Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 219)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 219)
**************** Kinh văn: "Hằng dĩ bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ, lục độ chi hạnh. Giáo hóa an lập chúng sanh, trụ ư vô thượng, chân chánh chi đạo". Đoạn nhỏ này, lần trước chúng ta đem "lục độ" giới thiệu qua rồi, hôm nay chúng ta phải nói rõ hai câu phía sau này: "Giáo hóa, an lập chúng sanh, trụ ư vô thượng, chân chánh chi đạo". Chúng ta đọc hai câu Kinh văn này, đặc biệt là sinh hoạt ở trong xã hội hiện đại, cảm xúc của chúng ta đặc biệt nhiều, đích thực có thể thể hội được tính trọng yếu của giáo huấn Thế Tôn. Xã hội ngày nay có thể nói gia đình bị phá vỡ, phong tục xã hội lương thiện bại hoại, trong trường học xem thường đi giáo học luân lý đạo đức, tạo thành hỗn loạn bất an cho xã hội hiện đại, thiên tai nhân họa triền miên. Rất nhiều người nói với tôi, họ gần như phát hiện ra thế giới này chân thật sẽ sắp đến ngày hủy diệt. Loại lo lắng bất an này không phải không có nguyên nhân. Thánh Hiền chúng ta trước giờ không mê tín, dạy bảo chúng ta phải dùng trí tuệ để quán sát, quán sát hiện tượng của vũ trụ. Trong hiện tượng, "hiện tượng" là một loại phản ứng của quả báo, "nhân hạnh" là nhân tâm, hành vi tạo tác của người đó mới là chánh

****************

Kinh văn: "Hằng dĩ bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ, lục độ chi hạnh. Giáo hóa an lập chúng sanh, trụ ư vô thượng, chân chánh chi đạo".

Đoạn nhỏ này, lần trước chúng ta đem "lục độ" giới thiệu qua rồi, hôm nay chúng ta phải nói rõ hai câu phía sau này: "Giáo hóa, an lập chúng sanh, trụ ư vô thượng, chân chánh chi đạo".

Chúng ta đọc hai câu Kinh văn này, đặc biệt là sinh hoạt ở trong xã hội hiện đại, cảm xúc của chúng ta đặc biệt nhiều, đích thực có thể thể hội được tính trọng yếu của giáo huấn Thế Tôn. Xã hội ngày nay có thể nói gia đình bị phá vỡ, phong tục xã hội lương thiện bại hoại, trong trường học xem thường đi giáo học luân lý đạo đức, tạo thành hỗn loạn bất an cho xã hội hiện đại, thiên tai nhân họa triền miên. Rất nhiều người nói với tôi, họ gần như phát hiện ra thế giới này chân thật sẽ sắp đến ngày hủy diệt. Loại lo lắng bất an này không phải không có nguyên nhân.

Thánh Hiền chúng ta trước giờ không mê tín, dạy bảo chúng ta phải dùng trí tuệ để quán sát, quán sát hiện tượng của vũ trụ. Trong hiện tượng, "hiện tượng" là một loại phản ứng của quả báo, "nhân hạnh" là nhân tâm, hành vi tạo tác của người đó mới là chánh nhân. Trên Kinh Đại thừa thường nói: "Y báo tùy theo chánh báo chuyển". Cho nên chúng ta tỉ mỉ quán sát y báo ("y báo" chính là hoàn cảnh đời sống của chúng ta), sau đó quay đầu lại, tỉ mỉ quán sát xã hội đại chúng, khởi tâm động niệm, lời nói việc làm của họ, họ đang nghĩ những gì? Họ nói những gì? Họ làm là những gì? Thế là kiết hung họa phước đại khái liền có thể có phán đoán tương đối chuẩn xác. Con người không phải Thánh Hiền, làm sao có thể không có lỗi lầm? Cho nên cổ Thánh tiên Hiền rất là xem trọng đối với giáo dục cho ngày sau, việc này cùng trong Phật pháp đã gọi là "duyên sanh", là cùng một đạo lý. Trong Chú sớ "Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật" của Đại Sư Thiện Đạo, Đại Sư Ngài nói rất hay: "Ở duyên ngộ không đồng mà thôi". Lời nói này nói được quá tốt. Do đó, người thông minh, người có trí tuệ, họ muốn cho con cái của chính mình, cho vãn bối học trò của chính mình sáng tạo ra duyên tốt nhất. Chúng ta mới xem thấy như thế nào là tâm yêu thương, như thế nào là từ bi chân thật, đó là phải cho người tuổi trẻ, cho đời sau cái duyên thù thắng nhất. Chỉ có duyên thù thắng, chúng ta mới có thể học được chánh pháp, chúng ta mới có thể học được chánh đạo, như vậy liền mang đến cho chúng ta đời sống an định hòa bình hạnh phúc mỹ mãn.

