Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 28)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 28)
Xin chào các vị bằng hữu! Chúng ta vừa nói đến mấu chốt thứ tư trong học tập là “minh biện”. Chúng ta cần có thể “minh biện” về thiện, chúng ta cần “minh biện” về giá trị quan của thế gian. Giá trị quan thế gian bao gồm thế nào là thành công, thế nào là đẹp, và còn rất nhiều những cách nghĩ, cách nhìn như vậy bạn đều phải “minh biện” được bộ phận chân thật của nó chứ không phải những thứ hư huyễn ở bên ngoài. Cho nên, chúng ta cần nhìn biết được thật giả mới có thể tạo nên cuộc sống chân thật. Thế nào là tâm tốt? Chúng tôi có một số em nhỏ khoảng sáu tuổi đều học Kinh điển Thánh Hiền. Một hôm, chúng tôi đi giảng, và có một vị thầy hỏi các em: “Thế nào là tâm tốt? Thế nào là tâm xấu?”. Lúc đó, thầy giáo này đã ghi chép lại câu trả lời của các em. Tôi đọc lại cho các bạn nghe thử xem trẻ em sáu tuổi nhìn nhận vấn đề tốt xấu như thế nào sau khi tiếp nhận giáo dục Kinh điển. Một em nhỏ nói: “Một đồ vật mình muốn có nhưng người khác cũng muốn thì nhường cho người khác là tâm tốt”. Có thể nhường, có thể cho. Các vị bằng hữu! Cho là được vì nhân của được là ở chỗ cho đi, ở bố thí. Có nhân mới có quả, người cho mới có thể được, cho nhiều được

Xin chào các vị bằng hữu!

Chúng ta vừa nói đến mấu chốt thứ tư trong học tập là “minh biện”. Chúng ta cần có thể “minh biện” về thiện, chúng ta cần “minh biện” về giá trị quan của thế gian. Giá trị quan thế gian bao gồm thế nào là thành công, thế nào là đẹp, và còn rất nhiều những cách nghĩ, cách nhìn như vậy bạn đều phải “minh biện” được bộ phận chân thật của nó chứ không phải những thứ hư huyễn ở bên ngoài. Cho nên, chúng ta cần nhìn biết được thật giả mới có thể tạo nên cuộc sống chân thật.

Thế nào là tâm tốt?

Chúng tôi có một số em nhỏ khoảng sáu tuổi đều học Kinh điển Thánh Hiền. Một hôm, chúng tôi đi giảng, và có một vị thầy hỏi các em: “Thế nào là tâm tốt? Thế nào là tâm xấu?”. Lúc đó, thầy giáo này đã ghi chép lại câu trả lời của các em. Tôi đọc lại cho các bạn nghe thử xem trẻ em sáu tuổi nhìn nhận vấn đề tốt xấu như thế nào sau khi tiếp nhận giáo dục Kinh điển.

Một em nhỏ nói: “Một đồ vật mình muốn có nhưng người khác cũng muốn thì nhường cho người khác là tâm tốt”. Có thể nhường, có thể cho. Các vị bằng hữu! Cho là được vì nhân của được là ở chỗ cho đi, ở bố thí. Có nhân mới có quả, người cho mới có thể được, cho nhiều được nhiều. Các vị bằng hữu! Nếu như tôi không xả bỏ công việc thì có thể có được nhiều người giúp đỡ tôi như vậy không? Cho nên thật sự sau khi xả rồi nhất định là được. Nhưng sau khi được rồi thì vẫn phải xả tiếp, càng xả càng nhiều,  giống như ngân hàng sẽ tích lũy tiền lãi cho bạn vậy, sẽ trả tiếp cho bạn. Đây là chân tướng sự thật chúng ta phải biết.

Khi trẻ em thật sự biết cho thì chúng mới gieo trồng gốc rễ phước điền của chúng. Bản thân chúng tôi làm thầy giáo, thật sự đã  nhìn thấy một số học trò không tranh với người. Có một số đồ vật rất nhiều người ngay lập tức chạy đến vì rất sợ mình không lấy được. Chúng tôi liền nhìn thấy một số em nhỏ rất có tu dưỡng đã không lấy. Em nói: “Không có cũng không có sao c!. Đối với những học trò như vậy, chúng ta sẽ quan tâm đối với chúng nhiều hơn. Cho nên, trẻ em thật sự không so đo, thật sự chịu xả thì chúng sẽ trở thành những nhân tài và có thể kế thừa giáo huấn Thánh Hiền. Trẻ em như vậy tuyệt đối sẽ được bậc có trí huệ dìu dắt. Trẻ em có lễ phép, hay nhường nhịn thì cả đời chúng chắc chắn sẽ gặp được quý nhân. Cho nên, các bậc  phụ huynh phải biết nhìn xa trông rộng.

