà, bà cũng dạy cho tôi như vậy, cho nên từ nhỏ đã tiếp nhận qua giáo huấn của cổ thánh tiên hiền.

Giáo dục nhân quả không thể nào xem thường, trong An Sĩ Toàn Thư có hai câu nói, Châu An Sĩ nói “người người tin nhân quả là cái đạo để trị thiên hạ vậy, người người không tin nhân quả là cái đạo thiên hạ đại loạn vậy”. Hai câu nói này thật hay, là lời thật! Nhân quả quan hệ loạn trị của xã hội này, bạn nói xem quan trọng cỡ nào! Cho nên Trung Quốc vào thời xưa, trường học tuy là không thể phổ biến, không phổ cập, không như hiện tại, thế nhưng giáo dục phổ cập dùng phương pháp gì vậy? Lấy dạy làm vui, người hiện tại chúng ta gọi là biểu diễn văn nghệ. Nội dung biểu diễn, trong đó gọi là xướng ca nghệ thuật, đọc sách, hý kịch, vũ điệu, thi ca, trong đó đều là nói luân lý, đạo đức, nhân quả. Hội miếu trong nông thôn, Phật Bồ-tát thần tiên, những lễ tiết này đều có biểu diễn. Nội dung trong những biểu diễn này đều không ngoài trung hiếu tiết nghĩa, đều không ngoài làm thiện có quả thiện, làm ác có ác báo. Đó là nhận giáo dục, bố trí phần cứng. Người xưa thông minh, mỗi nhà đều có từ đường. Ngày trước là đại gia đình, không phải là tiểu gia đình, một thôn trang chính là người một nhà, không có phân chia. Khi tôi còn nhỏ, trong nhà tôi nghèo cùng khó khăn, nhờ vào người cô. Người cô gả cho Uyển gia. Uyển gia là đại gia tộc, anh em mười người không phân chia. Đó là trước kháng chiến, người trong đại gia đình nhân khẩu nhiều. Vào lúc đó Uyển gia cũng đã suy rồi, tuy là suy vẫn có hai ba trăm người. Đại gia đình thông thường 500 người là bình thường, hưng vương thì 700-800 người, đó là một nhà. Cho nên tề gia sau mới trị quốc, trị quốc thì sau bình thiên hạ. Hiện tại nói nhà không có người hiểu, bạn chưa hề xem thấy, cũng chưa hề nghe nói qua. Cho nên gia đình lớn đến như vậy, nếu như không có qui củ thì làm sao được chứ?