Thích Ca Mâu Ni Phật xuất hiện ở thế gian này, chế tạo ra cho chúng ta thiện duyên học tập thù thắng không gì bằng. Xem thấy Thánh triết cổ xưa của chúng ta, những vị giáo chủ sáng giáo tôn giáo phương tây đều tạo ra duyên phận học tập tốt nhất cho thế gian. Loại ân đức này thực tế siêu vượt hơn cha mẹ. Cha mẹ yêu thương đối với chúng ta, chăm sóc đối với chúng ta là một đời. Những đại nhân Thánh thần này chăm sóc quan tâm đối với chúng ta là đời đời kiếp kiếp, là vĩnh hằng mà không gián đoạn. Chúng ta được lợi ích rất là thù thắng từ nơi "Kinh Vô Lượng Thọ". Giải quyết vấn đề xã hội hiện đại, đoạn Kinh văn này là khai thị tốt nhất, Phật Đà dạy chúng ta dùng Tứ Nhiếp Pháp, Lục Độ.

"Tứ Nhiếp" là tiếp xúc giữa người với người, người tiếp xúc với hoàn cảnh tự nhiên, người tiếp xúc với thiên địa quỷ thần, khi tiếp xúc, chúng ta làm thế nào kiến lập một quan hệ tốt đẹp? Đây là dùng "Tứ Nhiếp Pháp". Sau khi xây dựng quan hệ thì phải dùng "Lục Độ", dùng sáu cái điều này. Cho nên "hằng dĩ bố thí", "hằng" là vĩnh hằng không có gián đoạn, vĩnh viễn không có thay đổi. "Bố thí", ý nghĩa chính ngay chỗ này chính là "phục vụ", thông thường chúng ta nói, vì nhân dân phục vụ, ở trong Phật pháp phạm vi càng lớn, vì tất cả chúng sanh phục vụ, đây là "bố thí". Cho nên chúng ta xem thấy những danh từ này, xem thấy "bố thí" lấy tiền tài vật chất giúp đỡ người khác, đây chỉ là một loại phục vụ của chúng ta trong vô số hạng mục. Việc này phải nên biết. Chỉ cần xem thấy chúng sanh có khó khăn, cần phải giúp đỡ thì chúng ta phải lập tức đưa tay ra cứu giúp.

Trên dương đài lầu bốn Cư Sĩ Lâm kiến tạo Thiên Thủ Thiên Nhãn, Ngài là đại biểu cái ý nghĩa này. "Thiên Thủ Thiên Nhãn" trong bàn tay đó có một con mắt, đây là ý nghĩa biểu pháp, dạy bảo chúng ta khi xem thấy lập tức liền phải đưa tay ra, mắt thấy tay đến, không được chậm trễ đi giúp đỡ tất cả người cần giúp đỡ, không có do dự, không có hối hận, tận tâm tận lực giúp đỡ người khác. Có lẽ có đồng tu hỏi, vì sao chúng ta phải làm như vậy? Nhất là ở vào xã hội hiện đại, chúng ta có khó khăn, người khác đều không giúp ta, người khác có khó khăn, tại vì sao chúng ta phải giúp người khác? Người đọc sách Thánh Hiền, người đọc sách Phật thì họ tường tận, gặp được chúng sanh có khó khăn không thể đưa tay ra cứu giúp. Họ không hiểu những đạo lý này. Nếu như họ chân thật hiểu rõ đạo lý này, hiểu rõ chân tướng sự thật, họ tất nhiên giống như Phật Bồ Tát vậy, mắt thấy tay đến. Do họ không tường tận. Quay đầu nhìn lại chính chúng ta không phải là như vậy hay sao?

