Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 98)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 98)
Định huệ có cạn sâu khác biệt không như nhau, sức định càng vào sâu thì trí tuệ càng rộng lớn. Loại công phu này có được quả báo rất là thù thắng. Chúng ta xem thấy ở trên Kinh, định của A La Hán tu là cửu thứ đệ định, siêu việt ba cõi, siêu việt sáu đường. Sức định trong sáu cõi đến được cấp thứ tám. Cấp thứ tám là trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Siêu vượt hơn, lên cấp thứ chín thì siêu vượt sáu cõi luân hồi, chứng được quả vị A La Hán, Bích Chi Phật. Định huệ muốn nâng cấp lên, đó chính là quả báo của Bồ Tát. Quả báo của Phật trong mười pháp giới lại hướng lên trên cao thì siêu vượt mười pháp giới, đến pháp giới nhất chân. Trong pháp giới nhất chân, chúng ta xem thấy ở trên Kinh Hoa Nghiêm, còn có 41 giai cấp, cho nên công phu của định huệ còn phải không ngừng nâng cao hơn, không thể nào đình chỉ. Một phần công phu liền có một phần thu hoạch. Thu hoạch chính là đức. Cho nên công đức, chữ “đức” này cùng với chữ được mất của chúng ta là cùng một ý nghĩa. Do đó các vị phải nên biết, phước báo của chúng ta có thể cho người khác cùng hưởng, công đức thì không được. Công đức thì người nào tu người đó được. Công mà chư Phật Như Lai đã tu chúng ta không có cách gì có được, chỉ có các

Định huệ có cạn sâu khác biệt không như nhau, sức định càng vào sâu thì trí tuệ càng rộng lớn.Loại công phu này có được quả báo rất là thù thắng.Chúng ta xem thấy ở trên Kinh, định của A La Hán tu là cửu thứ đệ định, siêu việt ba cõi, siêu việt sáu đường.Sức định trong sáu cõi đến được cấp thứ tám. Cấp thứ tám là trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Siêu vượt hơn, lên cấp thứ chín thì siêu vượt sáu cõi luân hồi, chứng được quả vị A La Hán, Bích Chi Phật. Định huệ muốn nâng cấp lên, đó chính là quả báo của Bồ Tát.Quả báo của Phật trong mười pháp giới lại hướng lên trên cao thì siêu vượt mười pháp giới, đến pháp giới nhất chân. Trong pháp giới nhất chân, chúng ta xem thấy ở trên Kinh Hoa Nghiêm, còn có 41 giai cấp, cho nên công phu của định huệ còn phải không ngừng nâng cao hơn, không thể nào đình chỉ. Một phần công phu liền có một phần thu hoạch.Thu hoạch chính là đức.Cho nên công đức, chữ “đức” này cùng với chữ được mất của chúng ta là cùng một ý nghĩa. Do đó các vị phải nên biết, phước báo của chúng ta có thể cho người khác cùng hưởng, công đức thì không được.Công đức thì người nào tu người đó được. Công mà chư Phật Như Lai đã tu chúng ta không có cách gì có được, chỉ có các Ngài có được, nên gọi là “ông tu ông đắc, bà tu bà đắc, không tu không đắc”.Không như phước báo, phước báo tôi có, tôi có thể cho bạn.Tôi có tiền có thể tặng cho bạn dùng,tôi có phòng ốc, có thể tặng cho bạn ở, đó là phước báo.Công đức là gì? Là công phu tu hành, là định là huệ, giới-định-huệ tam học, cái này thì không cách gì tặng cho người khác, nhất định phải chính mình tu.

Chỉ có công đức mới có thể giải quyết được vấn đề, phước đức thì không thể giải quyết vấn đề, cái điểm này các vị đồng tu cần phải rõ ràng. Phước đức, ở trong Kinh luận Phật nói rất rõ ràng với chúng ta, chỉ có chiêu đến mãn nghiệp trong quả báo, đây là phước báo, phước đức. Công đức là dẫn nghiệp, dẫn đạo bạn đến một cõi nào, đó là công đức.Bạn đến cõi này để thọ sanh, thọ dụng của cả đời này của bạn, đây là mãn nghiệp.Thế nhưng trong công đức đầy đủ phước đức, trong phước đức thì không đầy đủ công đức. Chúng ta đem những chân tướng sự thật này làm cho rõ ràng thì mới biết được chính mình phải nên làm thế nào “tu tập công đức”.Từ nơi rất thiển cận để thuyết minh, thì lợi ích chúng sanh là công đức.Thế nhưng lợi ích chúng sanh không dính vào tướng lợi ích chúng sanh, thì công đức này thù thắng, quả báo không thể nghĩ bàn.Nếu như chúng ta làm sự nghiệp lợi ích chúng sanh mà chấp tướng bố thí, chấp tướng mà làm, thì hoàn toàn là phước đức.

