Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 142)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 142)
(Tập 142) Phật giáo là giáo học, chúng ta cần phải nhận biết rõ ràng. Vào thời trước, khoa học kỹ thuật chưa phát triển, giao thông không thuận tiện, phạm vi hoạt động đời sống của chúng ta rất nhỏ hẹp, thậm chí có số ít người sanh ra lớn lên ở một thôn trang, cả đời cũng chưa từng rời khỏi nơi đó, huyện thành đều chưa từng đi qua, thôn trang lân cận có thể nhìn thấy được, nhưng đến chết cũng chưa từng qua lại. Đời sống như vậy cũng không tệ, rất là an ổn, thanh nhàn tự tại. Do đó giáo dục của Phật giáo muốn phổ cập thì cần phải xây rất nhiều tự viện để thuận tiện cho mọi người tu học. Thực tế mà nói, giáo dục Phật giáo của Trung Quốc so với bất cứ giáo dục nào đều rộng lớn hơn, đến nơi đâu cũng đều có tự viện nhỏ. Có không ít tự viện nhỏ tiếp nhận sự chỉ đạo của tự viện lớn. Giữa các tự viện không có ràng buộc lẫn nhau, có liên nghị, có quan hệ phụ đạo ở trên giáo học. Việc này đã hình thành tông phái trong tòng lâm về sau của Trung Quốc. Mỗi một tự viện có đạo phong, đạo học độc lập của nó, nên trở thành một học phái, thành tựu được rất nhiều nhân tài. Năm xưa, tôi thân cận tiên sinh Phương Đông Mỹ, lão sư Phương đã từng nhiều lần nói với tôi rằng: “Nếu muốn Phật giáo hồi phục,

(Tập 142)

Phật giáo là giáo học, chúng ta cần phải nhận biết rõ ràng. Vào thời trước, khoa học kỹ thuật chưa phát triển, giao thông không thuận tiện, phạm vi hoạt động đời sống của chúng ta rất nhỏ hẹp, thậm chí có số ít người sanh ra lớn lên ở một thôn trang, cả đời cũng chưa từng rời khỏi nơi đó, huyện thành đều chưa từng đi qua, thôn trang lân cận có thể nhìn thấy được, nhưng đến chết cũng chưa từng qua lại. Đời sống như vậy cũng không tệ, rất là an ổn, thanh nhàn tự tại. Do đó giáo dục của Phật giáo muốn phổ cập thì cần phải xây rất nhiều tự viện để thuận tiện cho mọi người tu học.

Thực tế mà nói, giáo dục Phật giáo của Trung Quốc so với bất cứ giáo dục nào đều rộng lớn hơn, đến nơi đâu cũng đều có tự viện nhỏ. Có không ít tự viện nhỏ tiếp nhận sự chỉ đạo của tự viện lớn. Giữa các tự viện không có ràng buộc lẫn nhau, có liên nghị, có quan hệ phụ đạo ở trên giáo học. Việc này đã hình thành tông phái trong tòng lâm về sau của Trung Quốc. Mỗi một tự viện có đạo phong, đạo học độc lập của nó, nên trở thành một học phái, thành tựu được rất nhiều nhân tài.

Năm xưa, tôi thân cận tiên sinh Phương Đông Mỹ, lão sư Phương đã từng nhiều lần nói với tôi rằng: “Nếu muốn Phật giáo hồi phục, nhất định phải hồi phục chế độ Tòng Lâm”. Ngài đã nói lời này với tôi rất nhiều lần. Chúng ta suy nghĩ, lời của Ngài không phải không có đạo lý. Hiện tại việc cứu vãn nhân tâm thế đạo là việc vô cùng bức thiết. Lòng người không có chỗ quay về, không có nơi nương tựa, không có chỗ tá túc, mỗi ngày nghĩ tưởng xằng bậy, tạo thành bất an cho hết thảy xã hội. Đây là vấn đề lớn, không phải là vấn đề nhỏ. Từ xưa đến nay, Phật Bồ Tát, những Thánh triết này có trí tuệ, có tâm từ bi, rất yêu thương, dùng vô số phương tiện khéo léo để giáo hóa chúng sanh, giúp đỡ tất cả chúng sanh chuyển ác làm thiện, chuyển mê thành ngộ, chuyển phàm thành thánh, tận tâm tận lực từ nơi công tác giáo học, vì vậy Tòng Lâm phát huy hiệu dụng rất lớn, cho đến ngày nay vẫn là cần thiết.

