Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 102)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 102)
Tỳ kheo Pháp Tạng báo cáo,còn muốn thỉnh cầu lão sư thính sát, bạn xem thấy đây là khiêm tốn đến dường nào, cung kính biết bao! Chúng ta học Phật phải từ chỗ này mà học. Nghĩ tưởng xem chính chúng ta đối với trưởng bối, đối với cha mẹ, đối với thầy giáo, thậm chí đối với Phật Bồ Tát, Phật Bồ Tát không ở thế gian, đối với hình tượng của Phật Bồ Tát, chúng ta không đủ lòng cung kính. Tâm trạng như vậy mà học Phật chẳng trách vì sao công phu không có lực, cho nên như những chỗ này đều phải chăm chỉ nỗ lực mà học tập.Phía sau là Ngài chính thức báo cáo. Lần báo cáo này, bốn câu phía trước là tổng cương, 48 nguyện phía sau là mục riêng, cho nên bốn câu phía trước vô cùng quan trọng. Kinh văn: "Ngã nhược chứng đắc, vô thượng Bồ Đề, thành chánh giác dĩ. Sở cư Phật sát, cụ túc vô lượng, bất khả tư nghì, công đức trang nghiêm". "Ngã" là Pháp Tạng tự xưng, "Nhược" là lời nói rất khiêm tốn, vì sao vậy?Ngài đã chứng đắc rồi. Đây không phải là lời giả thiết, mà Ngài đã chứng đắc, đã chứng đắc rồi vẫn còn nói "nhược" thì đây là khiêm tốn, một chút tâm ngạo mạn tự mãn đều không có. Chúng ta ở ngay trong cuộc sống thường ngày, khi nói chuyện với người khác phải học cách nói

Tỳ kheo Pháp Tạng báo cáo,còn muốn thỉnh cầu lão sư thính sát, bạn xem thấy đây là khiêm tốn đến dường nào, cung kính biết bao! Chúng ta học Phật phải từ chỗ này mà học. Nghĩ tưởng xem chính chúng ta đối với trưởng bối, đối với cha mẹ, đối với thầy giáo, thậm chí đối với Phật Bồ Tát, Phật Bồ Tát không ở thế gian, đối với hình tượng của Phật Bồ Tát, chúng ta không đủ lòng cung kính. Tâm trạng như vậy mà học Phật chẳng trách vì sao công phu không có lực, cho nên như những chỗ này đều phải chăm chỉ nỗ lực mà học tập.Phía sau là Ngài chính thức báo cáo.

Lần báo cáo này, bốn câu phía trước là tổng cương, 48 nguyện phía sau là mục riêng, cho nên bốn câu phía trước vô cùng quan trọng.

Kinh văn: "Ngã nhược chứng đắc, vô thượng Bồ Đề, thành chánh giác dĩ. Sở cư Phật sát, cụ túc vô lượng, bất khả tư nghì, công đức trang nghiêm".

"Ngã" là Pháp Tạng tự xưng, "Nhược" là lời nói rất khiêm tốn, vì sao vậy?Ngài đã chứng đắc rồi. Đây không phải là lời giả thiết, mà Ngài đã chứng đắc, đã chứng đắc rồi vẫn còn nói "nhược" thì đây là khiêm tốn, một chút tâm ngạo mạn tự mãn đều không có. Chúng ta ở ngay trong cuộc sống thường ngày, khi nói chuyện với người khác phải học cách nói, phải học khiêm tốn, phải học cung kính.Khổng Lão Phu Tử xếp lời nói vào bài khóa thứ hai. Giáo học của Khổng Lão Phu Tử là bốn khóa mục, bài khóa thứ nhất là "Đức Hạnh", khóa mục thứ hai là "Ngôn Ngữ", bạn thấy Khổng Tử xem trọng ngôn ngữ đến mức nào. Bạn phải học biết cách nói chuyện.