Tôi trước khi chưa học Phật rất bỏn xẻn, người ta có khổ nạn thế nào, khi tôi xem thấy cũng không để ở trong lòng, cũng không chịu giúp đỡ họ. Vì sao vậy? Không hiểu, không biết được người khác cùng ta là quan hệ gì. Sau khi tiếp nhận giáo huấn Thánh Hiền, đọc tụng Đại thừa, dần dần mới tường tận. Ở trên Kinh Phật thường nói, hư không pháp giới tất cả chúng sanh cùng ta là một thể. Thí dụ, hư không pháp giới tất cả chúng sanh là đại ngã, giống như cá nhân chúng ta, chúng ta chính mình là tiểu ngã, chính là một tế bào trong thân thể chúng ta, người khác cũng là một tế bào trong thân thể, quan hệ của chúng ta rất là mật thiết, cho nên giúp đỡ chúng sanh chính là chân thật giúp đỡ chính mình, tự tha không hai.

Chúng ta hiểu được đạo lý này, không chỉ tất cả người cùng chúng ta là một thể, chúng ta rất quan tâm, vô điều kiện yêu thương quan tâm, tôn kính hiệp trợ; chúng ta đối với động vật, thậm chí đối với muỗi kiến, chúng ta đối với thực vật, cây cối hoa cỏ đều có thể bình đẳng yêu thương, bình đẳng quan tâm hiệp trợ. Đây là học được từ trong Kinh sách mà có. Đây chính là nói, con người không thể không tiếp nhận giáo dục, không thể không tiếp nhận giáo dục của Thánh Hiền.

Ngạn ngữ chúng ta thường nói: "Không nghe lời người xưa, chịu thiệt ở ngay trước mắt". Ai là "người già"? Khổng Lão Phu Tử là người già, Mạnh Phu Tử là người già, cổ Thánh tiền Hiền đối với chúng ta mà nói đó là người già. Ở trên lịch sử, thành tựu của đại học giả, đại Thánh đại Hiền chúng ta không cách gì tưởng tượng. Thành tựu của họ là quán thông học thuyết của cổ Thánh tiên Hiền. Chữ "thông" này quan trọng, người Trung Quốc thường nói "chánh thông nhân hòa", vậy "thông" quá quan trọng. Ngang dọc trên dưới họ thảy đều quán thông, con người này gọi là đại Thánh đại Hiền. Tôi nói lời nói này ý nghĩa rất sâu rất rộng.

Chúng ta phải bắt chước, chúng ta phải học tập. Họ có thể quán thông, chúng ta cũng có thể quán thông. Thực tế mà nói, Thánh Hiền, chư Phật Bồ Tát đều là kỳ vọng chúng ta giống như họ vậy, không thể ở dưới họ.

Chúng ta có năng lực quán thông hay không? Đáp án trên Kinh điển là khẳng định. Bạn xem trong phẩm Như Lai Xuất Hiện của "Kinh Hoa Nghiêm", Phật đã nói: "Tất cả chúng sanh đều có trí tuệ đức tướng Như Lai". Như Lai trí tuệ đức tướng giống như lời tán thán thượng đế trong tôn giáo vậy, "toàn tri toàn năng", không gì không thể, không gì không biết. Thích Ca Mâu Ni Phật nói, mỗi một người chúng ta đều là như vậy, đều có năng lực này, đều có trí tuệ này, mọi người đều là bình đẳng. Tại vì sao trí tuệ năng lực của chúng ta mất đi rồi? Nguyên nhân gì mất đi rồi? Phật nói với chúng ta, chỉ bởi vọng tưởng chấp trước mà không thể chứng đắc. Đây là một lời thông hết. Bổn tánh chúng ta vốn dĩ đầy đủ trí tuệ năng lực, nhưng bởi vì vọng tưởng của chúng ta, bởi vì phân biệt của chúng ta, bởi vì chấp trước của chúng ta, cho nên mất tiêu rồi. Cái "mất" này không phải chân thật mất đi, các vị đồng tu phải ghi nhớ, Phật pháp gọi cái mất này là mê mất. Đến hôm nào bạn giác ngộ, cái trí tuệ năng lực này của bạn lập tức liền hồi phục, cho nên nó có thể hồi phục. Nó không phải chân thật mất đi, hay nói cách khác, tạm thời mất đi.