Mười hai năm trước, lần đầu tôi đến Bắc Kinh thăm viếng Triệu Phác Lão, vào lúc đó sức khỏe của ông vẫn còn rất tốt, tôi liền nói với ông về những vấn đề này, ông cũng rất tán thán, tôi nói: "Quốc gia Trung Quốc rộng lớn như vậy, ngày nay khoa học phát triển, giao thông thuận tiện, cho nên không cần nhiều đạo tràng, đem nhân lực, tài lực, vật lực toàn quốc tập trung lại, xây mười cái đạo tràng lớn là đủ rồi". Vì sao xây mười cái? Phật giáo có mười tông phái, mỗi một tông phái xây một đạo tràng, không nên phân tán, vì sau khi phân tán thì bất cứ việc gì cũng làm không được thành công, nhân lực, tài lực đều phân tán thì có thể thành tựu được việc gì? Ngày trước đến khắp nơi để xây đạo tràng nhỏ là bất đắc dĩ, không còn cách nào. Hiện tại giao thông rất thuận tiện, từ Bắc Kinh đến Singapore chỉ mất sáu giờ đồng hồ. Cho nên mỗi một tông phái xây một đạo tràng thì đủ rồi. Dùng hình thức nào để xây đạo tràng? Mô phỏng theo thành phố đại học của nước ngoài, dùng phương thức này để xây. Chúng ta ra nước ngoài để xem, một trường học của người ta là một thành phố, đáng được chúng ta tham quan. Trong một thành phố đại học này, chúng ta phân làm hai bộ phận, một bộ phận tu hành và một bộ phận nghiên cứu. Bộ phận nghiên cứu gọi là Phật Học Viện. Bộ phận tu học gọi là Học Hội (như Tịnh Độ Tông, Tịnh Tông Học Viện, Tịnh Tông Học Hội). Hai bộ phận này hợp lại với nhau, đây là đạo tràng lớn của Tịnh Độ Tông. Tông Thiên Thai xây một cái, Tông Hiền Thủ xây một cái, Tông Pháp Tướng xây một cái; mỗi một tông phái xây một đạo tràng thì Phật pháp liền hồi phục lại hoàn toàn. Sau khi Phác Lão nghe rồi rất hoan hỉ, đây là một cấu tưởng rất tốt. Hiện tại, giao thông rất thuận tiện và nhanh chóng, ngồi xe lửa cũng chỉ mất khoảng hai đến ba ngày, không như lúc trước phải đi bộ rất là khổ cực, một ngàn dặm phải đi mười mấy ngày đường, rất không thuận tiện. Cho nên nhất định phải đem tài lực, nhân lực, vật lực thảy đều tập trung để sử dụng xây đạo tràng lớn, không xây đạo tràng nhỏ, nhằm ảnh hưởng toàn quốc, ảnh hưởng toàn thế giới. Ngày nay, mỗi một người thanh niên có chí, nếu muốn đến học ở các đại học nổi tiếng trên thế giới thì rất thuận tiện, như Cáp Phật của Hoa Kỳ, Ngưu Tân của Anh Quốc, hành trình chỉ mất một ngày thì đến nơi.

Thời đại đã thay đổi, tư tưởng của chúng ta không thể khô cứng ở nơi thời đại cổ xưa, như vậy thì không thông. Vì vậy, những sự việc quản lý đạo tràng này nên giao cho những người đó làm, chúng ta toàn tâm toàn lực làm học vấn. Sau khi học xong, người xuất gia phải noi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, vì tất cả chúng sanh giảng Kinh nói pháp. Giáo học có cần nơi chốn hay không? Không cần thiết! Theo cách nhìn, cách nghĩ của tôi, giáo học tương lai của thế kỷ 21, những giảng đường này có thể đều không cần đến, có lẽ hiện tại các vị cũng dần dần thể hội được. Tương lai cơ quan làm việc của chính phủ cũng không cần đến, vì sao vậy? Mỗi một người ở trong nhà cũng có thể làm việc được, vì có đường truyền internet. Cho nên xem thấy thời đại tương lai vi tính đó, phương thức đời sống của họ cùng người hiện tại chúng ta sẽ hoàn toàn khác nhau, không cần phải mỗi ngày ra bên ngoài làm việc, mà ở trong nhà làm việc; đời sống thường ngày ở trong nhà, bạn cũng không cần phải ra chợ để mua đồ, vậy thì quá phiền phức, bạn ở trong nhà đánh lên vi tính, người ta liền sẽ đưa đồ đến tận nhà cho bạn, không cần ra cửa, tiền của bạn trả là họ đi lấy từ nơi ngân hàng. Tôi thấy, tương lai học sinh cũng không cần phải đến trường lên lớp, chỉ cần ở trong nhà mình. Cho nên thay đổi hết thảy phương thức đời sống của chúng ta, đây là thời đại của vi tính, các bạn không học tốt vi tính thì làm sao được? Không học tốt được vi tính, bạn liền bị thời đại đào thải, vì họ đã tiến vào thế kỷ 21, bạn vẫn là người của thế kỷ 20, nên không thể theo kịp. Cho nên hiện tại, người xuất gia chúng ta cũng phải rất nỗ lực phấn đấu mà học vi tính. Các đồng tu chúng ta mỗi một người đều có vi tính. Thời đại đã thay đổi! Chúng ta nhất định phải nhận biết rõ ràng, vạn duyên buông bỏ, không phải sự việc chúng ta làm thì chúng ta không cần phải làm, chúng ta chỉ chăm chỉ nỗ lực nghiên cứu giáo lý.