Giáo học ngày xưa, thực tế mà nói, học nói chuyện là từ nhỏ bắt đầu học, học xong "Kinh Thi" thì biết nói chuyện.Bạn xem các chú nhỏ, khi vừa mở đầu học biết học chữ, thì học "Thiên Gia Thi", học "Đường Thi Tam Bách Thủ". Sau khi dùng cái này làm nền tảng thì học "Kinh Thi", dạy cho bạn nói chuyện phải hàm xúc, nói chuyện phải khiêm kính, khiêm tốn cung kính, tương lai cả đời bạn không luận làm bất cứ việc gì liền có thể có được sự giúp đỡ của rất nhiều người. Nếu như không biết nói chuyện, tuy là bạn có năng lực, có kinh nghiệm nhưng không có được sự giúp đỡ của người khác. Trong lời nói có mang theo ngạo mạn tự đại thì đến khi chính mình chân thật có khó khăn sẽ không có một người nào giúp đỡ bạn. Trong ngôn ngữ vô hình, chính mình đều không biết, đã đắc tội rất nhiều bạn bè. Bình thường bạn không thể nào quán sát ra được, đến sau khi có thể quán sát ra được thì hối hận không còn kịp. Cho nên lời nói cùng bình thường viết ra những văn tự này (văn tự là phù hiệu của ngôn ngữ), đều phải nỗ lực học tập, đây là sợi dây để người với người câu thông. Cái sợi dây này phải thông suốt thì bạn mới có thể được trợ duyên bên ngoài, như vậy làm sao có thể xem thường, làm sao có thể không nỗ lực học tập?

Phật kinh, thực tế mà nói là sách giáo khoa rất viên mãn, thế nhưng những văn tự này chúng ta luôn luôn là lơ là qua loa, đọc được quá nhiều thì sanh ra xem thường, không còn lưu ý, cho nên không học đến. Chúng ta có cơ hội cùng nhau nghiên cứu thảo luận, không thể không nêu ra "đắc vô thượng Bồ Đề, thành chánh giác dĩ".

"Vô thượng Bồ Đề" là khóa trình tu học của Ngài, "thành chánh giác dĩ" là học vị mà Ngài đã đạt được, khóa trình của Ngài tu đã viên mãn, mới có được học vị. Chánh giác này chính là Viên giáo Phật quả, Phật quả cứu cánh viên mãn.Phật quả cứu cánh viên mãn là phải đem vô thượng chánh đẳng chánh giác tu viên mãn.Vô Thượng Bồ Đề chính là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Câu này rất là quan trọng, thế nhưng thông thường các đồng tu lại lơ là, sơ sài qua loa, không thể nào quán sát được. Nếu bạn chân thật quán sát thể hội được, thì bạn liền biết được học Phật là học cái gì, cầu là cầu cái gì? Vô thượng Bồ Đề, không phải là phước báo trời người, không phải là danh vọng lợi dưỡng.Nếu như chúng ta muốn học Phật, học Phật là vì cái gì?Học là vì muốn làm đại pháp sư? Hay học Phật là vì muốn xây đạo tràng lớn, học Phật là vì muốn thống nhiếp được rất nhiều tín đồ? Đó chẳng phải đều là sai lầm rồi sao?Chúng ta học Phật không thể thành tựu, người ta học Phật có thể thành tựu, người ta học Phật là vì cái gì?Là vì Vô Thượng Bồ Đề, là vì vô lượng giác, thế xuất thế gian tất cả pháp, mỗi pháp đều có thể giác mà không mê, họ học chỗ này.Ngày nay chúng ta thành thật mà nói, đối với tất cả pháp có một số cũng đang dụng tâm học Phật, thế nhưng học được thế nào?Học rồi liền mê.Có mấy người có thể học mà không mê?Tại vì sao nói bạn học rồi mê?Dính tướng thì mê rồi, phân biệt thì mê rồi.Bạn xem bản lĩnh của người ta, mỗi ngày học tập không dính tướng, không phân biệt, họ mới là giác mà không mê.Ngày nay chúng ta càng học càng mê, càng học càng chấp trước, đến năm nào mới có thể thành tựu?Bồ Tát Mã Minh trong Khởi Tín Luận dạy cho chúng ta phương pháp giác mà không mê, đó là lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng văn tự, lìa tướng tâm duyên. Chỉ cần bạn đem nguyên tắc của ba câu này giữ lấy, thì thế xuất thế gian pháp không luận một pháp nào, bạn học tập chỉ có giác mà không có mê, mới có thể chân thật làm đến được giác mà không mê. Nếu không thì cái giác đó của bạn vẫn là mê, không phải thật đã giác ngộ; cái bạn đã học được, dùng lời hiện tại mà nói, chỉ là thường thức thông thường mà thôi, không thể nào khế nhập được cảnh giới, bạn học được nhiều hơn đều là mê mà không giác.