Thánh nhân giáo huấn đối với chúng ta mục đích không gì khác, không ngoài là giúp chúng ta hồi phục lại trí tuệ đức năng tự tánh mà thôi. Loại trí tuệ đức năng này là viên mãn, là cứu cánh, là trên dưới ngang dọc thông đạt. Bởi vì chúng ta mê mất đã quá lâu rồi, không phải một đời này. Người hiện tại tin tưởng luân hồi, người tin tưởng có đời trước đời sau càng ngày càng nhiều. Chúng ta từ tin tức của phương tây, cái tỷ suất này mỗi năm đều nâng lên cao. Đây là chân tướng sự thật. Chúng ta đời đời kiếp kiếp đều mê mất. Chư Phật Bồ Tát, những thần Thánh này cũng là đời đời kiếp kiếp đến giáo huấn chúng ta, ân đức này đối với chúng ta là quá to quá lớn. Tại vì sao chúng ta vẫn không thể hồi phục tánh đức của chính mình? Ở trong Phật pháp lấy một câu thuật ngữ để nói: "Nghiệp chướng quá nặng". Lời nói này không sai, thế nhưng cũng không phải hoàn toàn đúng. Vì sao nói không thể hoàn toàn đúng? Nếu như chúng ta chỉ là trách chính mình nghiệp chướng quá nặng, bạn đến hôm nào mới có thể xuất đầu? Cho nên không thể hoàn toàn nói là đúng. Lời của Đại Sư Thiện Đạo nói được có đạo lý, nếu như chúng ta gặp được duyên thù thắng (cái thù thắng này đương nhiên điều kiện đầu tiên phải có lão sư tốt, vị lão sư có tu có chứng, có trí tuệ, có phương tiện thiện xảo, có phương pháp, có phương pháp giáo học rất tốt, chúng ta phải gặp loại cơ duyên này), sẽ đem thời gian tu hành của chúng ta rút ngắn, chúng ta ở ngay trong một đời liền có thể có thành tựu không thể nghĩ bàn. Đây là sự thật ngàn vạn lần xác thực. Gặp được lão sư tốt, chính mình có thể thành tựu hay không, then chốt là ở chính mình. Tôi thường nói cái then chốt này không gì khác là hiếu học, chịu học. Chỉ cần chịu học, chỉ cần hiếu học, không ai không thành tựu. Trong "chịu học", quan trọng nhất là phải tiếp nhận chỉ đạo của lão sư. Cái điểm này, ở hiện tại nói cũng là một sự việc rất khó khăn, cho nên đối với lão sư cần phải có tín tâm kiên định, tín tâm viên mãn. Lão sư dạy chúng ta làm thế nào, chúng ta rất chăm chỉ nỗ lực mà làm, chắc chắn không trái phạm, như vậy mới có thể thành công. Nếu như có nghi hoặc đối với lão sư, không thể hoàn toàn tín nhiệm, tu học của chúng ta liền bị tổn thất. Cùng đồng một lão sư tốt, họ quyết không chỉ dạy một học trò, họ dạy học trò rất nhiều, tại vì sao có người thành tựu, có người thì không thể thành tựu? Nhân tố trong đây quả nhiên rất nhiều, thế nhưng một nhân tố quan trọng nhất, khẳng định ở y giáo phụng hành. Cũng chính là chúng ta ngày nay nói, học trò nghe lời, học trò tiếp nhận chỉ đạo, người học trò này khẳng định thành tựu. Không thể tiếp nhận chỉ đạo, nên gọi là "bằng mặt không bằng lòng", vẫn tùy thuận tri kiến của chính mình, loại người này phần nhiều đều là người tương đối thông minh, đó chính là ngạn ngữ thường nói: "Thông minh lại bị thông minh hại". Người thông minh không bằng người thành thật, người thành thật thành tựu, người thông minh thất bại. Cái thí dụ này, xưa nay trong ngoài, chúng ta thấy được quá nhiều quá nhiều rồi. Cho nên hiểu rõ đạo lý này, chắc chắn phải nghe giáo huấn của lão sư. Lão sư dạy chúng ta học thứ nào, thì chúng ta ngoan ngoãn học thứ đó. Lão sư dạy chúng ta chăm chỉ học cái thiên này, thì chúng ta chăm chỉ học cái thiên này. Cái này ở giáo học hiện đại thực tế là việc khó.

Vào thời xưa ở Trung Quốc, bởi vì ở trong gia đình cha mẹ dạy bạn, trưởng bối dạy bảo bạn, hiểu được tôn sư trọng đạo. Hoàn cảnh tu học đó so với chúng ta hiện tại tốt hơn quá nhiều. Hoàn cảnh hiện tại này đề xướng "dân chủ tự do mở rộng", cái phiền phức này lớn rồi, tùy thuận phiền não tập khí của chính mình, tùy thuận ưa thích của chính mình, tùy thuận yêu thích của chính mình, không thể tôn trọng lão sư, cho dù có thiên chức thông minh, cũng rất khó có thành tựu. Đạo lý ngay chỗ này.