Tu học đức hạnh, trong giáo dục của Nho - Phật, đức hạnh là xếp ở hàng đầu. Đức là gì? Chính là đối nhân xử thế tiếp vật ở ngay trong cuộc sống thường ngày, bồi dưỡng tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm chân thành, tâm chánh giác, tâm từ bi, đây là tâm Bồ Đề. Phải ở ngay trong cuộc sống, trong đối nhân xử thế tiếp vật mà rèn luyện; tiếp nhận giáo huấn của Kinh giáo Đại Thừa, hiểu rõ hư không pháp giới tất cả chúng sanh là cùng quan hệ với ta. Thông đạt tường tận chân tướng sự thật trong đó thì tự nhiên liền biết được sự việc phải nên làm thế nào mới đúng pháp, phải nên làm thế nào giúp đỡ tất cả chúng sanh. Phải đem quá khứ những cách nghĩ, cách thấy sai lầm của chúng ta tu sửa lại.

Chúng ta phải nhận biết rõ ràng, căn bản sai lầm chính là tự tư tự lợi. Ý niệm tự tư tự lợi là căn bản luân hồi, nếu như không thể xả bỏ thì bạn nhất định không thể siêu việt sáu cõi luân hồi, niệm Phật cũng không thể siêu việt, tham thiền cũng không thể siêu việt, không luận tu học pháp môn nào đều không thể siêu việt. Nếu bạn muốn siêu việt, phải đem ý niệm tự tư tự lợi buông xả, hành vi tự tư tự lợi buông xả. Trong Phật pháp Đại Thừa dạy chúng ta rất hay, chính là đem ý niệm chuyển đổi lại, khởi tâm động niệm nghĩ đến lợi ích của tất cả chúng sanh, không nghĩ cho chính mình, bình đẳng tôn trọng tất cả chúng sanh, thương yêu tất cả chúng sanh, giúp đỡ tất cả chúng sanh, vì tất cả chúng sanh phục vụ.

Trong việc giúp đỡ phục vụ chúng sanh, một đại sự quan trọng nhất là giúp đỡ họ giác ngộ, cũng chính là giúp đỡ họ buông bỏ tự tư tự lợi. Đây là giáo dục của Phật. Tất cả chúng sanh đều mong cầu xã hội an định, thế giới hòa bình, nhân dân hạnh phúc, liền được hiện thực. Nếu như không thông qua giáo học như vậy, ai chịu buông bỏ tự tư tự lợi, ai vui lòng chịu đi giúp đỡ người khác mà không có điều kiện? Những sự việc này, nếu không nhờ vào giáo dục thì sẽ làm không được.

Tổ tiên cổ xưa của chúng ta có trí tuệ. Các dân tộc quốc gia khác trên thế giới, đương nhiên có không ít người thông minh, trí tuệ, thế nhưng cổ thánh tiên hiền chúng ta vẫn đặc sắc hơn rất nhiều.

Trong "Lễ Ký" và "Học Ký" đã nói một cách rõ ràng cho chúng ta "kiến quốc quân dân, giáo học vi tiên". Đem giáo học xem thành việc lớn thứ nhất trong đời sống để làm, đây là chính xác! Con người cũng là động vật, nhưng con người cùng các động vật khác không giống nhau ở chỗ nào vậy? Con người có thể tiếp nhận giáo dục, còn các động vật khác không có cách gì tiếp nhận được giáo dục, cho nên con người dễ dàng khai ngộ. Người có thể minh lý, vậy không dạy thì làm sao được? Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: "Dạy bảo chính nhân thì phải nên minh bạch". Những nhân vật làm chính trị, ý nghĩa của chính trị là gì? "Chính" chính là việc của đại chúng; quản lý việc xã hội đại chúng, đó gọi là chính trị.