Bồ Tát Pháp Tạng từ phát tâm tu học, trên bộ kinh này giới thiệu được không ít, mỗi câu mỗi chữ chúng ta đều phải nên học tập, cho nên Ngài học được viên mãn."Đắc Vô Thượng Bồ Đề" thì tốt nghiệp rồi, "thành chánh giác dĩ" là nắm lấy được quả vị của Phật. Thử hỏi xem Tỳ kheo Pháp Tạng có chấp trước hay không? Ngài nói "ngã chứng đắc Vô Thượng Bồ Đề", lại "thành chánh giác dĩ", rõ ràng có phân biệt, có chấp trước, cùng với tình hình của chúng ta hiện tại có gì khác biệt? Trên biểu hiện mà xem thì không có gì khác biệt, trên thực tế có sự khác biệt vô cùng to lớn, đây đúng là tông môn đã nói "phân biệt diệc phi ý".Cái ý này rất sâu, tuy là phân biệt cũng chẳng phải ý, chấp trước cũng chẳng phải ý. Do đây có thể biết, nói "ngã" là tùy thuận chúng sanh mà nói, nói "chứng đắc" cũng là tùy thuận chúng sanh mà nói, nói "thành" vẫn là tùy thuận chúng sanh mà nói, chính mình quyết định không có khởi tâm động niệm, quyết định không có phân biệt chấp trước. Chúng ta phải tường tận, sau đó bạn mới có chỗ bắt tay vào để học tập.

Từ đoạn nhỏ này mà xem, hai câu này là nhân, tu nhân, hai câu phía sau là quả báo.Phật pháp cũng không rời khỏi nhân quả, bạn tu nhân thiện thì nhất định được quả thiện.

"Sở cư Phật sát". "Phật sát" là y chánh trang nghiêm.

"Cụ túc vô lượng bất khả tư nghì công đức"."Cụ túc" là ý nghĩa viên mãn, ý nghĩa cùng khắp, không có chút nào kém khuyết mới gọi là cụ túc. "Cụ túc vô lượng", bốn chữ này chính là siêu thắng cõi nước chư Phật. Nguyện vọng của Ngài đã hiện thực, vì chúng ta làm ra chứng minh tốt nhất "Phật thị môn trung, hữu cầu tắc ứng". A Di Đà Phật phát ra nguyện này, người thông thường chúng ta nghe rồi cảm thấy là việc không thể nào, bạn muốn làm Phật, còn muốn siêu vượt chư Phật thì làm sao có thể? Quả nhiên đã hiện thực rồi, làm Phật phải siêu vượt chư Phật, nguyện này đã hiện thực rồi thì còn có nguyện nào mà không thể hiện thực? Thực tế mà nói, mang đến cho chúng ta lòng tin để tu học không gì sánh bằng. Có người nói: “Pháp sư ơi, vì sao ông có lòng tin đến như vậy?”.Lòng tin của tôi từ chỗ này mà ra. Lòng tin có nguyên do, có căn nguyên thì làm gì mà không thể thành tựu chứ?

Hai chữ "Cụ túc" này là không có kém khuyết, hay nói cách khác, trong tất cả cõi nước chư Phật cư ngụ đều có kém khuyết, chỉ có Tây Phương Tịnh Độ không có kém khuyết. Ở phía trước đã từng nói qua, Pháp Tạng làm thế nào xây thành Tây Phương Tịnh Độ. Ngài tu học thời gian dài, lão sư dạy được tốt, lão sư khéo dạy, học trò khéo học, lão sư không chỉ là đem lý luận, tánh tướng, nhân quả, cảnh giới của mười phương thế giới (ngày nay chúng ta nói chân tướng của vũ trụ nhân sanh) nói cho Ngài nghe rõ ràng tường tận, hơn nữa lão sư còn dùng thần lực đem mười phương cõi nước chư Phật triển hiện ra ở ngay trước mặt Ngài để Ngài có thể thấy hết được. Thời gian này là ngàn ức tuổi. Ngài nghe rồi, Ngài thấy rồi, Ngài rất thông minh, Ngài làm ra một tập đại thành viên mãn của mười phương cõi nước chư Phật, chọn lấy toàn bộ ưu điểm của mười phương cõi nước chư Phật, kém khuyết của mười phương thế giới hoàn toàn được cải tiến, cho nên thế giới Tây Phương Cực Lạc siêu vượt cõi nước chư Phật là do như vậy mà ra.