Cương lĩnh tu học của Bồ Tát, các vị đồng tu đều biết là sáu Ba La Mật,phía trước đã từng giới thiệu rõ qua với các vị. Trong sáu sự việc này, bố thí thì phạm vi rất rộng rất lớn, phàm hễ làm ra tất cả lợi ích xã hội, lợi ích chúng sanh đều gọi là bố thí.Trong bố thí nếu không có trí tuệ thì việc bố thí này là phước đức, quả báo tương lai là phước báo.Phước báo đến nơi đâu để hưởng thì không nhất định.

Lần này tôi ở Úc châu, có một đồng tu ở Úc châu nói với tôi, bên đó họ có một người rất là giàu có, chết rồi để lại tài sản trên một tỉ. Ông không cho con cái của ông, cũng không làm sự nghiệp từ thiện xã hội, mà cho một con vật cưng của ông. Ông nuôi một con chó, bảo luật sư làm một tờ di chúc, tất cả tài sản giao cho con chó đó.Báo chí Úc châu đều đăng tin, con chó đó là đại phú ông, tài sản trên tỉ.Bạn nói xem còn cách nào không?Yêu thích chó đến như vậy, cho nên tôi liền khẳng định, sau khi ông ấy chết rồi chuyển thế nhất định làm thân chó. Ông ấy ưa thích chó mà, yêu chó, ông ấy chết rồi nhất định sẽ đầu thai làm chó.Ông ấy không biết được, nếu như đem số tài sản này làm những việc lợi ích xã hội mà không chấp tướng, đời sau ông sanh lên trời làm vua trời.Hiện tại thì làm thân chó, đi làm chú chó nhỏ.Bạn xem, có còn cách gì không? Đây gọi là ngu si.Cơ hội này thật là ở ngay trước mắt nhưng đã để lỡ qua. Cho nên, phước đức cùng công đức chúng ta phải có phân biệt cho rõ ràng.

Trong bố thí có trí tuệ, có trí tuệ Bát Nhã, đó gọi là độ.Nếu như không có trí tuệ Bát Nhã, bố thí này là chấp tướng, bố thí là phước.Trì giới chấp tướng thì trì giới là phước.Thậm chí đến nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định mà chấp tướng thì đều là phước báo.Lìa tướng chính là công đức.Bát Nhã là lìa tướng, “tam luân thể không”.Bạn tạo tác không dính vào cái tướng tạo tác thì đó là công đức, không phải là phước đức.

Gần đây Lý Hội trưởng dẫn chúng tôi đi thăm viếng các tôn giáo khác.Chúng tôi cũng có chút cúng dường đối với các tôn giáo này.Các vị mọi người có lẽ đều biết, báo chí truyền hình gì đó thảy đều đăng tin.Mọi người vừa tán thán thì phước đã không còn, báo hết rồi.Cho nên làm việc tốt không nên để cho người khác biết, người Trung Quốc chúng ta thường gọi là tích âm đức.Thế nhưng làm một số việc xấu thì nghĩ ra hết cách để che giấu, không để cho người biết.Việc xấu không báo hết mà tích lũy thì ác càng tích càng nhiều, làm được chút việc thiện thì liền báo hết, đều không còn, tương lai quả báo đi đến nơi đâu? Thật là đáng sợ!Thế nhưng ngày nay các vị phải biết, bạn làm một chút việc tốt, môi giới truyền hình nhất định sẽ đến phỏng vấn, nhất định sẽ tuyên dương bạn, như vậy thì bạn phải làm sao?Nhất định phải “Tam luân thể không” thì phước, công đức chúng ta tu được mới có thể giữ được.Họ tuyên dương là việc của họ, ta không để trong lòng, trong lòng ta nhất định không có nhớ đến việc này thì bạn mới có thể giữ được.Nếu như vì có người tuyên dương nên chúng ta đi làm, không có người tuyên dương thì không làm, bạn làm cũng là ác, không phải là thiện.Trong Liễu Phàm Tứ Huấn thiện có thật-giả, có tà-chánh, có thiên-viên, có thẳng-cong, có tròn-khuyết, nói ra rất nhiều.Tóm lại một câu mà nói, bạn dùng cái tâm gì để làm việc, dùng thái độ gì để đối nhân xử thế tiếp vật, việc này vô cùng quan trọng. Do đây có thể biết, trí tuệ Bát Nhã quan hệ rất lớn.Không có trí tuệ thì cái bạn tu tích được toàn là phước báo.Phước báo đến nơi nào để hưởng thì không nhất định.Bạn xem, phú ông vạn ức có thể là một chú chó. Con chó này đời trước nhất định là tu đại phước, cho nên mới có tài phú nhiều đến như vậy.Trong tu phước không có trí tuệ nên biến thành ra như vậy. Cho nên “tu tích công đức”, câu này chúng ta phải rất rõ ràng, rất tường tận.