Làm thế nào đem việc xã hội đại chúng quản cho tốt? Người xưa nói ra bốn chữ, bốn chữ này là bí quyết: "Chính thông nhân hòa", then chốt ở "thông". "Thông" là thông đạt. Hay nói cách khác, vấn đề xảy ra đều ở chỗ có chướng ngại, không thông; không thông thì vấn đề liền đến. Lãnh đạo cùng người bị lãnh đạo phải thường hay câu thông (hiện tại gọi câu thông là giao thông, qua lại) thì vấn đề liền được giải quyết. Chúng ta ở trên lịch sử, hiện tiền cũng có thể xem thấy, xung đột chủng tộc, xung đột tôn giáo, phát sanh chiến tranh tàn khốc là do nguyên nhân gì? Kém khuyết câu thông, kém khuyết qua lại! Ngày nay ở Singapore, chúng ta thực tiễn "Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh", thực tiễn giáo học của "Kinh Vô Lượng Thọ", chúng ta cùng các chủng tộc, các tôn giáo khác qua lại, chúng ta "thông". "Thông" rồi thì chúng ta là bạn tốt, không có bất cứ vấn đề nào, nếu có thì lập tức mời ngồi lại cùng nhau nói chuyện. Chữ "thông" này quan trọng hơn bất cứ thứ gì. Làm sao có thể thông? Giáo học thì có thể thông, bạn không dạy thì làm sao họ có thể thông? Một người có thân thể khỏe mạnh, tại sao có thể khỏe mạnh? Huyết mạch toàn thân thông suốt, không có trở ngại. Nếu như nơi nào gân mạch, huyết quản có chướng ngại, người này liền bị bệnh. Do đây có thể biết, cái thân thể này của chúng ta bị bệnh chính là không thông. Đây là thường thức thông thường. Rất nhiều người bị bệnh, đi bác sĩ khám, trước tiên bác sĩ hỏi là đại tiện, tiểu tiện có thông hay không, nếu việc này thông, bác sĩ liền biết được bạn bị bệnh nhỏ, không phải là bệnh lớn; nếu như hai việc này không thông, vậy thì nghiêm trọng rồi, đây là bệnh lớn, không phải bệnh nhỏ. Trị bệnh là trị cái gì? Chính là bộ phận nào không thông thì đem nó đả thông, hồi phục lại bình thường, bệnh liền không còn. Thông thường, người ta dùng thuốc để giúp bạn, thuốc là tác dụng của hóa học, khiến cho huyệt đạo của bạn thông suốt. Càng cao minh hơn thì không cần dùng thuốc, người Trung Quốc dùng kim châm, dùng phương pháp này tốt hơn thuốc. Phương pháp cao minh hơn so với kim châm là xoa bóp, chẳng qua là đả thông chỗ bạn có chướng ngại mà thôi. Xoa bóp là phương pháp cao minh nhất, thế nhưng đã bị thất truyền rồi, hiện tại không có người biết. Trên Kinh Phật dạy "niệm chú", đó là phương pháp trị bệnh cao minh nhất, bệnh gì cũng đều có thể trị được. Trong Kinh Phật có lưu lại chú ngữ, nhưng người hiện tại không biết đọc. Niệm chú làm sao có thể trị bệnh? Dùng thanh âm chấn động đả thông bộ phận bị trở ngại của bạn. Đây là có căn cứ khoa học. Thế nhưng chú đó phát âm phải chuẩn xác, âm lượng phải chính xác, quá cao cũng không được, quá thấp cũng không được. Chú này trước kia là khẩu truyền. Chúng ta xem thấy ở trong sách xưa, xem thấy những ghi chép trong lịch sử, vào triều nhà Đường vẫn còn có một số cao tăng Tây Vực có thể dùng chú ngữ để trị bệnh, đã nhận được hiệu quả rất tốt, đáng tiếc là hiện tại đã thất truyền. Chúng ta xem thấy chú ngữ trong “Đại Tạng Kinh” vì không biết đọc, nên đọc không được chuẩn xác, đều là đọc sai âm. Cho nên chữ "thông" quan trọng hơn bất cứ thứ gì. Ngày nay chúng ta phải đặc biệt đề xướng, đặc biệt chăm chỉ nỗ lực làm ra một kiểu dáng tốt. Như "Kinh Hoa Nghiêm", không có việc gì không thông; bên trên thông với chư Phật Như Lai, chư đại Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác, chư thiên chúng thần; bên dưới thông đến chúng sanh ác đạo, cả thảy đều quán thông, cho nên đó là một vũ trụ rất khỏe mạnh, nhân sanh rất khỏe mạnh, không có thứ nào không thông. Đây gọi là học vấn, học vấn chân thật, đại học vấn, chúng ta mới có thể làm đến được "kiên cố bất thoái". Vì vậy sự thoái chuyển của chúng ta là do không thông tạo thành. Bạn xem, sự hiểu lầm giữa người và người đều là do đôi bên không qua lại, đôi bên dò xét lẫn nhau, nên càng nghi càng sâu, càng nghi càng xa. Nếu như ngày ngày qua lại, ngày ngày thấy mặt, chào hỏi lẫn nhau, nói chuyện vài câu thì sẽ không có việc gì.

Người xưa Trung Quốc đã nói: "Giảo ngôn chỉ ư trí giả". Người có trí tuệ thì làm sao giảo ngôn có thể dừng lại ở họ? Bạn truyền đến giảo ngôn, họ phải tra chứng xem là thật hay là giả. Người ngu si thì không tra chứng, nghe rồi liền tin, liền cho là thật, vì vậy đến nơi họ thì liền chướng ngại, liền không thông, cho nên tâm bệnh liền xảy ra. Người có trí tuệ khi đến nơi, họ thông, họ đi điều tra xem rốt cuộc sự việc này là thật hay là giả, khi vừa điều tra thì tất cả rõ ràng, sự việc liền tường tận.