Cùng một đạo lý như vậy, nếu như chúng ta muốn đạo tràng này xây được thập toàn thập mỹ không có kém khuyết, thì chúng ta phải học, chỉ ở trong nhà mà nghĩ thì không được, nghĩ nhiều rồi thì đầu óc sẽ nghĩ hư, sẽ sanh ra vấn đề, nhất định phải tham học nhiều.Cư Sĩ Lâm có trù bị thành lập một phòng khám bệnh, cho nên chúng ta hôm nay đi tham quan Y Viện Trung Hoa, đi tham học, xem qua ở nơi đó của họ có cái gì tốt.Cái tốt thì chúng ta chọn lấy, chúng ta tiếp nhận.Nơi đó của họ có khuyết điểm gì, chúng ta hy vọng có thể tránh khỏi, hy vọng có thể cải tiến. A Di Đà Phật thế giới Cực Lạc là do học mà được, không phải chỉ ngồi mà tưởng tượng. Vọng tưởng thì không thể thành được việc, nhất định phải cố gắng mà học tập thì bạn mới có thể có thành tựu.Đại đức xưa nói với chúng ta, một người "sống đến già, học đến già, học không hết", đây là thật.Trong Phật pháp, đời đời kiếp kiếp đang không ngừng tiếp tục tu học, từ sơ phát tâm đến quả địa Như Lai, thời gian học tập vô lượng kiếp, ba Đại A Tăng Kỳ kiếp, chúng ta phải có lòng nhẫn nại, như lý như pháp mà tu học, chúng ta mới có thể có thành tựu.Cho nên bốn chữ "cụ túc vô lượng" này ý nghĩa rất sâu.

“Không thể nghĩ bàn”, bốn chữ này là cảnh giới của Hoa Nghiêm.Đại sư Thanh Lương phân bốn loại vô ngại của Hoa Nghiêm là lý vô ngại, sự vô ngại, lý sự vô ngại, sự sự vô ngại.Cảnh giới này gọi là pháp giới nhất chân.Các vị phải nên biết, trong mười pháp giới không có cảnh giới này. Trong mười pháp giới, pháp giới bốn thánh là Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật của Thông Giáo, Phật của Tạng giáo có thể đạt đến lý sự vô ngại, nhưng không đạt được sự sự vô ngại. Sự sự vô ngại là pháp giới nhất chân chân thật, trong mười pháp giới không có, cho nên thật không thể nghĩ bàn.Lại thêm vào "cụ túc vô lượng bất khả tư nghì". Phía sau nói đến "công đức trang nghiêm", bốn chữ này là tổng kết một đoạn, then chốt ở tám chữ "cụ túc vô lượng bất khả tư nghì" này, chân thật là chúng ta không cách gì tưởng tượng, cũng không nói ra được.

Trên kinh Hoa Nghiêm nói "lục tướng tức huyền", đây là tổ sư đại đức của Hoa Nghiêm ngay trong bất khả thuyết mà vì chúng ta nói ra, thực tế là rất hi hữu.Thí dụ nói "một chính là nhiều, nhiều chính là một, nhiều và một không hai", đây là sự sự vô ngại.Ngày nay chúng ta một không phải là nhiều, nhiều không phải là một, một cùng nhiều nhất định có chướng ngại.Một và nhiều vô ngại, chúng ta nghĩ không thông. Lại nói lớn nhỏ dung thông, chúng ta càng không cách gì lý giải. Ngài nói "giới tử nạp Tu Di", giới tử là hạt rau cải, giống như là hạt mè vậy, không nên nói quá lớn, lấy núi Hymalaya - một núi lớn trên địa cầu này của chúng ta, núi Hymalaya có thể để vào trong một hạt cải không?Bạn thử để vào xem, có thể để vào lọt hay không? Phật ở trên kinh giảng cho chúng ta, núi Tu Di không thu nhỏ, hạt cải cũng không phình to, có thể để lọt vào trong. Đây cũng là không thể nghĩ bàn, cảnh giới sự sự vô ngại.

Những nơi khác nói "rộng hẹp tự tại, dài ngắn đồng thời", câu này là nói thời gian, quá khứ, hiện tại, vị lai.Quá khứ không phải hiện tại, hiện tại không phải là vị lai, ngay trong đó có chướng ngại.Câu này chính là người hiện tại chúng ta đã nói đột phá được thời gian, siêu việt thời gian, quá khứ, hiện tại, vị lai đồng thời tồn tại.Đạo lý này các nhà khoa học phương Tây đã nói qua, dường như Aten đã nói qua "quá khứ, hiện tại, vị lai đồng thời tồn tại".Thế nhưng vấn đề là hiện tại chúng ta không cách gì trở lại quá khứ, cũng không cách gì bước vào được tương lai, trên lý thì phát hiện rồi, trên sự thì không làm được. Bồ Tát của thế giới Tây Phương Cực Lạc, những Bồ Tát vừa mới vãng sanh, Bồ Tát hạ phẩm hạ sanh, chỉ cần bạn đến thế giới Tây Phương Cực Lạc thì bạn liền có năng lực này. Hay nói cách khác, quá khứ đời này của bạn, quá khứ đời thứ hai, quá khứ đời thứ ba, quá khứ vô lượng kiếp, bạn chính mình thảy đều xem thấy, cảnh giới của tương lai bạn cũng xem thấy, bạn đột phá được giới hạn của thời không.