"Lục độ" chúng ta ở ngay chỗ này đơn giản mà nói, mọi người phải có một khái niệm chính xác.

Bố thí là hy sinh phụng hiến. Hy sinh phụng hiến vô điều kiện, vì nhân dân vì chúng sanh phục vụ, đây gọi là bố thí Ba La Mật.

Thứ hai là "trì giới". Trì giới là thủ pháp, tuân thủ pháp luật, tuân thủ răn dạy của lão sư, còn phải tuân thủ phong tục tập quán nhân tình thế cố của mỗi một khu vực, chắc chắn không có mâu thuẫn, như vậy mới có thể hòa thuận cùng ở với người, nên gọi là "nhập cảnh tùy tục". Nếu như không thể tùy thuận, cho dù là việc tốt cũng rất khó có thành tựu, ở trong Phật pháp chúng ta gọi là "tùy duyên". Chỗ này trong trì giới có tùy duyên.

Chúng ta ở chỗ này tiếp xúc với các tôn giáo khác rất nhiều, tôi có lúc nói chuyện với họ. Tôi nói Phật giáo là từ Ấn Độ truyền đến Trung Quốc; Bái Hỏa giáo, người Trung Quốc chúng ta gọi là "Áo Giáo", dường như có người viết tiểu thuyết gọi là "Minh Giáo", đó đều là Bái Hỏa giáo, cũng là vào triều nhà Đường truyền đến Trung Quốc, hiện tại ở Trung Quốc không còn nữa; Thiên Chúa giáo, Ki-Tô giáo vào triều nhà Đường gọi là "Cảnh Giáo" (cảnh của phong cảnh), đều là truyền đến Trung Quốc vào triều nhà Đường, tại vì sao không thể bén rễ ở Trung Quốc, về sau này vì sao không còn ở Trung Quốc nữa? Các vị phải nên biết, hiện tại Thiên Chúa giáo và Ki-Tô giáo truyền đến Trung Quốc lịch sử không đến một trăm năm, vào thời xưa truyền đến đã tiêu mất rồi. Tôi cùng nói chuyện với những lãnh tụ tôn giáo, những mục sư của họ, tôi nói: "Các vị biết nguyên nhân gì không?". Họ nghĩ không ra. Tôi liền nói với họ: "Tùy duyên". Phật giáo có thể tùy duyên, cho nên sau khi Phật giáo truyền đến Trung Quốc, người xuất gia Ấn Độ mặc áo tràng của người Trung Quốc, mặc y phục của người Trung Quốc, đạo tràng xây theo kiểu dáng của người Trung Quốc, cho nên người Trung Quốc ưa thích. "Nhập cảnh tùy tục", đây gọi là trì giới, cho nên người Trung Quốc hoan nghênh, cho nên giáo của họ có thể mở mang rộng lớn ở Trung Quốc. Thiên Chúa giáo, Ki-Tô giáo của họ nhất định muốn bảo thủ hình thức của họ, không thể tùy thuận theo người Trung Quốc, người Trung Quốc vừa thấy: "Đó là văn hoá của người nước ngoài", tự nhiên liền vẽ ra một đường giới tuyến, rất không dễ gì tiếp nhận, dần dần nó liền bị tiêu mất. Nguyên nhân chính là như vậy.

Những người xuất gia cổ đại đều hiểu được giáo học của Phật pháp nhất định phải thích hợp bổn thổ hóa, hiện đại hóa. Đây là nhiều năm tôi giảng Kinh thường hay nhắc đến, nhất định phải hiểu được bổn thổ hóa cùng hiện đại hóa, phải tôn trọng phong tục tập quán của người địa phương, tôn trọng truyền thống của họ, chắc chắn không thể phá hoại, giúp đỡ họ càng thêm hoàn thiện, càng thêm mỹ hóa, trong tâm của người liền hoan hỉ. Như vậy mới dễ dàng tiếp nhận, họ có chỗ tốt, có giúp ích đối với ta, chắc chắn không phải là sự phá hỏng. Phật giáo mấy ngàn năm trước, Phật Đà răn dạy đệ tử như vậy.

Hiện tại Phật giáo ở thế gian phổ biến suy rồi. Nguyên nhân suy là gì? Rất đơn giản, đem giáo huấn của Phật Đà quên mất, cho rằng hình thức này của chúng ta là tốt nhất, hình thức của người khác không như chúng ta, tách biệt không thể hòa nhập, tạo thành khắp nơi đối lập với người. Việc này đối với giáo học của Phật giáo sanh ra chướng ngại nghiêm trọng.