Thế pháp và Phật pháp, người với việc, sự với lý, quan trọng chính là một chữ "thông". "Thông" rồi thì hòa (hòa là hòa thuận cùng sống với nhau, đối đãi bình đẳng). Nếu không thông thì hai chữ “hòa bình” này chỉ có khẩu hiệu trống không mà thôi. Phải chân thật có thể làm đến được thế giới hòa bình, xã hội an định, nhân dân hạnh phúc, tất cả đều phải thông suốt vô ngại. Công việc này phải nhờ vào giáo dục, như vậy thì dựa vào ai? Tôi nghĩ đã rất lâu, chỉ có thể nhờ vào các tôn giáo làm giáo học. Cho nên khi tôi tiếp xúc với mỗi một lãnh tụ tôn giáo, tôi đều chân thành chúc phúc cho họ nên chú trọng giáo dục tôn giáo. Nghi thức của tôn giáo đương nhiên là quan trọng, nhưng giáo học càng quan trọng hơn. Chỉ trọng nghi thức, cùng giáo nghĩa và văn hóa khác nhau của các tôn giáo khác không thể câu thông, nhưng giáo học thì có thể câu thông. Câu thông mới có thể giải quyết được vấn đề, mới có thể đạt đến hòa bình (hòa là hòa thuận cùng ở với nhau, bình là bình đẳng đối đãi). Chúng ta bình đẳng tôn kính đối với chúng thần trong các tôn giáo (đây là giáo dục của Phật Đà), thì chúng ta mới có thể chân thật làm đến được "kiên cố bất thoái". Không luận là thuận cảnh hay nghịch cảnh, không luận là thiện duyên hay ác duyên, đều sẽ không thoái chuyển, thì chúng ta nhất định thành tựu ngay trong một đời này.

Câu phía sau: "Trực chúng đức bổn". "Trực" là bồi dưỡng, trồng xuống. "Chúng đức", chúng là nhiều, vô lượng vô biên. Căn bản của vô lượng vô biên đức hạnh là gì, các vị đồng tu có thể trả lời được không? Chính ngay trong bổn Kinh, chú giải của cổ đức, lời chú là "Di Đà Danh Hiệu", "Lục Tự Chân Ngôn", đây là gốc của chúng đức. Lời của các Ngài nói rất hay, thế nhưng chúng ta nghe thì không hiểu, chân thật không hiểu. Chỉ nghe nói qua vạn đức hồng danh, bạn nghe rồi không hoài nghi, không phản đối là khó được rồi, là bạn có thiện căn. Thông thường, người trẻ tuổi hiện đại (phần tử tri thức) sau khi nghe rồi, họ sẽ hỏi: “Vạn đức hồng danh là thật hay là giả? Tại sao niệm một câu sáu chữ này chính là trực chúng đức bổn?”. Họ không thể tin tưởng, không thể tiếp nhận. Cho nên, chúng ta nhất định phải hiểu được hàm nghĩa ở trong sáu chữ này, ý nghĩa của nó là gì? Danh cần phải có thực, danh và thực hợp nhau thì mới khởi được tác dụng.

"Nam Mô A Di Đà Phật", hai chữ "Nam Mô" này là xưng tán, đây đều là dịch âm Phạn văn của Ấn Độ xưa, ý nghĩa là quy y, quy mạng. Danh hiệu chân thật là bốn chữ "A Di Đà Phật". Chiếu theo mặt chữ mà dịch, "A" dịch là , "Di Đà" dịch là Lượng, "Phật" dịch là Trí, là Giác. Vậy bạn nghĩ xem, trí tuệ vô lượng, giác ngộ vô lượng, có phải là gốc của chúng đức hay không? Không sai! Thế nhưng mỗi ngày chúng ta đều niệm thì chúng ta liền có thể thành được Vô Lượng Trí, Vô Lượng Giác hay không? Kỳ lạ, lại thật được! Chỉ cần bạn niệm đến nhất tâm bất loạn thì Vô Lượng Trí, Vô Lượng Giác liền hiện tiền, vì sao vậy? Bởi vì Vô Lượng Trí, Vô Lượng Giác là trong tự tánh chúng ta sẵn có, không phải từ bên ngoài đến. Chúng ta vốn có Vô Lượng Trí, Vô Lượng Giác, hiện tại vì sao không còn? Hiện tại do bị vọng tưởng, phân biệt, chấp trước che mất. Chúng ta nhất tâm niệm danh hiệu này thì vọng tưởng không còn, phân biệt không còn, chấp trước cũng không còn. Chỉ niệm một câu Phật hiệu này, dùng phương pháp này tu định, niệm đến nhất tâm thì hoát nhiên đại ngộ, cùng “đại triệt đại ngộ” trong Thiền Tông không hề khác nhau. Sau khi ngộ rồi thì minh tâm kiến tánh, trí tuệ Bát Nhã trong tự tánh liền hiện tiền, gốc của chúng đức liền phát khởi, liền khai hoa, kết quả, cho nên diệu không nói nên lời. Bạn nhất định phải biết được, bạn mới có thể thật niệm, mới biết được làm thế nào niệm Phật. Nhất định không phải một mặt niệm Phật, một mặt khởi vọng tưởng, đó là đã hủy mất đi gốc đức của bạn, làm chướng ngại mất gốc đức của bạn. Đây là một ý nghĩa. Khi đã nói tường tận rồi thì bạn liền hiểu được, Phật hiệu công đức không thể nghĩ bàn.