Chúng ta muốn hỏi, họ có năng lực gì đột phá được giới hạn này?Chúng ta cảm thấy rất là khó hiểu.Thực tế mà nói, trong đây có đạo lý.Một và nhiều không thể đồng thời, lớn nhỏ không thể dung thông, rộng hẹp không thể đồng thời, những nguyên nhân này từ do đâu mà ra? Phật nói với chúng ta, những hiện tượng này đều không phải là thật, "phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng", "nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh", kinh văn này chúng ta đọc rất quen thuộc. Phật là nói rõ cho chúng ta, chân tướng sự thật chính là như vậy.Những hiện tượng này làm thế nào mà sanh ra?Là từ trong vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của chính chúng ta mà biến hiện ra. Mộng huyễn bào ảnh, bạn phải biết được nguyên do của nó. Sau khi đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, thì vọng tưởng, phân biệt, chấp trước đều không còn, đều buông bỏ, đều vứt bỏ, đều buông xuống, bao gồm tất cả những chướng ngại này thảy đều phá trừ, đạo lý chính ngay chỗ này. Bạn hiểu rõ đạo lý này, bạn sẽ không cảm thấy kỳ lạ, bạn mới biết được sự việc là như vậy, là lý đương nhiên.Sáu tướng mười huyền, ở thế giới Tây Phương Cực Lạc là hiện tượng đời sống bình thường của mọi người, đó là được đại tự tại.Ngày nay chúng ta không thể đoạn được vọng tưởng, phân biệt, chấp trước là do tập khí quá nặng. Thế giới Tây Phương Cực Lạc được oai thần chư Phật gia trì, được công đức bổn nguyện của A Di Đà Phật gia trì, thế nhưng chúng ta đi cũng cần phải có điều kiện trình độ thấp nhất. Điều kiện này là gì vậy?Khống chế phiền não tập khí của chính mình, gọi là đới nghiệp vãng sanh.

Chúng tôi rời khỏi nơi đây chỉ mới mấy ngày(không quá một tuần lễ), niệm Phật đường của chúng ta đang thoái lui, cho nên số lần đến của Phật Bồ Tát ít đi, yêu ma quỷ quái thừa cơ hội này lại bước vào.Các vị mỗi ngày ở niệm Phật đường có cảm giác được hay không? Tôi rất rõ ràng, rất tường tận, cho nên các vị cần phải phấn chấn lên, dùng tâm chân thành, tâm thanh tịnh để niệm Phật. Phật Bồ Tát đến nơi đâylà do chúng ta có cảm, các Ngài có ứng. Ý niệm cảm của chúng ta suy yếu, duyên ứng của Phật Bồ Tát liền yếu.Chúng ta khởi lên vọng tưởng, nhất thời phóng túng, Phật Bồ Tát sẽ ra đi; các Ngài vừa đi thì yêu ma quỷ quái thừa cơ hội bước vào, cho nênchúng ta không được phóng túng.