Những năm gần đây chúng ta đề xướng Đệ Tử Quy, Đệ Tử Quy là gì? Chính là trong đại gia đình từ trước cần phải tuân thủ qui củ này, tổng cộng có 113 điều, cùng đồng nhau học tập, mỗi một gia đình đều phải học. Thế nhưng mỗi một gia đình, ngoài bộ phận này ra, ngoài việc cần học ra, họ vẫn phải học tập, đó là gia đình của họ đề ra. Bạn xem trong gia phổ của họ có, bởi vì mỗi một gia tộc vẫn phải xem trọng các gia qui khác, truyền thống tổ tông của họ, còn có sự nghiệp của gia đình khác nhau, cho nên nó còn có những văn kiện cần thiết khác, đó là cùng nhau tuân thủ, nó có gia đạo, có gia qui, hoặc giả gọi là gia huấn, có gia học, có gia nghiệp, người người đều phải tuân thủ. Cho nên một gia đình từ già đến trẻ đều giữ những qui củ này, đều nói đạo nghĩa, hay nói cách khác, mỗi người đều là người tốt, cái xã hội này không có người gian tham, đều tuân thủ qui củ. Từ đường đại biểu luân lý đạo đức, Khổng miếu đại biểu giáo huấn của thánh hiền, miếu Thành Hoàng đại biểu giáo dục nhân quả. Ba cái thiết kế phần cứng này, mỗi một huyện thị đều có. Nó có công năng giáo hoá rất lớn, làm cho người cư trụ ở nơi đó, khởi tâm động niệm đều không có tà tư, vì sao vậy? Họ đã nhận qua giáo dục luân lý đạo đức, họ cho rằng làm sai là việc hổ thẹn. Không chỉ là cá nhân hổ thẹn, cả gia tộc này của chúng ta cũng hổ thẹn, xấu hổ tổ tông thì họ làm sao dám làm. Hiểu được giáo dục nhân quả, biết được làm thiện có quả thiện, làm ác có ác báo, không dám làm việc sai, cho nên xã hội thời trước không có nhiều cảnh sát như ngày nay. Trong các ngành nghề, thoải mái nhất, an vui nhất chính là làm quan, vì sao vậy? Không có việc gì làm, không có người phạm pháp, không có án kiện để làm, người người đều là người tốt, mọi việc đều là việc tốt, cho nên người làm quan rất thoải mái, thời gian nhàn rỗi của họ quá nhiều, du sơn ngoạn thuỷ, làm thi từ, viết văn chương để tiêu khiển. Không như hiện tại, hiện tại trong quan trường án kiện làm không hết, hội họp liên miên, thật khổ cực! Đó là nguyên nhân gì? Vào lúc đó áp dụng ba loại giáo dục này, toàn dân áp dụng giáo dục luân lý đạo đức nhân quả, người làm quan sẽ rảnh rỗi, sẽ thư thới. Người hiện tại xem thường ba loại giáo dục này, không có luân lý, người không biết mối quan hệ giữa người và người, ngay quan hệ cha con cũng không biết, cho nên trẻ nhỏ giết cha mẹ, việc này không còn là tin mới nữa. Ở Hoa Kỳ, trẻ nhỏ sáu tuổi cầm súng ngắn giết chết cha mẹ, giết thầy giáo, giết bạn học, giết anh em, còn có một loại cầm súng bắn loạn xạ. Trẻ nhỏ giết rất nhiều người, cảnh sát bắt lấy nó, hỏi nó vì sao muốn giết nhiều người như vậy? Vô duyên vô cớ cũng không có thù hận, vì sao lại giết? Trong lòng nó có oán hận, nó hận cái xã hội này, hận tất cả mọi người, bạn nói xem, sự việc này phiền phức cỡ nào! Như sự việc này chúng ta có thể tưởng tượng ra được, càng về sau loại án kiện này sẽ càng ngày càng nhiều, vì sao vậy? Bởi vì không giáo dục luân lý đạo đức nhân quả, tập nhân của họ tự nhiên liền sẽ sanh ra cái hiện tượng này, thật đáng sợ!

Nếu chúng ta muốn xã hội thịnh trị dài lâu, không có biện pháp khác, việc này là người Anh nói ra, tiến sĩ Thang An Tỉ của nước Anh, ông nói giải quyết vấn đề của thế kỷ 21 chỉ có học thuyết Khổng Mạnh của Trung Quốc và Phật pháp Đại thừa. Đây là người nước ngoài nói.

Học thuyết Khổng Mạnh cùng Phật pháp Đại thừa nói những gì? Chính là giáo dục luân lý đạo đức nhân quả. Trong Phật pháp đích thực là trong Đại thừa có triết học cao đẳng, khoa học cao đẳng, đó là kinh Hoa Nghiêm. Đây tất nhiên là số ít, không phải là số nhiều. Thế nhưng vào hiện tại, khoa học kỹ thuật thời đại này, có thể nói là tiến bộ tương đối, lớn mạnh vượt bậc, bộ kinh này ở vào trong giai đoạn ngày nay, chúng ta làm một số nghiên cứu thảo luận, đối với phần tử tri thức cao đẳng khẳng định có sự giúp đỡ. Trên thế giới này, người tiếp xúc cũng càng ngày càng nhiều, đó là hiện tượng tốt. Còn có một bộ phận người đem nó xem thành tôn giáo, đem nó xem thành mê tín, không chịu tiếp xúc với nó, người như vậy cũng rất nhiều. Chính chúng ta lúc còn trẻ cũng phạm qua cái lỗi lầm này, cho rằng nó là tôn giáo, cho rằng nó là mê tín, không muốn tiếp xúc.