Câu sau cùng là nói thời gian:“Mãn túc ngũ kiếp”.Trong bốn chữ này, đặc biệt phải chú ý hai chữ “mãn túc”.Hay nói cách khác, thời gian năm kiếp này không phải là tu đứt đoạn tiếp nối.Đứt đoạn tiếp nối mà tu thì không thể gọi là mãn túc. Chính là thời gian của họ dài đến như vậy, mỗi một thời gian họ đều đang tu.Thí dụ chúng ta niệm Phật, chúng ta niệm một tuần lễ, trong một tuần lễ này mỗi ngày đều ở nơi đó niệm Phật gọi là mãn túc.Ngày đầu tiên đến và ngày sau cùng đến, năm ngày ở giữa không có thì không thể gọi là mãn túc.Bạn niệm Phật không sai, cũng có đầu có đuôi, nhưng khoảng giữa thì không có cho nên không gọi là mãn túc. Mãn túc là thời gian trong năm kiếp này ngày ngày đều đang tu, không có ngày nào kém khuyết mới gọi là mãn túc. Cho nên ý nghĩa của hai chữ “mãn túc” này phải nên hiểu thì chúng ta mới có chỗ học tập.Câu này nói với chúng ta, tu học phải có lòng nhẫn nại, phải có tâm dài lâu, quyết định không phải là thời gian ngắn mà có thể thành tựu, đây là công việc trong thời gian dài.

Niệm Phật Đường niệm Phật hiện tại của chúng ta là 24 giờ không gián đoạn, niệm mệt rồi thì có thể nghỉ ngơi.Khi nghỉ ngơi không nên cởi áo tràng.Nghỉ ngơi khỏe rồi phải mau đến niệm Phật đường để niệm Phật tiếp,nuôi thành một thói quen.Thời gian bạn niệm Phật không luận dài bao lâu thì bạn là mãn túc, bạn là viên mãn, là đầy đủ, không có kém khuyết.Nhất định phải chăm chỉ.Hơn nữa, chúng ta niệm Phật ở niệm Phật đường không phải vì chính mình, vì chính mình là việc nhỏ, vì tất cả chúng sanh tạo tác ác nghiệp toàn thế giới ngày nay.Bởi vì chúng sanh tạo ác nghiệp thì phải chịu ác báo, nhưng họ không biết niệm Phật, cho nên chúng ta niệm thay cho họ, chúng ta niệm giúp cho họ, công đức này thì to lớn.Thay họ niệm, giúp họ niệm, không dính vào cái tướng mà ta đã làm cho họ, chúng ta là chân thật thay họ niệm, chân thật vì họ niệm, trong lòng tuyệt nhiên không có loại phân biệt chấp trước này, việc niệm Phật này là công đức, không phải phước đức.Đây là đã làm một việc tốt lớn.

Bồ Tát Pháp Tạng làm ra điển phạm cho chúng ta, làm ra tấm gương tốt cho chúng ta.Chúng ta phải có thể thể hội được, phải có thể nghĩ đến, chăm chỉ nỗ lực tu học.

Đoạn sau cùng này, đây là nói quả báo.

Kinh văn: “Ư bỉ nhị thập nhất câu đê Phật độ, công đức trang nghiêm chi sự, minh liễu thông đạt, như nhất Phật sát”.

Khoa đề nhỏ là “viên mãn”.Viên mãn là thành tựu, thành tích, hiệu quả. Phía trước “quán sát”, “chọn lựa”, “cần tu” đều là nhân duyên.Chỗ này giảng là quả đức.

Nhị thập nhất câu đê”.“Câu đê” là danh từ số lượng của Ấn Độ, chính là ngàn vạn của Trung Quốc.Một cái câu đê chính là một ngàn vạn, 21 câu đê chính là phía trước nói 210 ức.Tại vì sao phía trước nói 210 ức, chỗ này thì nói 21 câu đê?Đây là lão cư sĩ Hạ Liên Cư hội tập Kinh văn nguyên bản dịch không phải là một bản.Hội tập phải trung thành với nguyên bản dịch, không được tùy tiện cải sửa những chữ này.Cải sửa chữ thì bạn không trung thực, bạn tùy tiện sửa Kinh.Nhất định phải giữ nguyên văn tự của nguyên bản dịch.Khi giảng giải, chúng ta có thể đem nó nói ra.

“Nhị thập nhất câu đê”, phía trước có nói qua nó không phải là số tự, nó là biểu pháp, đại biểu đại viên mãn,cũng chính là nói hư không pháp giới tất cả cõi nước chư Phật không sót lọt một nơi nào. Trong các cõi nước chư Phật này, “công đức trang nghiêm chi sự, minh liễu thông đạt”. Tỳ kheo Pháp Tạng đã làm ra được thành tích, mọi thứ rõ ràng, mọi thứ tường tận, cũng chính là trong mười phương cõi nước chư Phật, đạo lý của y báo chánh báo, nghiệp nhân quả báo, sự tướng chuyển biến tiếp nối đều rõ ràng, đều tường tận.Kết quả đó là hiện tượng gì vậy?Hư không pháp giới đồng một duyên khởi, hòa dung không ngại. Phật ở trên Kinh Hoa Nghiêm đem hiện tượng này vì chúng ta nói rõ ràng, nói tường tận.