Hôm nay giảng đến "trì giới", mọi người đều chết ở trong danh tướng. Nhắc đến "giới" nhất định nghĩ đến năm giới, mười giới, hai trăm năm mươi giới điều, liền nghĩ đến những thứ này, càng nghĩ càng nhỏ hẹp, không biết được ý nghĩa của mỗi một điều trong "lục độ" đều là rộng lớn không có bờ mé. Cho nên, những danh từ này ở chỗ nào, giảng pháp thì không như nhau, chúng ta nhất định phải hiểu được. "Lục độ" là Bồ Tát đạo. Bồ Tát là thượng cầu hạ hóa, mỗi niệm cái cảnh giới đó đều là tận hư không khắp pháp giới, làm gì mà nhỏ hẹp như vậy? Cho nên ý nghĩa ở chỗ này quyết định phải hiểu được tôn trọng truyền thống của người khác, tôn trọng văn hóa của người khác, tôn trọng chế độ của người khác, tôn trọng tập quán đời sống của người khác, hòa thuận cùng sống với mọi người, đối đãi bình đẳng. Việc này quan trọng. Giữa người với người không bình, không hòa thuận thì chắc chắn không thể làm được.

Người toàn thế giới đều hô hào hòa bình, hô hào mấy ngàn năm, mấy vạn năm mà hòa bình không thể thực tiễn. Do nguyên nhân gì? Không thể nào bình đẳng đối đãi. Việc này phải dựa vào giáo dục, đây chân thật là giáo dục Thánh Hiền. Ở thế gian này, người sang phải giúp đỡ người hèn, người địa vị thấp; người giàu phải giúp đỡ nghèo, nước lớn phải giúp đỡ nước nhỏ, nước mạnh phải giúp đỡ nước yếu thì thế giới mới có hòa bình. Tôi lớn, anh nhỏ, anh phải tôn trọng tôi, tôi xem thường anh thì làm gì có hòa bình, làm gì có thể có an định? Cho nên, hai chữ "hòa bình" này, "hòa" là quả, "bình" là nhân, không có bình đẳng thì làm gì có hòa thuận? Phật nói pháp thường hay đem "quả" đặt ở phía trước, "nhân" đặt ở phía sau, vì sao vậy? Người thế gian xem trọng quả. "Quả ắt có nhân", phải hiểu được đạo lý này.

Không chỉ người với người phải bình đẳng, mà người với tất cả động vật phải bình đẳng, người với cây cối hoa cỏ cũng phải bình đẳng, giữa thiên địa mới có một mảng tường hòa. Người nước ngoài gọi là "từ trường", người Trung Quốc gọi là "khí phần", không khí tường hòa. Cái này không có giáo dục Thánh Hiền thì ai có thể hiểu được? Cho dù có thiện căn, cho dù có thiên chức tốt cũng không có cách nào. Cho nên, giáo dục quan trọng đến như vậy!

Trong "Lễ Ký, Học Ký" dạy bảo chúng ta: "Kiến quốc quân dân, giáo học vi tiên". Lời nói này là đối với người lãnh đạo quốc gia mà nói. Bạn xây dựng một quốc gia, nắm trong tay chính quyền, việc gì là quan trọng nhất? Giáo học. Chỉ cần đem giáo dục làm cho tốt, chắc chắn xã hội an định, thiên hạ thái bình, nhân dân an lạc. Việc này phải dựa vào giáo dục. Chúng ta phải hiểu rõ đạo lý này.

Giáo dục, phía sau đây nói là "lục độ chi hạnh, giáo hóa an lập chúng sanh". "Giáo" chính là giáo học, "hóa" là thành tích giáo học. Người tiếp nhận giáo dục thì sanh ra biến hóa, biến hóa khí chất, hóa ác thành thiện, hóa mê thành ngộ, hóa phàm thành Thánh, giáo dục này thu được thành quả. Hai chữ "giáo hóa" này, "giáo" là sự, "hóa" là thành tựu, như vậy mới có thể "an lập chúng sanh", chúng sanh mới có thể an thân lập mạng.