Tôi nhận biết đối với Phật giáo là nhờ tiên sinh Phương Đông Mỹ giới thiệu cho tôi. Tôi học triết học với thầy, mới biết được Phật pháp không phải là mê tín, cũng không phải là tôn giáo, Phật pháp là giáo dục, là giáo dục cứu cánh viên mãn, bao gồm tất cả. Tôi học triết học với thầy Phương, cho nên thầy từ quan điểm của triết học để xem Phật kinh, Phật kinh là triết học cao đẳng, từ quan điểm triết học để nhìn Phật kinh là khoa học cao đẳng. Những vấn đề mà triết học và khoa học ngày nay không giải quyết được, thì trên kinh Hoa Nghiêm đều có đáp án. Việc này rất thù thắng! Cũng như chúng ta nói khởi nguồn của vũ trụ, sinh mạng từ đâu mà có, nói được thấu triệt hơn khoa học hiện tại nhiều. Khoa học nói đến vấn đề này, chúng ta vẫn còn đánh dấu hỏi, vẫn còn hoài nghi, còn Phật pháp nói thì một chút hoài nghi cũng không có. Đó là Phật ở trong thiền định nói, cảnh giới thân kiến đó chính là khoa học, không phải Ngài tuỳ tiện nói ra, không phải suy tính, không phải tưởng tượng, mà là thật đã nhìn thấy được.

Phía sau nói: “Duy liễu nhân chi sở liễu”.