Thế gian ngày nay có rất nhiều người có trí tuệ, thông minh, ở nơi đó tuyên dương đa nguyên văn hoá, cùng tồn tại cùng phát triển.Chính phủ Úc Châu đang chủ động thúc đẩy, họ có Cục Văn hoá Đa nguyên.Chính phủ chánh thức thiết lập cơ cấu, ủy thác quan viên tiến hành làm việc quan trọng này.Cái gì gọi là đa nguyên văn hoá? Chủng tộc khác nhau, tín ngưỡng khác nhau, tôn giáo khác nhau, văn hoá khác nhau có thể ở trong một quốc gia, một khu vực cùng tồn tại, đôi bên tôn trọng lẫn nhau, kính yêu lẫn nhau, hợp tác lẫn nhau, cùng tồn tại phát triển, đây chính là đa nguyên văn hoá.Cách nhìn cách nghĩ không sai, rất chính xác, thế nhưng làm thế nào để thực tiễn thì đây là vấn đề. Hôm qua tôi ở Úc châu, sáng sớm Cục trưởng Đa nguyên Văn hóa Queensland đến thăm tôi, cũng thảo luận đến vấn đề này, làm thế nào thực tiễn có hiệu quả? Tôi nói với ông ấy, đó là giáo dục. Cổ thánh tiên hiền Trung Quốc nói rất hay: “Xây dựng quốc gia, giáo học là trước tiên”.Thực tiễn đa nguyên văn hoá vẫn là giáo học là trước tiên.Lần này tôi sẽ đi mấy ngày, thời gian không dài, mỗi ngày thăm viếng một trường đại học, thăm qua Đại học Griffith, Đại học NewEngland, ngày sau cùng là thăm viếng Đại họcQueensland.Tôi rất hy vọng trong đại học phải thành lập một học phái đa nguyên văn hoá, trong đại học phải nên thành lập sở nghiên cứu đa nguyên văn hoá, chuyên môn bồi dưỡng nhân tài thúc đẩy sự nghiệp này.Việc nàyrất quan trọng.Hiện tại mọi người đã ý thức đến vấn đề này.

Việc thứ nhất, chúng ta phải xây dựng quan niệm chính xác.Đây là vấn đề tư tưởng, thế nhưng cũng là sự thật, nhà Phật nói hư không pháp giới đồng một duyên khởi.Quan niệm lý luận này tốt.Hay nói cách khác, hư không pháp giới chính là chính mình.Chúng ta nói lời dễ hiểu hơn một chút, mọi người càng dễ dàng thấu suốt, hư không pháp giới tất cả chúng sanh cùng đồng một thể sinh mạng.Tôi nêu ra một vấn đề với Cục trưởng Văn hoá, thí dụ như thân thể này của chúng ta, thân thể này là một sinh mạng.Tổ thành thân thể chúng ta, chúng ta biết là tế bào.Trên thực tế, tế bào là một chủng tộc, vì sao vậy? Bạn phân tích thêm, tế bào này là do rất nhiều nguyên tử tập hợp lại mà thành, lại phân tích tiếp trong nguyên tử có điện tử, hạt nhân, lại phân tích tiếp thì có hạt tử, cho nên một tế bào là một chủng tộc, chúng ta gọi là một chủng tộc nhỏ, khí quan của chúng ta là chủng tộc lớn.Thí dụ này thì họ dễ hiểu.Chúng ta cùng đồng một thể sinh mạng, chúng ta đem tế bào phân tích ra là nguyên tử, điện tử, hạt tử.

Thí dụ thân thể một người chúng ta là hư không pháp giới tất cả chúng sanh, mắt là một chủng tộc lớn, đây là do rất nhiều tế bào tạo thành, lỗ tai lại là một chủng tộc lớn, cho nên thân thể mỗi một cơ quan chính là mỗi một chủng tộc lớn. Chủng tộc này không như nhau, thế nhưng bạn phải nên biết, những chủng tộc này mỗimỗi đều là đệ nhất, không có đệ nhị, mắt thấy đệ nhất, tai nghe đệ nhất, mũi ngửi đệ nhất, lưỡi nếm đệ nhất, mỗimỗi đều là đệ nhất, trên Kinh Hoa Nghiêm nói không có thứ nào là đệ nhị, cho nên có thể hòa bình cùng ở chung với nhau.Có đệ nhất có đệ nhị,có lớn có nhỏ thì không đánh nhau sao được? Cặp mắt, lỗ tai, lỗ mũi của chúng ta thảy đều kình chống nhau, con người này chẳng phải xong rồi sao?Người này liền bị bệnh, nghiêm trọng hơn là chết.Phải nên xem thảy đều là cùng một thể sinh mạng,hư không pháp giới tất cả chúng sanh là cùng đồng một thể sinh mạng, cùng đồng duyên khởi.