Trong Cảm Ứng Thiên có một câu chuyện, chúng ta mấy ngày này có giảng qua, rất đáng để chúng ta cảnh tỉnh. Đây là vào thời xưa, có một Lão Hòa thượng tham Thiền, khi đang ở trong định thì xem thấy hai vị pháp sư đang nói chuyện, có rất nhiều thần hộ pháp vây quanh, đứng ở bên cạnh. Một lúc sau, những thần hộ pháp này đi hết, hai người họ vẫn đang nói chuyện, không bao lâu thì một đám yêu ma quỷ quái kéo đến, cũng là vây quanh lấy họ.Rốt cuộc họ đang nói gì vậy? Ban đầu hai vị xuất gia này nói đến Phật pháp, thần hộ pháp vây nhiễu chung quanh. Sau khi nói xong Phật pháp thì nói chuyện phiếm, thần hộ pháp không còn nữa.Sau đó nói đến danh vọng lợi dưỡng thì yêu ma quỷ quái liền kéo đến.Ý niệm vừa chuyển thì cảnh giới liền thay đổi, đây chẳng phải trên kinh Phật thường nói "tất cả pháp từ tâm tưởng sanh" hay sao.Đại sư Thiên Thai giảng cho chúng ta Bách Giới Thiên Như, khi chúng ta một lòng hướng Phật, vào lúc này pháp giới Phật hiện tiền, chúng ta chính mình không biết được. Bạn phải nên biết được chư Phật hộ niệm, Phật đến đạo tràng này của chúng ta thì đạo tràng này của chúng ta hiện tại là pháp giới Phật. Tại vì sao là pháp giới Phật? Mọi người trong lòng có Phật thì pháp giới Phật hiện tiền. Trong lòng một người có Phật thì một vị Phật này xuất hiện, trong giảng đường này mấy trăm người, mỗi một người trong lòng đều có Phật thì liền có mấy trăm vị Phật xuất hiện. Chỉ có mấy người trong lòng có Phật, những người còn lại một mặt niệm Phật, một mặt vẫn là nghĩ tưởng xằng bậy, chân thật vẫn là nghĩ đến danh vọng lợi dưỡng, thì niệm Phật đường này của chúng ta thần hộ pháp ít, yêu ma quỷ quái nhiều. Thần hộ pháp cùng yêu ma quỷ quái đều có, như vậy vẫn tốt, họ không gây nhau, họ cũng không làm những việc ồn náo, ở chung vô sự. Những cảnh giới này ở người sáng mắt thấy ra được, rất rõ ràng, rất tường tận.

Chúng ta nhất định phải giữ tâm tốt, phải giữ tâm Phật, mỗi niệm tâm tương ưng với Phật Bồ Tát thì thật là thù thắng. Mỗi niệm tâm tương ưng với Phật Bồ Tát, mỗi niệm cùng đồng với Phật Bồ Tát, khí thế của bạn cùng với người khác, cùng với bình thường tự nhiên không như nhau, nơi của bạn ở, người thông thường tiếp xúc với bạn, dùng lời hiện tại mà nói, từ trường không như nhau. Từ trường của bạn là từ trường của Phật Bồ Tát, tự nhiên có thể khiến cho chúng sanh tiếp xúc với bạn đều sanh tâm hoan hỉ.Đây chính là sức nhiếp thọ. Nếu như chúng ta mỗi niệm đều là danh lợi, mỗi niệm đều là tham - sân-si, mỗi niệm đều là việc xấu của người khác, thì từ trường của bạn lập tức liền thay đổi thành một từ trường rất ác liệt, người khác tiếp xúc bạn đều hiềm khích bạn, đều hận là không mau rời khỏi được bạn. Tôi nghĩ những tình huống này, chúng ta ở ngay trong cuộc sống thường ngày thường hay qua lại với người khác, nếu như lưu ý thì sẽ có được cảm giác, thế nhưng không biết được do nguyên nhân gì. Sau khi học Phật rồi, chúng ta mới biết được là do nguyên nhân gì. Trong tâm của bạn có một niệm thiện thì cảnh giới thiện liền hiện tiền, có một niệm ác thì cảnh giới ác cũng liền hiện tiền. "Cảnh duyên không tốt xấu, tốt xấu ở lòng người", chính ngay trong ý niệm của chính mình, cho nên kiết hung họa phước cũng ở ngay trong một niệm.