Câu nói này rất quan trọng, bạn làm sao biết được? Trong kinh Niết Bàn của Phật pháp nói Tam Nhân Phật Tánh, cái thứ nhất là “chánh nhân Phật tánh”. Đơn giản mà nói, cái gì gọi là chánh nhân Phật tánh? Trên kinh Phật nói “ly nhất thiết tà phi chi trung chánh chân như dã”. Trung là trung đạo, trung là không lệch không tà gọi là trung, gọi trung chánh. Chân như chính là tự tánh, chánh nhân Phật tánh chính là tự tánh. “Y chi thành tựu pháp thân chi quả đức cố danh chánh nhân Phật tánh”, bạn xem chỗ này có sanh nhân, có “sanh nhân chi sở sanh”. Bạn làm sao chứng được pháp thân? Là bởi vì bạn lìa tất cả tà quấy. Tà quấy là gì? “Tà”, xin nói với các vị, chính là phân biệt, chấp trước mà trên kinh Hoa Nghiêm nói, trong tự tánh không có phân biệt không chấp trước. “Phi” là gì? Phi là vọng tưởng, chính là khởi tâm động niệm. Chỉ cần bạn đem vọng tưởng, phân biệt, chấp trước buông bỏ, trung chánh chân như liền hiện tiền. Trung chánh chân như chính là chúng ta nói ngay đây, Tự Tánh Thanh Tịnh Viên Minh Thể liền hiện tiền, cho nên trong Đại thừa giáo nói rất hay, đơn giản dễ hiểu, thông thường chúng ta nói Phật pháp học cái gì? Chúng ta sở cầu là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, làm sao có thể có được? Bạn xem Phật dạy cho chúng ta rất hay, bạn có thể buông bỏ chấp trước, chấp trước là tà, chỉ cần buông bỏ chấp trước, bạn liền có được chánh giác, bạn liền siêu việt sáu cõi, bạn liền biết được sáu cõi từ do đâu mà có? Sáu cõi là từ chấp trước, chỉ cần bạn có chấp trước thì có sáu cõi. Cái gì là chấp trước? Bạn phải nhớ lấy: một niệm! Một niệm là thời gian bao lâu? Là 1280 triệu phần trăm của giây, chỉ thời gian ngắn như vậy, khi bạn khởi lên một niệm, tướng liền hiện ra chính là hiện tượng của sáu cõi, vậy bạn cũng ở ngay trong sáu cõi. Nếu như không còn chấp trước đối với tất cả thế xuất thế gian pháp, cái ý niệm này không còn, sáu cõi sẽ không còn, như một giấc mộng khi tỉnh rồi thì không còn. Khi không còn cảnh giới trong mộng vẫn có thể nghĩ ra, nhớ lại được, đó gọi là tập khí. Tập khí không còn là quan hệ lớn lắm, tập khí đến pháp giới bốn thánh thì đoạn tiếp. Tập khí đoạn rồi thì gọi là Bích Chi Phật. Trên vị thứ Bích Chi Phật, tập khí tuy là không còn, thế nhưng có phân biệt. Phân biệt cũng là tà, trong tự tánh không có phân biệt, đều gọi là tà niệm. Với tất cả pháp thế xuất thế gian không còn phân biệt nữa, Thanh-văn, Duyên-giác liền không còn, trong pháp giới bốn thánh còn lại là Phật Bồ-tát, tiểu thừa không còn nữa, đại thừa liền xuất hiện. Bồ-tát tuy là đoạn phân biệt, nhưng còn có tập khí phân biệt. Tập khí phân biệt không còn thì liền thành Phật, Đại sư Thiên Thai nói “tương tợ tức Phật”, vì sao vậy? Họ vẫn còn khởi tâm động niệm, chính là vẫn còn vọng tưởng. Vọng tưởng là quấy, ngay chỗ này nói quấy, lìa tất cả tà quấy, họ vẫn còn quấy. Vọng tưởng, tức khởi tâm động niệm không còn, trung chánh chân như hiện tiền. Trung chánh chân như chính là cõi Thật Báo Trang Nghiêm, chính là Tự Tánh Thanh Tịnh Viên Minh Thể mà chỗ này nói, vậy đều xuất hiện ra, thông thường chúng ta đã nói “minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật”, mười pháp giới không còn. Mười pháp giới không còn hiện ra chính là cõi Thật Báo Trang Nghiêm. Chúng sanh trong cõi Thật Báo Trang Nghiêm, thông thường chúng ta gọi là chư Phật Như Lai, hoặc giả là pháp thân đại sĩ, họ nhất định không có khởi tâm động niệm, đương nhiên càng không có phân biệt chấp trước, tập khí phân biệt chấp trước đều không còn, họ có cái gì? Họ có tập khí khởi tâm động niệm, cũng chính là nói khởi tâm động niệm chính là vô thỉ vô minh, họ có tập khí vô thỉ vô minh, tập khí chưa đoạn. Cái tập khí này không cách gì đoạn, bạn không thể đoạn nó, bạn vừa đoạn nó chẳng phải lại khởi tâm động niệm rồi hay sao? Không khởi tâm không động niệm thì dùng cái gì để đoạn nó? Để nó tự nhiên đoạn, để thời gian đào thải nó. Cần phải thời gian bao lâu? Trên kinh nói với chúng ta, đó là Phật nói, ba đại A-tăng-kỳ kiếp. Cho nên các vị phải nên biết, ba đại A-tăng-kỳ kiếp không phải nói tu hành thông thường, là nói sau khi minh tâm kiến tánh, chính là không khởi tâm không động niệm, là cần phải có thời gian dài như vậy để đem tập khí khởi tâm động niệm đoạn dứt. Việc này khó hiểu.

Cái gì gọi là tập khí? Thí dụ của người xưa rất hay, đại đức xưa dùng cái bình rượu để làm thí dụ, trong bình rượu đừng đầy rượu, đem rượu đổ sạch trơn, bên trong chà thật sạch, đích thực một tí cũng không còn, nhưng ngửi vào vẫn còn mùi, đó gọi là tập khí. Mùi này bạn có thể trừ sạch hay không? Không thể trừ sạch, vì sao vậy? Khi bạn tẩy rửa vẫn không thể tẩy được sạch, không cách gì tẩy hết, vậy phải làm sao? Mở nắp bình ra để nơi đó, để nửa năm một năm ngửi lại thì không còn, cho nên họ phải có thời gian tương đối dài thì tự nhiên liền sẽ không còn, đó gọi là trừ tập khí.