Em nhỏ kế tiếp nói: “Hiếu thảo cha mẹ, chuyên tâm học hành, cung kính đối với người khác là tâm tốt. Những ngôn ngữ này đều do các em sáu tuổi nói. Chúng tôi tuyệt đối không có thêm chút gì vào. Bạn xem, trẻ em học Kinh khi nói thì ngôn ngữ đều rất chuẩn mực.

Em kế tiếp nói: “Tâm cung kính đối với Phật, làm được “Đệ Tử Quy” là tâm tốt. Có thể trong nhà cha mẹ có hướng dẫn em học Phật, em có nói tâm làm được “Đệ Tử Quy” là tâm tốt.

Em kế tiếp nói: “Tâm làm được chương thứ nhất đến chương thứ 18 của “Hiếu Kinh”; nghe lời thầy cô, làm được “Lễ phép thường ngày” là tâm tốt. Đó là vì trong chương trình học của em có “Hiếu Kinh”, có “Đệ Tử Quy”, có “Lễ phép thường ngày”. Các bạn thấy tâm tốt của những em này  không có bay trong không trung, mà đều ở từng ly, từng tí trong đời sống. Học vấn chúng học là những thứ thực tế, không phải hư huyễn.

Một em nhỏ khác nói: “Tâm trí huệ là tâm tốt, tâm làm việc tốt là tâm tốt, tâm không cần đốc thúc mà có thể đi làm việc là tâm tốt, tâm biết là việc tốt liền đi làm là tâm tốt, tâm biết đạo lý là tâm tốt. Các vị bằng hữu! Trẻ nhỏ nếu như không nghe đạo lý Thánh Hiền thì có thể nói ra được loại ngôn ngữ này không? Nó đâu thể nghĩ đến chỗ đó. Quả thật có dạy mới có học, mới có thể biết được. Không dạy, cả đời hạt giống không gieo, ủ như thế nào cũng không thể nảy mầm được.

Thế nào là tâm xấu?

Em nhỏ khác nói thế nào là tâm xấu? Em thứ nhất nói: “Tâm không giúp đỡ người là tâm xấu. Em tiếp theo nói: “Tâm lừa dối người khác, tâm lãng phí là tâm xấu. Chúng tôi có khi bảo các em soi lại hôm nay làm sai việc gì, các em còn biết nói: “Hôm nay mở vòi nước quá lớn rồi! Lãng phí rồi!”. Chúng tôi chỉ dạy cho các em tiết kiệm nước không phải đã tiết kiệm một đồng tiền mà là tiết kiệm nước lại cho hàng ngàn, hàng vạn con cháu đời sau. Nếu như hiện nay bạn lãng phí như vậy, và nếu nước bị thế hệ này của chúng ta dùng hết rồi thì đời sau dùng như thế nào?

Cho nên tôi cũng nghĩ tương lai chiến tranh giữa nước này với nước kia có thể là vì nước. Nếu như con người tiếp tục hoang phí nguồn nước, tiếp tục làm ô nhiễm nguồn nước, đến khi giọt nước cuối cùng của toàn thế giới không phải nước máy, mà là nước mắt của con người. Trẻ em được dạy bảo như vậy thì chúng tự nhiên sẽ hiểu được mỗi một vật phẩm đều cần phải quý trọng. Cho nên em nói tâm lãng phí, lãng phí cái gì vậy? Em còn nói: “Điện, nước, mạng sống, cuộc đời, thời gian không được lãng phí.