Nếu bạn chân thật hiểu rõ rồi, triệt để thấu hiểu tường tận thì gọi là chứng được pháp thân thanh tịnh. Chúng ta biết được chư Phật Như Lai có pháp thân, chúng ta cũng có pháp thân.Cái gì là pháp thân?Hư không pháp giới tất cả chúng sanh là pháp thân của chính chúng ta, cho nên chúng ta giúp đỡ người khác, thương yêu người khác là việc nên làm. Mắt phải giúp đỡ lỗ tai, phải giúp đỡ toàn thân, tay chân đều phải giúp đỡ đến, không thể nói nó không liên quan gì với ta, ta không thèm để ý nó,làm gì có đạo lý này? Phải nên biết đây là cùng đồng một thể sinh mạng.Ngày nay chúng ta mê rồi.Mê rồi chính là không biết hư không pháp giới tất cả chúng sanh cùng chính mình là cùng đồng một thể sinh mạng, một pháp thân. Trên Kinh Đại thừa thường nói: “Mười phương ba đời chư Phật cùng đồng một pháp thân”. Mười phương ba đời chư Phật chính là các chủng tộc khác nhau, tư tưởng khác nhau, tôn giáo khác nhau, nhưng cùng đồng một pháp thân, cùng đồng một thể sinh mạng. Phải chân thật đem những đạo lý chân tướng sự thật này làm cho rõ ràng, làm cho thấu đáo, nhận biết triệt để.

Thúc đẩy đa nguyên văn hoá, thực tiễn đa nguyên văn hoá không khó.Làm cho tất cả chúng sanh tôn kính lẫn nhau, kính yêu lẫn nhau, hợp tác lẫn nhau, vậy làm sao mà không làm được? Ngày nay không làm được là do không người dạy.Hôm qua Cục trưởng Youli đến thăm tôi, tôi mời ông ấy xem giá sách của tôi. Trên giá sách của tôi có Kinh điển của Thiên Chúa giáo, có Ki-Tô giáo, có Hồi giáo, có Đạo giáo, những Kinh điển này đều ở trên đó. Tôi nói:“Ông xem thấy đó, tôi đều đọc”.Ông là người Do Thái giáo. Tôi nói:“Kinhđiển của Do Thái giáo ở đây tôi không có, ông nghĩ cách tìm giúp cho tôi”. Ông ấy nói:“Tốt! Không vấn đề gì, tôi nhất định sẽ đưa đến”. Chúng ta mỗi một tôn giáo, mỗi một loại văn hoá khác nhau, chúng ta đều phải đọc, đều phải hiểu rõ.Họ không đọc Kinh điển của chúng ta, họ không hiểu rõ chúng ta.Chúng ta đọc Kinh điển của họ, chúng ta hiểu rõ họ.Chúng ta hiểu rõ họ, trước tiên chúng ta phải giúp đỡ họ, trước tiên chúng ta phải thương yêu họ, phải tôn kính họ trước.Chúng ta hiểu rõ họ.Hiểu rõ chính là giác ngộ, không hiểu rõ thì vẫn chưa giác ngộ.Hy vọng đồng tu chúng ta không thể đọc suông Kinh này, màsau khi đọc rồi nhất định phải thực tiễn,cũng giống y như Bồ Tát Pháp Tạng vậy.

Những việc“công đức trang nghiêm” này, câu nói này chính là toàn bộ đều bao gồm trong đó tánh tướng, lý sự, nhân quả.

“Thông đạt tường tận”, “như nhất Phật sát”, hiểu rõ trình độ này, trình độ nhận biết cũng giống như một cõi nước Phật vậy. Chúng ta lại làm một thí dụ, cũng giống như thân thể của một con người vậy, nhận biết đối với hư không khắp pháp giới tất cả chúng sanh cũng giống như nhận biết đối với thân thể này của chúng ta vậy.Sau đó thời gian dài tư duy, chọn lựa, học tập, nhiếp thủ, như vậy mới kết được đại nguyện. Hay nói cách khác, học tập, đời sống và công việc của chúng ta mới có một phương hướng, mới có một mục tiêu, phương hướng mục tiêu mới là chính xác, biết được chúng ta phải nên làm người như thế nào, làm thế nào để giúp người, làm thế nào giúp đỡ tất cả chúng sanh.Cũng giống như giáo huấn của cổ thánh tiên hiền chúng ta, cổ thánh tiên hiền chúng ta dạy người cũng chỉ ba sự việc này.

Việc thứ nhất dạy chúng ta thông đạt tường tận quan hệ người với người, người Trung Quốc chúng ta gọi là giáo dục luân lý. Việc thứ hai dạy chúng ta thông đạt tường tận quan hệ con người với đại tự nhiên, làm đến được “nhân dân ái vật”, phải thương yêu đối với hoàn cảnh tự nhiên.Hiện tại địa cầu của chúng ta bị bệnh rồi, hoàn cảnh sinh thái tự nhiên bị phá hoại, đó là gì vậy? Không hiểu được quan hệ của con người với hoàn cảnh tự nhiên, không biết được ái vật, cho nên phá hoại hoàn cảnh sinh hoạt của chúng ta. Đó là không hề nhận qua giáo dục, không có người dạy họ. Việc thứ ba là dạy chúng ta thông đạt tường tận quan hệ của con người với thiên địa quỷ thần.Đây là giáo dục.