Trong giáo học, quan trọng nhất là giáo dục gia đình. Làm cha mẹ có trách nhiệm, cha mẹ có chân thật yêu thương con cái hay không? Phải xem họ có khéo dạy bảo con cái hay không? Làm thế nào dạy bảo? Chính mình khởi tâm động niệm, nhất cử nhất động phải làm ra tấm gương tốt cho con cái. Con cái ngày ngày nhìn vào cha mẹ, nhất cử nhất động của cha mẹ ảnh hưởng thân tâm của chúng. Cho nên, giáo dục của nhà Nho Trung Quốc bắt đầu từ thai giáo. Khi mẫu thân mang thai thì không thể khởi vọng tưởng, tâm địa phải thanh tịnh. Việc này ảnh hưởng rất lớn đối với thân tâm của trẻ nhỏ. Nếu như mẫu thân mang thai thường hay khởi tức giận, trẻ nhỏ này về sau liền biến thành trẻ nhỏ có vấn đề. Khi mang thai, nếu như mẫu thân tràn đầy yêu thương, trẻ nhỏ này tương lai là người nhân từ. Ẩm thực cử chỉ đều phải lưu ý, không nên phóng túng, ảnh hưởng thai nhi. Sau khi trẻ nhỏ sanh ra, chính mình càng phải nghiêm khắc câu thúc chính mình, làm tấm gương tốt cho trẻ nhỏ. Đây gọi là chân thật yêu thương con cái. Người trẻ tuổi hiện tại không có người hiểu được những sự việc này, không chỉ chúng không hiểu, cha mẹ của chúng cũng không hiểu, có thể đến ông nội bà nội của chúng cũng không hiểu, đại khái có thể hiểu là ông bà cố nội trở lên. Đây là hiện tượng rất đáng buồn.

Ngày nay giáo dục gia đình không còn, con cái không nghe lời cha mẹ, học trò không nghe lời của lão sư, nhân công không nghe lời của ông chủ, nhân dân không nghe lời chính phủ, bạn nói xem việc này có phiền phức hay không? Vấn đề này nghiêm trọng đến cỡ nào. Giáo dục trường học cùng luân lý đạo đức tách rời. Giáo dục xã hội, các vị xem qua báo chí tạp chí ngày nay, tin tức phát thanh đường truyền, trong đó là những gì? Bạn liền biết được trên thế giới tại vì sao có thể có nhiều tai nạn đến như vậy. Vốn có nguyên nhân.

Sau cùng chúng ta xem giáo dục tôn giáo còn có thể cứu hay không. Nếu như giáo dục tôn giáo cũng không thể cứu, thế giới ngày tàn liền sắp đến. Chúng ta xem thấy, giáo dục tôn giáo hiện tại phần nhiều đều rơi vào hình thức, những nghi thức tôn giáo này, giáo dục tôn giáo cũng không còn. Nếu như tôn giáo không còn giáo dục, chỉ có nghi thức, tôn giáo này là thuộc về mê tín. Chúng ta ngày ngày đi bái thần, thần dạy chúng ta cái gì? Không hề biết, chỉ biết thần có quyền uy rất lớn, ta phải nịnh bợ họ, họ tốt đối với ta; nếu ta đắc tội với họ, họ trừng phạt ta. Đây gọi là mê tín. Thần không phải là ý nghĩa này, thần tuyệt đối không cần người nịnh bợ họ. Những thần Thánh này dạy chúng ta làm thế nào làm người. Chúng ta không hiểu, chúng ta chưa học qua. Không luận Kinh điển của tôn giáo nào, tôi đều xem qua. Thần Thánh đều dạy cho chúng ta hiếu thuận cha mẹ, ngay Ki-Tô giáo đều không ngoại lệ. Bạn đi xem Thánh Kinh, chúng ta không hiếu thuận cha mẹ, chúng ta đối với hàng xóm bạn bè không có thiện tâm, thần minh đều cho rằng đây là hành vi cực ác. Cho nên tôi thường nói, Phật giáo là giáo dục xã hội đa nguyên văn hóa. Lại xem qua bất cứ tôn giáo nào, chúng ta đọc Kinh điển của họ, lại chẳng phải là giáo dục xã hội đa nguyên văn hóa hay sao? Cái gì gọi là "đa nguyên văn hóa"? Chính là những thần Thánh dạy người chắc chắn không phân quốc gia, không phân chủng tộc, không phân tôn giáo, đây gọi là đa nguyên văn hóa. Nội dung giáo học của họ bác đại tinh thâm, bao gồm tất cả. Chúng ta phải dụng tâm đi thể hội, phải chăm chỉ mà học tập.