Một em kế tiếp nói: “Làm nhục người khác là tâm xấu. Lời gian xảo, từ dơ bẩn, thói côn đồ phải tránh xa”. Ánh mắt của các bạn nhìn tôi đã nói cho tôi biết hôm qua dường như có học “Đệ Tử Quy”. Hôm qua, chúng ta nhấn mạnh một lần, sau này khóa trình học sẽ có rất nhiều chỗ là kết hợp chung lại với “Đệ Tử Quy”. Bởi vì thời gian có hạn, tôi hy vọng cũng có thể đem “Đệ Tử Quy” khiến cho các bạn có thể thể hội, lý giải được sâu hơn. Cho nên các bạn nhất định phải học sẽ càng có hiệu quả hơn.

Em nhỏ kế tiếp nói: “Đùa giỡn quá mức, họa từ miệng mà ra”. Cho nên trẻ nhỏ có nhận thức như vậy thì ngôn ngữ, hành vi của chúng trong đối xử với người khác tự nhiên sẽ tương đối có chừng mực, sẽ không thái quá.

“Tâm oán hận người khác là tâm xấu. Cho nên những em nhỏ này tự mình kiểm điểm đều bắt tay làm từ đâu vậy? Từ tâm, từ chủ tâm của mình mà nhìn.

Một em nhỏ kế tiếp nói: “Tâm vì mình, không vì người khác là tâm xấu, tâm giận dữ là tâm xấu. Người khác đối với họ tốt, họ đối với người khác không tốt. Người không biết đền đáp, vong ơn bội nghĩa. Câu nói này là do các em trực tiếp nói ra mà người lớn chúng ta chưa chắc có thể viết ra được.

Em nhỏ kế tiếp nói: “Tâm thù hận là tâm xấu. Em nhỏ này vừa nói xong rồi, em nhỏ kế tiếp nói: “Tâm báo thù cũng là tâm xấu. Em nhỏ tiếp đó nói: “Tâm nhỏ mọn là tâm xấu. Người khác chỉ ra khuyết điểm nhưng mà quyết giữ sai lầm không sửa là tâm xấu. Bởi vì em biết “Đệ Tử Quy” nói: “Nghe lỗi giận, nghe khen vui, bạn xấu đến, bạn hiền đi”. Người khác phê bình bạn, bạn liền giận dữ; người khác nói bạn tốt bạn liền dương dương tự đắc, như vậy bạn bè tốt đều bỏ đi hết, người xu phụ nịnh hót thảy đều chạy đến, cho nên “bạn xấu đến, bạn hiền đi”. Tại sao bạn hiền liền đi vậy? Bởi vì họ không chỉ ra khuyết điểm của bạn thì họ chưa làm trọn đạo nghĩa của một người bạn. Tuy nhiên, khi họ chỉ ra khuyết điểm thì bạn lại giận dữ như vậy nên họ cảm thấy không nên kết ác duyên với bạn, cho nên trước tiên “kính nhi viễn chi, đợi đến khi bạn biết nghe rồi họ lại đến nói, lại đến khuyên bạn.

Nhưng mà: “Nghe khen sợ”, khi chúng ta nghe thấy người khác khen ngợi cảm thấy mình được sủng ái mà lo sợ, mình học vấn còn rất kém cỏi cho nên không dám tiếp nhận. “Nghe lỗi vui”, nghe thấy người khác chỉ ra khuyết điểm của chúng ta, chúng ta rất vui mừng, lập tức nói với họ: Cảm ơn bạn đã chỉ ra khuyết điểm của tôi”. “Trực lượng sĩ, tiệm tương thân”. Bạn bè đích thực chánh trực thật sự có thể thông cảm, có thể khuyên can bạn dần dần sẽ đến bên cạnh bạn. Cho nên thái độ này rất quan trọng. Bởi vì trẻ nhỏ đang học “Đệ Tử Quy”, thưa với bạn, bạn thấy các em học “Đệ Tử Quy” bao lâu vậy? Muốn đem cuộc đời làm người, làm việc chính xác, mọi mặt có thể đặt nền móng, điều này tuyệt đối không phải mười ngày, hai mươi ngày, mà chắc chắn phải mất hai - ba năm đặt nền móng. Cho nên, tất cả Kinh điển học tập có thể từ từ thêm vào, nhưng chỉ có một bản Kinh cần phải học, phải làm từ đầu đến cuối là bản “Đệ Tử Quy”, bởi vì đây là cương lĩnh làm người vô cùng hoàn chỉnh.