Giáo dục của nhà Phật càng triệt để hơn so với đây, càng thấu triệt, càng rộng lớn, càng viên mãn là để chúng ta hiểu rõ hư không pháp giới tất cả chúng sanh. Đều phải thông đạt tường tận thì đời sống chúng ta, phương hướng mục tiêu mà chúng ta nỗ lực, chúng ta mới chân thật có thể làm đến được, có thể nắm lấy được, đời sống của chúng ta mới có thể đạt được tự tại, đại tự tại, đại viên mãn,vừa rồi chúng ta đã nói pháp hỉ tràn đầy, vô lượng trí tuệ, vô lượng từ bi, tự nhiên liền sẽ lưu lộ ra. Nếu bạn đối với những chân tướng sự thật này không thông đạt, không tường tận, bảo bạn phát ra tâm từ bi, phát ra tâm yêu thương thì sẽ rất miễn cưỡng mà phát ra, không phải là thật, không cam tâm không tình nguyện, rất là miễn cưỡng.Vậy thì không được việc gì, không thể giải quyết vấn đề.Thương yêu chân thật, từ bi chân thật mới có thể độ chính mình, mới có thể giúp chúng sanh.

Kinh văn: “Sở nhiếp Phật độ, siêu quá ư bỉ”

Kết luận sau cùng:“Sở nhiếp Phật độ, siêu quá ư bỉ”.Đây là A Di Đà Phật tạo thành thế giới Cực Lạc.Chỗ này nói Phật quốc chính là thế giới Cực Lạc.

“Siêu quá ư bỉ”, “bỉ” là chỉ 21 câu đê cõi Phật phía trước, cũng chính là nói hư không pháp giới tất cả cõi nước chư Phật. Thế giới Cực Lạc siêu vượt, làm thế nào siêu vượt? Chúng ta thấy từ phía trước, phương pháp thái độ tu học của Pháp Tạngtheo cách nói của người hiện đại là rất phù hợp với tinh thần khoa học. Không phải Ngài chính mình dựa vào không tưởng mà kiến tạo, Ngài là học tập tham quan, lấy cái hay của người, bỏ đi cái dở của người, như vậy mà kiến tạo thế giới Cực Lạc. Thế giới Cực Lạc là tập đại thành trang nghiêm của mười phương cõi nước chư Phật, bao gồm tất cả ưu điểmtrong mười phương cõi nước chư Phật thảy đều có đủ, bao gồm tất cả những khuyết điểm nó thảy đều không có, như thế mà tạo thành. Bạn nói xem, chúng ta có nên học tập hay không? Quyết định không phải làm một sự việc chỉ dựa vào ở trong nhà mà tưởng tượng, tìm vài người mà thương lượng thì không thành công. Nhất định phải xem nhiều, học tập nhiều, khảo sát nhiều, quán sát cặn kẽ, xem thấy những lỗi lầm đó của người nếu chúng ta có thì chúng ta phải cải đổi, sở trường ưu điểm thì chúng ta phải học tập, như vậy thì bạn mới có thể thành công, mới có thể “siêu quá ư bỉ”.

Ngày nay đạo tràng Cư Sĩ Lâm có được chút thành tựu nhỏ này, chúng ta cũng là học tập thái độ học tập của Bồ Tát Pháp Tạng. Chúng ta hư tâm, cư sĩ Lý Mộc Nguyên rất hư tâm, rất là khiêm tốn, tiếp nhận phê bình, nỗ lực cải tiến, hơn nữa thường hay đi tham phỏng.Gần đây lại đến Trung Quốc đại lục đi tham học, tối ngày hôm nay quay về. Tham quan học tập, xem thấy người ta có chỗ tốt mà chúng ta không có thì trở về phải mau làm, xem thấy người khác có khuyết điểm thì tỉ mỉ phản tỉnh, chúng ta chính mình có hay không? Ngày ngày đang cải sửa, ngày ngày phản tỉnh thì ngày ngày mới có tiến bộ.Cái tiến bộ này không có chỗ cùng tận.Đến hôm nào chúng ta mới không cần cải tiến nữa?Đến được Như Lai quả địa vẫn còn phải cầu tiến bộ, A Di Đà Phật ở Như Lai quả địa cũng vậy.Cho nên, cải tiến là vĩnh viễn không hề ngừng nghỉ.Chúng ta mỗi người phải hiểu được tâm trạng học tập này thì mới có thể thành tựu đức hạnh của chính mình.Mỗi một ngày chúng ta tiếp xúc rất nhiều người, bạn có xem thấy ra không, con người này họ có sở trường gì? Họ có khuyết điểm gì?Chúng ta thấy người khác thì dễ thấy, thấy chính mình thì quá khó. Xem thấy khuyết điểm của người khác lập tức quay đầu nghĩ lại xem ta có hay không? Nếu như có thì phải mau sửa đổi.Xem thấy người khác có sở trường, xem lại chính mình có hay không?Không có phải mau học tập.Như vậy thì đức hạnh của chính chúng ta mới có thể ngày ngày có tiến bộ. Đạo tràng này của chúng ta là hoàn cảnh sinh hoạt của chúng ta, xem thấy hoàn cảnh sinh hoạt của người khác, nơi nào là có chỗ tốt chúng ta có hay không? Không có thì phải học tập. Một số khuyết điểm trong hoàn cảnh sinh hoạt của người khác, chúng ta có hay không? Chúng ta có thì phải mau sửa đổi lại, hoàn cảnh sinh hoạt trong đạo tràng của bạn liền sẽ siêu vượt người khác.Lại mở rộng thêm, xã hội này, khu vực này cũng là như vậy. Thế giới Cực Lạc là do như vậy mà tạo thành, cho nên hợp tình hợp lý hợp pháp.Việc này chúng ta phải nên học tập.