Hôm trước, đồng tu chúng ta là cư sĩ Bác từ Pháp trở về.Tôi hỏi thử tình hình bên đó.Ông nói với tôi, từ trường bên đó vô cùng không tốt, khi đi đến xã hội Âu Châu hiện tại liền có cảm giác thân tâm bất an, có chút cảm giác lo sợ.Ông nói với tôi, người Pháp rất tin vào lời tiên tri của Nostradamus.Nostradamus là người Pháp, ngay đến trẻ nhỏ của người Pháp cũng đều rất quen thuộc đối với ông, thế nhưng vấn đề này không cách gì giải quyết.Rất đáng tiếc là người Pháp không có học Phật, nếu học Phật thì vấn đề này liền có thể giải quyết.Họ chỉ biết được lẽ đương nhiên của nó mà không biết được lẽ sở dĩ nhiên của nó.Phật pháp hiểu rõ được rất thấu triệt. Họ biết được thế gian này có tai nạn, nhưng tại nạn từ do đâu mà đến, tại vì sao có tai nạn này thì họ không biết được. Họ cũng biết được tai nạn này là do người thế gian tạo ác mà chiêu cảm ra, thế nhưng họ không cách gì thoát được thành kiến đối với tôn giáo. Nhận định của họ là người thế gian tạo tác ác nghiệp, Thượng Đế tức giận, muốn trừng phạt thế nhân, người thế gian phải nhận tội.Thượng Đế đã tức giận thì việc này không cách nào, cũng không tìm ra được một người thích hợp để đi khuyên Thượng Đế, không còn cách nào. Thế nhưng ở trong Phật pháp thì không phải là cách nói này, cảnh này là do tâm tạo, vận mạng là do tâm tạo. Cho nên, vận mạng có thể thay đổi, kiết hung họa phước có thể chuyển đổi, quay đầu là bờ, không thể nói quay đầu cũng không ích gì. Quay đầu cũng không ích gì là quan điểm của triết học tôn giáo, còn trong Phật pháp, quay đầu thì hữu dụng, hồi đầu thì liền có thể tiêu tai khỏi nạn, thù thắng nhất là tâm của chúng ta phải giữ tâm Phật. Tâm Phật là chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, giác ngộ, từ bi, giúp đỡ tất cả chúng sanh không điều kiện, bố thí cúng dường tất cả chúng sanh không điều kiện. Lời nói này của tôi, người đều đã nghe rồi.

Hiện tại chúng ta giảng kinh ở nơi đây, đồng tu ở Đài Loan nói với tôi, luôn có mấy mươi vạn đến hơn một trăm vạn thính chúng, mắt thịt chúng ta không xem thấy, đường truyền mạng truyền đi, ở trên đường truyền quốc tế người trên toàn thế giới xem rất nhiều, mọi người đều biết. Gần đây, chúng ta thăm viếng các tôn giáo bạn ở Singapore, chúng ta đều nhiệt thành cúng dường, tặng cho họ một số tiền, giúp cho họ làm những sự nghiệp phúc lợi xã hội, thế là có một số người hiểu lầm, đại khái cho là Pháp sư Tịnh Không có rất nhiều tiền, thế là có rất nhiều người hóa duyên đến tìm tôi. Kỳ thật, tiền ở đâu tôi có, tôi làm gì có nhiều tiền đến như vậy! Đây là có một số đồng tu biết được tôi đang làm công tác đa nguyên văn hóa, hòa thuận chủng tộc, hòa thuận tôn giáo, họ khẳng định đối với cách làm cách nghĩ này của tôi, thế là mang tiền đến tán trợ tôi. Tiền là từ do đây mà đến. Số tiền này chỉ định làm việc này, không hề chỉ định tôi đi làm sự nghiệp từ thiện.Cho nên thông thường đoàn thể từ thiện đến tìm tôi (trong đây đương nhiên có không ít là đoàn thể Phật giáo), tôi muốn giúp mà không thể giúp.Những người đưa tiền đến cho tôi, họ không có chỉ định muốn giúp đỡ sự nghiệp từ thiện Phật giáo thì tôi không thể động vào.Họ chỉ định, bảo tôi làm hòa thuận tôn giáo, hòa thuận chủng tộc, tôi nhận ủy thác của họ, giúp đỡ họ làm chút việc tốt.Cho nên, mọi người vạn nhất không nên hiểu lầm. Bạn xem ở Cư Sĩ Lâm, ở bất cứ đạo tràng nào, đồng tu cúng dường những bao đỏ cho tôi, tôi không hề mở ra xem, toàn bộ đều tặng cho đạo tràng, tôi ở bất cứ đạo tràng nào thì tặng cho đạo tràng đó, tôi chưa lần nào xem qua. Tôi cũng không hóa duyên, tôi cũng không hướng đến người khác xin một xu nào. Tôi cảm thấy người xưa triều nhà Đường nói rất hay, nói được rất tuyệt: "Nhiều một việc không bằng ít đi một việc", cư sĩ Bàng nói: "Ít một việc không bằng không việc gì". Người ta cúng dường bao đỏ cho tôi, thảy đều đẩy qua hết, vô sự, nếu tôi nhận vào thì nhiều hơn một việc rồi, tôi không nhận thì vô sự, vô sự còn tốt hơn nhiều so với hảo sự.Giáo huấn của cổ thánh tiên hiền tôi hiểu được, tôi nỗ lực học tập, tôi được thọ dụng.Tôi cũng dạy mọi người, đặc biệt là các đồng tu, chân thật muốn ngay một đời trên đạo nghiệp có được thành tựu thì tốt nhất nên học Đại sư Ấn Quang, quyết định sẽ có thành tựu.