Ngoài ra, Thế Tôn ở trong bổn Kinh lại một lần nữa giải thích cho chúng ta, "A Di Đà Phật" chính là "Bình Đẳng Giác". Ở trên pháp hội này Phật hỏi tôn giả A Nan: "Ông có muốn thấy Bình Đẳng Giác hay không?". "Bình Đẳng Giác" chính là "A Di Đà Phật". Bình Đẳng Giác là hoàn toàn từ trên ý nghĩa mà dịch ra, chúng ta hiểu được. Chúng ta đối với tất cả người, tất cả việc, tất cả vật, chỉ cần chúng ta dùng tâm bình đẳng. Tâm bình đẳng chính là Giác, Giác chính là Phật. Tâm Phật là bình đẳng, tâm phàm phu thì không bình đẳng. Bình đẳng chính là Phật, ý nghĩa này rất rõ ràng. Niệm A Di Đà Phật chính là tu Bình Đẳng Giác.

Ở ngay trong cuộc sống thường ngày, mỗi giờ mỗi phút gìn giữ tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng của bạn. Đề Kinh của bổn Kinh là "Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác", bạn dùng phương pháp gì để gìn giữ? Dùng phương pháp “chấp trì danh hiệu”. Sáu căn tiếp xúc với cảnh giới sáu trần bên ngoài, thuận theo ý của chính mình thì sanh tâm hoan hỉ (hoan hỉ là phiền não, là thất tình ngũ dục, làm chướng ngại đi tự tánh của chúng ta), cho nên khi tâm vừa mới động thì niệm "A Di Đà Phật", đem cái tâm đó đổi lại; gặp nghịch cảnh, ác duyên thì sanh tâm sân hận, ý niệm vừa mới khởi, liền niệm "A Di Đà Phật" thì tâm liền bình lặng. Ở ngay trong cuộc sống thường ngày của chúng ta, một câu A Di Đà Phật này có thể làm cho tất cả mọi việc, tất cả mọi vật, tất cả mọi người đều bình đẳng. Tôi còn nói với các vị đồng tu, tốt nhất có thể đem tất cả mọi người, tất cả mọi việc, tất cả mọi vật đều xem là A Di Đà Phật.

"Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Giác" của chúng ta không khó hồi phục. "Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Giác" là tự tánh Di Đà của chúng ta. Chúng ta chỉ cần hồi phục "Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Giác". Tây Phương Tịnh Độ chính là tự tánh Tịnh Độ của chúng ta. Đại đức xưa thường nói: "Tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh Độ", chúng ta làm sao mà không thành tựu? Không chỉ chúng ta chắc chắn vãng sanh, hơn nữa nhất định vãng sanh thượng thượng phẩm; không chỉ sanh ở cõi Đồng Cư, cõi Phương Tiện, mà sanh vào cõi Thật Báo Trang Nghiêm. Ý niệm của chúng ta có thể chuyển hay không, then chốt ở ngay một niệm. Chỉ cần ý niệm này của bạn chuyển đổi lại thì Thế giới Tây Phương Cực Lạc rất dễ dàng đi. Không chuyển đổi được ý niệm, vậy thì thật là quá khó. Đây là sự thật. Ngay trong đời quá khứ, chúng ta đã tu học vô lượng kiếp, lại vô lượng kiếp đều không có cách gì vãng sanh, chính là không hiểu được cái then chốt này ở chỗ nào. Giống như chúng ta mở tủ bảo hiểm vậy, nếu mật mã đúng thì mở ra được; mật mã không đúng thì làm thế nào cũng mở không ra. Trong vô lượng kiếp đến nay đều không đúng chuẩn. Hiện tại chúng tôi đem cái mật mã này nói với bạn, vấn đề chính là bạn có bằng lòng đi mở hay không? Đây là chúng tôi đem ý nghĩa của câu "trực chúng đức bổn" nói ra cho bạn. Thế nhưng bạn muốn hỏi, làm thế nào thực tiễn? Cũng chính là làm thế nào đem câu “A Di Đà Phật”, đem “Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Giác” thực tiễn ngay trong đời sống của chúng ta? Đây là bạn chân thật tu Tịnh Độ. Nếu bạn không thể thực tiễn thì bạn vẫn là uổng công, một mảng mù mịt. Về việc thực tiễn, ở trong duyên khởi của Tịnh Tông Học Hội, chúng ta đã viết ra năm khóa mục tu hành, đây chính là thực tiễn “Di Đà sáu chữ hồng danh”.