Giáo huấn của Phật, Phật dạy chúng ta học tập đích thực là có đạo lý, ngày nay chúng ta gọi là hợp tình hợp lý hợp pháp, quyết định không phải là không tưởng, không phải muốn bạn làm như thế nào đó, mà là rất hoạt bát.Ngày nay nói là rất phù hợp tinh thần và quan niệm lý luận của khoa học. Từ ngay những chỗ này chúng ta cũng có thể thể hội được, trong Phật pháp có khoa học kỹ thuật cao độ, có thể giúp đỡ tất cả chúng sanh, cải thiện đời sống của tất cả chúng sanh, nâng cao phẩm chất của tất cả chúng sanh.

Chúng ta đọc đoạn Kinh văn này, ở ngay chỗ này làm một kết luận nhỏ. Thế Gian Tự Tại Vương Như Lai nói pháp ngàn ức năm, chúng ta có chú ý đến vấn đề này hay không? Một đạo tràng giáo hóa một số chúng sanh, nếu không có thời gian nói pháp dài lâu, không có thời gian dài giáo hóa thì không nhận được hiệu quả.Cái điểm này chúng ta phải lưu ý đến.

Ngày nay rất nhiều người đều biết, bao gồm các quốc gia khu vực khác, hiện tại từ các quốc gia khu vực khác đến nơi đây cùng tu học với chúng ta, cùng nhau đến niệm Phật, mỗi một tháng đã vượt qua hơn ba trăm người, tính một cách bảo thủ chí ít cũng phải vượt qua 300 người.Hiện tại số người đang không ngừng thêm lớn, tôi nghĩ năm tới nhất định sẽ vượt qua 500 người.Mọi người đều tán thán đạo tràng này thù thắng. Thù thắng, nguyên nhân này do đâu? Ngày ngày giảng Kinh.Chính là Thế Gian Tự Tại Vương ở ngay chỗ này nói là đã nói pháp ngàn ức năm, đạo tràng này không nói pháp thì làm sao được? Các vị phải nên biết, không nói pháp thì con người liền nghĩ tưởng xằng bậy, niệm Phật cũng không được, niệm Phật đường vẫn cứ là cãi nhau, cách nghĩ của mỗi người không như nhau.Cho nên, niệm Phật đường chúng ta ngày nay vẫn có được chút thành tựu này là dựa vào cái gì? Dựa vào 12 năm qua giảng Kinh nói pháp, mọi người dần dần hiểu rõ, giác ngộ, cho nên niệm Phật đường niệm Phật bình an vô sự.Thế nhưng mỗi ngày vẫn phải giảng hai giờ đồng hồ.Không giảng hai giờ đồng hồ vẫn sẽ xảy ra vấn đề, tại vì sao vậy?Phàm phu tất nhiên là phàm phu, họ không phải là thánh nhân, phiền não tập khí đều rất sâu nặng.Nhất là ở vào thời đại hiện tại này, chúng ta gọi là phong khí xã hội không tốt, người nước ngoài gọi là từ trường không tốt, chúng ta bị ảnh hưởng phong khí từ trường này, thân tâm đều không ổn định, tánh tình bất định, tâm tình dao động, dễ dàng xảy ra việc.Mỗi ngày nghe giảng Kinh hai giờ làm cho tâm tình ổn định lại, đạo lý chính ngay chỗ này.Thời gian càng dài, hiệu quả sẽ càng thù thắng.