Việc thứ nhất, Đại sư Ấn Quang "không nhận đệ tử xuất gia".Bạn phải nghĩ đến đệ tử xuất gia không dễ nhận, phiền phức rất to.Đại sư Ngài thị hiện ra việc này rất có đạo lý. Cũng có lẽ các vị có người hỏi, theo bên cạnh tôi không phải có rất nhiều đồ đệ xuất gia hay sao? Tôi xin nói với mọi người, không phải là tôi nhận, mà là Hàn Quán Trưởng nhận, cho nên những người này có thể xuất gia là phải cám ơn Hàn Quán Trưởng, tri ân báo ân bà, không có Hàn Quán Trưởng thì các vị không có duyên phận của người xuất gia. Ngày trước đạo tràng Thư Viện Đài Bắc là do bà xây dựng, tôi quyết định không xây đạo tràng, đạo tràng của bà xây, bà nhận những người xuất gia này vào. Cho nên sau khi bà vãng sanh, có người tìm tôi xin xuất gia, tôi không thế độ.Nếu sau khi bà vãng sanh, có người tìm tôi xin xuất gia mà tôi thế độ thì đó là tôi nhận.

Việc thứ hai, Ngài cả đời không xây đạo tràng.Làm khách, không làm chủ thì tự tại; làm người chủ thì không tự tại.Tôi ở nơi đây làm người khách, phòng ốc bị dột là việc của họ, không liên quan gì với tôi; nhà bị hư rồi không thể ở được nữa thì tôi phải mau ra đi, bạn nói xem tự tại dường nào! Người chủ thì có phiền não. Cho nên nhân sanh an vui là chính mình tạo, thống khổ cũng là chính mình tìm, không phải do người khác cho bạn.

Việc thứ ba, Ấn Tổ Ngài ước hẹn với chính mình không truyền giới, không làm truyền giới sư cho người. Cả đời Ngài không truyền giới, trừ khi bình thường tam quy ngũ giới thì được. Ngài không làm truyền giới sư.

Chúng ta nghĩ xem, Ngài là tấm gương tốt của chúng ta, là mô phạm của chúng ta, cả đời làm công tác hoằng pháp lợi sanh, làm cho tâm định lại, kiên trì tín nguyện của chính mình. Vậy cả đời của chúng ta có bảo đảm hay không? Không nên cho rằng bạn chính mình xây một đạo tràng, nhận được rất nhiều đồ đệ, tương lai khi già rồi sẽ có người người chăm sóc bạn, điều này không đáng tin.Cư sĩ Lý Mộc Nguyên nói với tôi, Pháp sư Hoằng Truyền, mọi người đều biết, phước báo bao lớn, nhận được không ít đồ đệ, nhưng khi bệnh nặng thì không có một đồ đệ nào chăm sóc.Kết quả, có người mắng đồ đệ của ông là sư phụ của ông bị bệnh nặng đến như vậy, tại sao các người không ai chăm sóc hết vậy?Thế là các đồ đệ thương lượng với nhau, cuối cùng mời một hộ lý đến chăm sóc. Hộ lý chăm sóc được rất chu đáo, Lão Hòa thượng ngày ngày ngủ ngon giấc. Kết quả Lý Mộc Nguyên rất thông minh, len lén lấy loại thuốc từ trong miệng, đem đi hóa nghiệm thì là thuốc an thần. Vị hộ lý này cho Lão hòa thượng uống thuốc ngủ.Hộ lý rất thông minh, để Lão hòa thượng một ngày từ sớm đến tối ngủ say thì không việc gì rồi.Cho nên đừng thâu đồ đệ, thâu đồ đệ đều là như vậy, sẽ không chăm sóc bạn.Tất cả giao cho Phật Bồ Tát thì tốt. Đây là Đại sư Chương Gia dạy cho tôi, chỉ cần bạn chân thật phát tâm vì Phật pháp, vì chúng sanh, cả đời của bạn sẽ được Phật Bồ Tát chăm sóc, đáng tin hơn bất cứ thứ gì, nương vào người không đáng tin, nương vào Phật Bồ Tát thì chân thật đáng tin.

Tốt rồi, hôm nay thời gian đã hết, chúng ta chỉ giảng đến đây thôi.

A Di Đà Phật!

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 102)

Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Thời gian: Khởi giảng năm 1998

Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ

Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