Khóa mục thứ nhất chính là "Tịnh Nghiệp Tam Phước", thứ hai là "Lục Hòa Kính", thứ ba là "Giới-Định-Huệ tam học", thứ tư là "Lục Độ", thứ năm là "Phổ Hiền Bồ Tát mười đại nguyện vương". Năm khóa mục này thì không nhiều, rất dễ dàng ghi nhớ. Ngay trong cuộc sống thường ngày, khởi tâm động niệm, lời nói việc làm đều có thể tương ưng với năm khóa mục này, đây chính là thực tiễn “sáu chữ hồng danh”, thực tiễn “thanh tịnh, bình đẳng, giác”. Nếu bạn không thể làm như vậy, bạn chính là "miệng niệm Di Đà tâm tán loạn", không thể thành tựu. Niệm câu danh hiệu này, danh cùng thực phải dung hợp với nhau thành một, danh cùng thực không thể phân ra, nếu phân ra thì không có tác dụng.

Chúng ta đem giáo huấn trong Kinh điển tổng quy nạp thành năm khóa mục này. Năm khóa mục này không chỉ là căn bản tu học của Tịnh Độ giáo, mà có thể nói là Thế Tôn trong 49 năm đã nói ra tổng quy kết của tất cả pháp môn. Câu thứ nhất trong "Tam Phước" là “Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng”, người Trung Quốc chúng ta gọi là "hiếu thân tôn sư". Đây là tổng cương lĩnh, tổng phương hướng, tổng mục tiêu giáo học của Phật pháp.

“Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng”, ai làm được viên mãn nhất? Chư Phật Như Lai. Bồ Tát Đẳng Giác vẫn còn kém khuyết một phần, không viên mãn, đó chính là họ vẫn có một phẩm sanh tướng vô minh chưa phá, cho nên hiếu thân tôn sư vẫn còn một phần kém khuyết. Do đây có thể biết, đức hạnh của bạn không chút nào kém khuyết thì hiếu đạo của bạn liền viên mãn. Bạn làm thế nào tôn kính sư trưởng, làm đến không kém khuyết? Khi bạn chứng được tự tánh viên mãn, vậy thì chúng ta mới xứng đáng với lão sư, có sự giao phó viên mãn đối với lão sư. Bồ Tát Đẳng Giác tuy là có sự giao phó được không tệ đối với lão sư, thế nhưng vẫn có kém khuyết, vẫn còn chưa đủ. Do đây có thể biết, giáo học của Phật pháp tận thỉ tận chung chẳng qua là hai chữ "hiếu kính" mà thôi, mới bắt đầu liền dạy hiếu, dạy kính. Hiếu kính làm đến cứu cánh viên mãn, bạn liền thành Phật, thành Thánh.

Trong nhà Phật không có mê tín. Thế Tôn nói ra tất cả pháp trong 49 năm, dạy bảo chúng ta làm thế nào hiếu thân, làm thế nào tôn sư trọng đạo. Hành môn từ sơ phát tâm đến Như Lai địa, không gì khác là học tập mà thôi. Làm thế nào để học tập? Trước sau không ngoài cải tiến. Cải chánh sai lầm chính là tiến bộ rồi, từng bước từng bước hướng lên trên cao, ngày ngày cải chính sai lầm của chính mình, ngày ngày phẩm đức trí tuệ đức hạnh của chính mình luôn nâng lên cao. Nhà Phật nói "sám hối", sám hối chính là cải lỗi, thế nhưng muốn cải lỗi, nhất định phải biết lỗi lầm của chính mình ở chỗ nào thì bạn mới sửa được. Biết được lỗi lầm của chính mình thì gọi là khai ngộ. Sau khi ngộ thì khởi tu. Tu chính là cải chính, đem sai lầm của mình sửa đổi lại. Thế nhưng, phàm phu ngu si, không biết chính mình có lỗi lầm. Thế Tôn rõ ràng tường tận, Ngài dạy chúng ta phương pháp tốt, chẳng phải bạn xem thấy lỗi lầm của người khác hay sao? Không xem thấy lỗi lầm của chính mình, vậy thì nhìn thấy lỗi lầm của người khác, bạn lập tức quay lại chính mình, xem qua chính mình có lỗi lầm này hay không, thế là bạn liền phát hiện. Đây gọi là hồi quang phản chiếu. Nếu chính mình không có lỗi lầm này thì rất tốt, thì khích lệ, hy vọng chính mình không phạm lỗi lầm này. Nếu như chính mình có lỗi lầm này thì sửa đổi. Biện pháp này tốt, giúp chúng ta kiểm điểm quán sát, phát hiện lỗi lầm của chính mình. Cho nên, tất cả chúng sanh đều là thiện hữu của chúng ta, đều là thiện tri thức của chúng ta, đều là chư Phật Như Lai. Vì sao vậy? Họ thị hiện cho chúng ta thấy, để chúng ta mọi lúc mọi nơi đều có thể tiếp xúc được. Xem thấy người ta làm thiện, chúng ta có làm hay không? Có thì rất tốt, phải giữ gìn, không nên để mất đi; không có thì phải mau học tập. Xem thấy người khác có lỗi lầm thì lập tức phản tỉnh, xem cái lỗi lầm đó chúng ta có hay không, nếu có thì sửa, không có thì khích lệ chính mình không nên phạm lỗi lầm này. Vậy thì có chúng sanh nào không phải là thầy của ta? Thầy không nhất định là người dạy bạn học. Nếu bạn biết học thì tất cả chúng sanh đều là chư Phật Như Lai, chư Phật Như Lai chính là thầy. Cho nên tất cả mọi người, tất cả động vật, thực vật, khoáng vật đều là thầy của ta, là chư Phật Như Lai, là thiện tri thức của ta, bạn liền biến thành Thiện Tài Đồng Tử. Thế giới Tây Phương Cực Lạc là sáu trần nói pháp. Bạn hoàn toàn thể hội được, hoàn toàn học được, bạn chắc chắn viên thành Phật đạo ngay trong một đời.