Cõi Thật Báo Trang Nghiêm của chư Phật từ do đâu mà có? Chính là tập khí, chỉ cần họ có tập khí thì có cõi Thật Báo xuất hiện, tập khí không còn thì cõi Thật Báo không còn, cho nên cõi Thật Báo cũng là giả. Trên kinh Kim Cang nói “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, gồm thông tất cả, tuyệt nhiên không thể nói cõi Thật Báo của chư Phật là ngoại lệ, Phật không hề nói như vậy, cho nên cõi Thật Báo cũng không phải là thật, việc này cần phải biết. Đến khi tập khí đoạn tận rồi, cõi Thật Báo liền không còn, cho nên trong kinh đại thừa đích thực có câu nói như vầy: “Lưu hoặn nhuận sanh”, cũng chính là đến vị thứ của đẳng giác, cái tập khí này đã rất tan nhạt. Cái điểm tập khí tan nhạt này là có thể, họ để nó lưu lại, giữ lại để làm gì? Chính cõi Thật Báo nó tồn tại, nếu như không giữ lại thì cõi Thật Báo không thấy xuất hiện, khi không thấy thì Thường Tịch Quang xuất hiện. Bốn độ trong Tịnh Độ của chúng ta cao nhất là Thường Tịch Quang. Thường Tịch Quang chính là tự tánh, chính là Tự Tánh Thanh Tịnh Viên Minh Thể xuất hiện. Trong cõi này không có hiện tượng vật chất, không có hiện tượng tinh thần, phải nên biết trong cõi Thật Báo còn có hiện tượng vật chất và tinh thần. Bạn thấy chỗ này nói được rất rõ ràng, nói được rất tường tận, cho nên chúng ta hiểu rõ rồi, Pháp Giới Nhất Chân của chư Phật, cõi Thật Báo chúng ta thường gọi là Pháp Giới Nhất Chân, mười pháp giới Y Chánh trang nghiêm từ đâu mà có, rốt cuộc sự này thế nào, bạn thấy sanh nhân, tập nhân, y nhân của nó, việc này thảy đều nói cho bạn nghe rõ ràng, nói tường tận.

Hiểu rõ cái đạo lý này, từ trên lý mà nói phàm phu thành Phật cần phải bao nhiêu thời gian? Một niệm, chỉ cần bạn thật có thể vừa buông bỏ khởi tâm động niệm phân biệt chấp trước thì chúc mừng bạn, bạn liền thành Phật, trong khoảng một niệm! Có người đạt được hay không? Có, Thích Ca Mâu Ni Phật thị hiện việc này cho chúng ta xem, dưới cội Bồ Đề vừa buông bỏ liền thành Phật. Đại sư Huệ Năng ở Trung Quốc thị hiện cho chúng ta, trong phòng phương trượng Ngũ Tổ nửa đêm canh ba, hoà thượng Hoằng Nhẫn giảng đại ý kinh Kim Cang cho Ngài nghe; chúng ta biết được Đại sư Huệ Năng không biết chữ, tuyệt đối không có bổn kinh, quyển kinh Ngài không biết chữ, tổ sư giảng đại ý kinh Kim Cang cho Ngài, giảng đến ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm thì Ngài buông bỏ, chính là nói buông bỏ phân biệt chấp trước khởi tâm động niệm, Ngài liền thành Phật, nói ra cảnh giới kiến tánh của Ngài. Ngài kiến tánh, tánh như thế nào vậy? Tổ sư muốn khảo nghiệm, ông nói ra nghe thử, bạn thấy Ngài nói ra hai mươi chữ “nào ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh”, thanh tịnh viên minh thể cái thứ nhất là nói thanh tịnh, cái thứ hai “không sanh không diệt”, cái thứ ba “vốn sẵn đầu đủ”, cái thứ tư “vốn không dao động”, cái sau cùng “năng sanh vạn pháp”. Nhẫn hoà thượng vừa nghe, không cần nói nữa, cũng không nên nói ra, liền truyền y bát cho Ngài, bảo Ngài phải mau đi ngay. Vì sao phải đi mau? Sợ người khác đố kỵ không phục, muốn hại Ngài, bảo Ngài đi trốn. Ngài trốn trong đám thợ săn 15 năm, mọi người cũng quên đi việc này rồi, Ngài mới xuất hiện. Đây cũng là thị hiện cho chúng ta xem, đố kỵ chướng ngại thật là đáng sợ, không nên kháng lại, chỉ có thể né tránh, cũng là để thời gian lâu rồi mọi người quên hết, cũng là để cho tập khí đó dần dần không còn, Ngài mới xuất hiện.