Những việc trên đây đều bao gồm ở điều "giới luật" này. Ý nghĩa của "trì giới" thật sâu thật rộng, chúng ta phải học tập. Ngày nay, chúng ta yêu cầu xã hội này từ chỗ cực đoan không ổn định phải có thể quay đầu đến an định. Có phương pháp gì? Hiện tại phương pháp thật có. Nếu như vào thời xưa mà diễn biến thành cục diện này ngày nay, vậy là thật, Thượng Đế, thần tiên đến đều không có cách gì, đều không thể cứu. Hiện tại chúng ta có thể dùng khoa học kỹ thuật cao, lợi dụng truyền hình vệ tinh để truyền phát giáo học, mời người chân thật có học vấn, có đạo đức, những thiện tri thức này đáng được đại chúng xã hội sùng kính ở đài phát thanh vệ tinh mỗi ngày giảng hai giờ đồng hồ, vì người toàn thế giới giảng hai giờ đồng hồ, tôi tin tưởng thời gian một năm thì thiên hạ thái bình. Cho nên hiện tại làm được. Công cụ tốt đến như vậy, chúng ta phải hiểu được cách dùng. Mỗi ngày lên lớp cho mọi người, mỗi ngày giảng đạo nói Kinh cùng mọi người, để mọi người tỉnh ngộ ra, buông bỏ tự tư tự lợi, buông bỏ truy cầu danh vọng lợi dưỡng, truy cầu hưởng thụ năm dục sáu trần, buông bỏ tham-sân-si-mạn, học Phật Bồ Tát, học Thánh Hiền nhân, học người tốt, để cứu vãn kiếp vận của thế giới này. Cho nên đây là sự việc có thể làm đến được, chính ngay người có tâm đi làm.

Khoa mục thứ ba là "nhẫn nhục". Ý nghĩa của "nhẫn nhục" là "tâm nhẫn nại". Thế xuất thế gian tất cả pháp thành tựu đều phải nhờ nhẫn nại. Càng là đại sự thì càng phải có lòng nhẫn nại. Trong đại sự, đại sự thứ nhất là chính mình thay đổi tự làm mới. Trước tiên phải có lòng tin đối với chính mình, tin tưởng chính mình nhất định có thể thay đổi tự làm mới, tin tưởng chính mình nhất định có thể chuyển phàm thành Thánh. Trước tiên phải xây dựng cái tín tâm này. Nhà Phật nói rất hay, việc thứ nhất phải tin tưởng chính mình, tin tưởng ta có thể, ta có thể học Phật, ta sẽ học được giống như Phật vậy, "ta có thể học thần", ta cũng có thể học được giống như Thượng Đế vậy, Thượng Đế làm thế nào yêu thế nhân. Thứ hai gọi là "tin tha". Chữ “tha” này chính là lão sư. Chúng ta học Phật thì phải tin tưởng Phật Bồ Tát. Tôn giáo đồ nhất định phải tin thần. Tin chính mình, lại tin giáo huấn của Thánh Hiền, chúng ta y theo dẫn đạo của họ, y theo giáo huấn của họ, chúng ta ở ngay trong một đời này chắc chắn có thể thay đổi tự làm mới, chắc chắn có thể thành tựu. Phải từ ngay chỗ này mà làm.

Ngày ngày đều đang học tập, đời đời kiếp kiếp đều đang học tập, vĩnh viễn không có dừng nghỉ, đây gọi là "tinh tấn". Thế gian cầu học, tiểu học học sáu năm tốt nghiệp rồi, trung học ba năm cũng có thể tốt nghiệp, đại học bốn năm cũng có thể tốt nghiệp. Trong giáo học Phật pháp không có tốt nghiệp, vĩnh viễn đang học tập, đời đời kiếp kiếp đang học tập. Mãi đến thành Phật có tốt nghiệp hay không? Vẫn là chưa tốt nghiệp. Lời nói này nói thế nào vậy? Sau khi thành Phật, Phật muốn biểu diễn làm học trò cho người khác xem. Ngài đã tốt nghiệp rồi, tốt nghiệp vẫn phải làm lại từ đầu, đó là làm cho người khác xem. Đây gọi là đại từ đại bi. Việc này trong Phật pháp gọi là "thừa nguyện tái lai". Thích Ca Mâu Ni Phật thị hiện tám tướng thành đạo chính là ý nghĩa này.

A Di Đà Phật…..

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 219)

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Thời gian: Khởi giảng năm 1998

Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ

Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