Nguyện văn của nguyện này rất dài. Hôm nay thời gian đã hết rồi, chúng ta chỉ giảng đến đây thôi.

A Di Đà Phật!

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 142)

Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Thời gian: Khởi giảng năm 1998

Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ

Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ

 

Bát �3 r�`�/span>.

 

Bát Nhã là tiếng Phạn, phiên dịch thành ý nghĩa Trung văn là trí tuệ, nhưng tại vì sao không dịch? Vì tôn trọng nên không dịch, bởi vì cái mà Phật pháp mong cầu chính là điều này. Năm điều phía trước đều là thuộc về phương thức, điều này mới là mục đích. Cho nên Phật pháp là phương pháp của trí tuệ, Phật pháp là học vấn trí tuệ. Học Phật không gì khác, chính là mong cầu trí tuệ cứu cánh viên mãn. Chỉ có trí tuệ mới có thể giải quyết vấn đề, chỉ có trí tuệ mới có thể đạt đến tất cả viên mãn. Trí tuệ, làm thế nào mà cầu? Nhất định phải y theo phương pháp, phương pháp này chính là Giới-Định-Huệ. Giới là thủ pháp. Lão sư dạy cho chúng ta những phương pháp này, bạn không chịu tuân thủ, vậy thì không còn cách nào thành tựu. Giáo học nhà Nho, nhà Phật cổ đại dạy sơ học đều là ba điều kiện.

Điều thứ nhất: Chỉ theo một lão sư, không thể theo hai lão sư; hoàn toàn nghe theo giáo huấn của lão sư, ngoài lão sư ra bất cứ người nào cũng đều không được nghe. Nghe một người thì tâm của bạn liền được định; nghe người khác, nếu lão sư này có vấn đề, vậy thì tâm của bạn lập tức mất đi lòng tin đối với lão sư của bạn, bạn liền đi tà đạo, cho nên chỉ cho phép nghe một lão sư, đại đức tại gia, xuất gia khác có cao minh hơn, có đức hạnh tên tuổi hơn cũng đều không thể nghe. Chỉ theo một lão sư đến cùng!

Điều kiện thứ hai: Lão sư chỉ định khóa trình cho bạn, bạn chăm chỉ nỗ lực học tập. Những gì lão sư không chỉ định thì không được phép xem.

Điều kiện thứ ba: Lão sư Lý chỉ định cho tôi: “Những gì đã học ở nơi khác trước đây của anh, tôi không thừa nhận, tất cả phế bỏ. Bắt đầu từ hôm nay, anh theo tôi, tất cả phải làm lại từ đầu”.

Ba điều kiện này là sư thừa, từ xưa đến nay không ngoại lệ. Thế nhưng ngày nay thì không được, ngày nay dùng ba điều kiện này để tìm học trò thì nhất định không tìm được, không có người chịu tin tưởng. Cho nên có thể tôi là người cuối cùng của thời đại này có được sư thừa, vì tôi vẫn tin tưởng, tiếp nhận dạy bảo của lão sư. Tôi cảm ân, đội đức đối với lão sư. Thực tế, có được sự thành tựu là không dễ dàng, phải có được lòng tin của chính mình, sự từ bi của lão sư, chúng ta chính mình thật chịu học, lão sư thật chịu dạy. Cho nên thầy trò như cha con, còn thân thiết hơn cha con. Hiếu thân tôn sư đều ở ngay trong đó.

Tốt rồi, thời gian hôm nay đã hết, chỉ giảng đến đây thôi.

A Di Đà Phật!

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 136)

Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Thời gian: Khởi giảng năm 1998

Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ

Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