Đó là gì? Đó gọi là đốn ngộ, đốn xả, buông bỏ là xả, đốn xả, Ngài bỗng chốc liền buông bỏ, người thượng thượng căn, người thương trung hạ căn đều không làm được, vậy phải làm sao? Phật có pháp phương tiện, bạn buông bỏ từ từ, trước buông bỏ chấp trước, sau đó buông bỏ phân biệt, sau cùng là buông bỏ khởi tâm động niệm, đó gọi là tiệm ngộ, tiệm tu, buông bỏ dần dần, cái cách này thì người thành tựu thì nhiều, cho nên đó là bí quyết khế nhập cảnh giới Phật pháp, chính là nhìn thấu buông bỏ.

Tôi gặp mặt đại sư Chương Gia, ngày đầu tiên tôi thỉnh giáo với Ngài vấn đề này. Tôi từ tiên sinh Phương Đông Mỷ biết được, Phật pháp thù thắng, Phật pháp quá tốt, tôi thỉnh giáo với đại sư Ngài, có bí quyết gì có thể làm cho chúng ta mau khế nhập vào được hay không? Tôi nêu ra vấn đề này, Ngài nhìn tôi nửa giờ không nói câu nào, tôi cũng nhìn vào Ngài, Ngài cũng nhìn vào tôi, tôi chờ Ngài trả lời. Ngài nhìn tôi, nhìn tôi cái gì? Tâm khí bao chao, tuổi trẻ mà, khi tâm khí bao chao thì có nói với họ thế nào họ cũng không thể tiếp nhận, cho nên tôi nhìn Ngài, Ngài nhìn tôi, chúng ta mới biết được đó là định, làm cho cả tâm tình của bạn phải được bình lặng lại, Ngài mới nói với bạn. Tôi chờ nửa giờ Ngài chỉ nói với tôi sáu chữ “nhìn được thấu, biết được xuống”. Buông bỏ cái gì? Buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Ngài không nói cho tôi, tôi cũng không có hỏi, bởi vì tôi nghe không hiểu, nhìn thấu buông bỏ, dường như nửa hiểu nửa ngờ. Tôi liền hỏi Ngài phải bắt đầu từ đâu? Ngài nói với tôi “bố thí”, tài bố thí, pháp bố thí, vô uý bố thí, Ngài dạy cho tôi như vậy. Việc này tôi hiểu. Ngài bảo tôi phải nỗ lực làm, đó thật là “phương tiện hữu đa môn, qui nguyên vô nhị lộ”.

Hôm nay thời gian hết rồi, chúng ta chỉ học đến đây. Đoạn này vẫn chưa giảng xong, ngày mai chúng ta tiếp tục học tập. Cám ơn mọi người!

Thời gian: ngày 24 – 03 – 2009 ( tập 12)

Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không.

Địa điểm: Đài Truyền hình vệ tinh Hoa Tạng.

   -----------***********--------------