Thế Tôn năm xưa ở đời, mỗi ngày giảng Kinh nói pháp tám giờ, không phải là hai giờ.Chúng ta xem thấy ở trên Kinh, Phật Bồ Tát ở đời ngày giảng Kinh hai thời.Hai thời vào lúc đó chính là tám giờ đồng hồ hiện tại.Thế Tôn năm xưa ở đời, đơn vị thời gian của người Ấn Độ dùng, một ngày một đêm phân làm sáu thời, ngày ba thời, đêm ba thời.Vào lúc đó, cách nói này, ban ngày gọi là sơ nhật phân, trung nhật phân, hậu nhật phân, ban ngày phân ba thời;buổi tối là sơ dạ phân, trung dạ phân, hậu dạ phân, cho nên phân ra sáu thời. Hiện tại đơn vị thời gian của chúng ta tương đối chuẩn xác, chúng ta gọi là giờ. Trung Quốc thời xưa phân ngày đêm thành 12 giờ, các vị đều quen thuộc: tý, sửu, dần, mẹo, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi, dùng 12 chữ này làm đại biểu, ban ngày là 6 giờ, buổi tối là 6 giờ. Hiện tại chúng ta dùng đơn vị tính giờ của người phương Tây, nên gọi là giờ.Hiện tại bốn giờ mới là một thời của Thích Ca Mâu Ni Phật thời đại đó.Chúng ta xem thấy trên Kinh nói hai thời giảng Kinh liền biết được Thích Ca Mâu Ni Phật mỗi ngày giảng Kinh 8 giờ đồng hồ.Huân tu thời gian dài như vậy thì người mới giác ngộ ra được, mới hiểu rõ ra. Hơn nữa, vào lúc đó, nhân tâm thuần hậu, phong khí xã hội lương thiện, sức cám dỗ bên ngoài rất mỏng, còn phải mỗi ngày nghe Kinh đến 8 giờ mới có thể chuyển đổi được.Hiện tại,vào năm này, tôi nghĩ mỗi ngày giảng Kinh chí ít phải 16 giờ thì e rằng ý niệm mới có thể chuyển đổi lại được.Thế nhưng 16 giờ đồng hồ, tìm người nào để giảng vậy?Không tìm được người, không dễ dàng.

Các vị nhất định phải ghi nhớ, hưng suy của đạo tràng quyết định ở thời gian giảng Kinh nhiều ít, đây là nhân tố quyết định.Người đều tường tận rồi, thấu hiểu rồi mới chịu phát tâm tu hành, thật làm. Đạo lý không làm cho rõ ràng, phương pháp chưa tường tận, không biết được chỗ tốt, bạn bảo họ ngày ngày niệm Phật không làm việc gì, buông bỏ xuống, người ta nói đầu óc của bạn có vấn đề, nói các người tiêu cực.Bạn nói xem, còn cách nào chăng?Ngàn ức năm giảng Kinh chính là nhắc nhở chúng ta Kinh giáo phải huân tu thời gian dài, đây là công việc giáo dục.

Thứ hai, chúng ta xem thấy Bồ Tát Pháp Tạng khổ hạnh năm kiếp: “Tinh cần cầu sở, cung thận bảo trì, tu tập công đức, mãn túc ngũ kiếp”.Đoạn nhỏ này, nếu dùng lời hiện đại mà nói chính là đem những phương pháp lý luận mà chính mình đã tu học được thực tiễn ngay trong cuộc sống thường ngày, bao gồm chúng ta làm việc, bình thường đối nhân xử thế tiếp vật, tiếp xúc với tất cả mọi người, tất cả mọi việc, tất cả mọi vật thảy đều thực tiễn.Đời sống ở ngay trong Phật pháp, cũng chính là nói đời sống ở ngay trong trí tuệ.Chỗ này chúng ta cần phải học tập, không thể không chú ý. Họ trải qua là đời sống gì? Trải qua là đời sống trí tuệ cứu cánh viên mãn cao độ, cho nên họ tự tại, hạnh phúc, an vui, cho nên gọi là thế giới Cực Lạc. Ngày nay chúng ta trải qua là đời sống gì? Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, phiền não, âu lo, đời sống khổ không nói ra lời.Tại vì sao có thể trở thành như vậy? Đối với những chân tướng sự thật này không làm cho rõ ràng, không làm cho tường tận. Những sự việc này nếu muốn làm cho rõ ràng, làm cho tường tận, không phải ở nhà chính mình có thể nghĩ ra được, mà phải có thiện tri thức dạy.Thiện tri thức chính là Phật Bồ Tát, chúng ta nhất định phải khiêm hạ tiếp nhận dạy bảo.Then chốt chính ngay chỗ này.

Sau cùng, tôi muốn nhắc nhở mọi người, Tỳ kheo Pháp Tạng vì sao phải làm như vậy?Ngài làm là dụng ý ở đâu?Mục đích của Ngài làm là gì? Chúng ta phải rõ ràng, phải thấu hiểu, mục đích của Ngài, dụng ý của Ngài chính là ngày nay nói thực tiễn đa nguyên văn hoá. Hư không pháp giới tất cả chúng sanh hòa thuận cùng sống, kính yêu lẫn nhau, hợp tác lẫn nhau, cùng tồn tại phát triển, biết được đây là cùng đồng một thể sinh mạng, tất cả chúng sanh chính là chính mình, không phải người khác, chúng ta thương yêu tôn kính, giúp đỡ vô điều kiện là việc nên làm, là bổn phận chính mình phải làm. Đây chính là dụng ý của chư Phật Bồ Tát giáo hóa.A Di Đà Phật kiến lập thế giới Tây Phương Cực Lạc cũng là ý này.

Tốt rồi, hôm nay thời gian đã hết, chúng ta chỉ giảng đến đây thôi.

A Di Đà Phật!

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 98)

Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Thời gian: Khởi giảng năm 1998

Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ

Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