Em nhỏ tiếp đó nói: “Không có tình thương, tâm hại người khác là tâm xấu. Em nhỏ kế tiếp nói: “Không có tâm từ bi, biết nên làm việc tốt nhưng không làm là tâm xấu.

Còn một em nhỏ nói: “Đứng trước hình Khổng Tử mà không cung kính là tâm xấu. Những em nhỏ này vừa vào cửa: Em chào thầy!, sau đó bước vào hình Khổng Tử treo ở trên tường, muốn nói với Khổng Lão Phu Tử: Con trở về rồi, rất đáng yêu.

Ở Hải Khẩu chúng tôi có một em bé mới tám tuổi. Ngày hôm đó đúng lúc Hải Khẩu diễn tập phòng không vô cùng khẩn cấp. Thầy giáo không lúng túng, nắm lấy cơ hội này hướng dẫn và nói với học trò: “Hiện nay các em chỉ có thể lấy những thứ quan trọng nhất, những đồ cần thiết nhất. Có một số em liền lấy nước, lấy một số đồ nhẹ nhàng cho thuận tiện chạy. Đồng thời, thầy giáo cũng quan sát thấy có em đã lấy rất nhiều đồ. Đây là một loại kết quả. Một em nhỏ gặp phải tình huống khẩn cấp lấy theo rất nhiều đồ vật, đại biểu nội tâm rất không có cảm giác an toàn, dường như lấy thật nhiều đồ mới yên tâm. Trong đó có một em cái gì cũng không lấy mà chạy đến ôm bức hình Khổng Tử lên, sau đó ngước lên nhìn thầy của em. Tuy không nói câu nào, thầy của em liền rơi nước mắt ngay tại chỗ. Trong tình huống khẩn cấp đến như vậy, em cái gì cũng không nghĩ, chỉ nghĩ đến hình Khổng Tử. Khi một đứa trẻ ở trong tình huống khẩn cấp như vậy còn có thể nghĩ đến hình Khổng Tử, đại biểu cuộc đời em khi đứng trước thách thức sẽ nghĩ đến lời giáo huấn của Khổng Lão Phu Tử. Trẻ em có thể nảy sinh  tâm cung kính, tâm chí thành đối với Thánh Hiền sâu như vậy là đã đặt nền móng cho thành tựu đạo nghiệp của cả đời chúng rồi.

Những câu chuyện về những em nhỏ này rất nhiều. Có một lần tôi cũng đã kể qua với các vị câu chuyện chúng tôi chín người đã ăn chín cái bánh bích quy, còn thừa một cái. Em bé này bước ra: Mẹ ơi! Có còn hay không vậy?”. Chúng tôi cũng không nói gì cả mà chỉ nhìn vào một chiếc bánh đó. Em bé này lập tức cầm chiếc bánh này lên và đem chiếc bánh để ở trước mặt tôi nói: “Chiếc bánh này nên mời thầy Thái ăn ạ”. Bạn xem, em không những không tham mà em còn biết phân biệt nên mời ai ăn trước. Cho nên, học vấn của Thánh Hiền rất linh hoạt.

Rất nhiều người nói trẻ em học lễ có bị trở nên rất khờ khạo hay không? Cách nói này là không đúng. Tại sao gọi là linh hoạt vậy? Người hiện đại hiểu sai về linh hoạt. Ngày hôm đó thầy của chúng tôi phải qua cửa tại hải quan. Có một em nhỏ dốc sức chạy lên, dốc sức chen lên trước người phía trước. Thầy của chúng tôi cũng bị cậu ấy chen. Người mẹ này không ngăn chặn cậu ấy ngay tại chỗ mà chỉ lựa lời khuyên bảo: Bảo Bảo à! Con ngoan một chút nào! Con không nên như vậy!. Khuyên có tác dụng hay không vậy? Trẻ nhỏ càng ngày càng cao ngạo. Mấy người bạn đi cùng cậu ấy bên cạnh còn nói: “Em nhỏ này thật linh hoạt, rất hiếu động. Lời nói này có đúng hay không? Quả thật hiện nay bản thân người lớn chúng ta  ngay cả thế nào là tốt, thế nào là xấu, dạy trẻ nhỏ như thế nào là đúng cũng không biết.

Linh hoạt là chỉ tư tưởng linh hoạt. Tư tưởng linh hoạt ở chỗ lúc nào cũng nghĩ cho người khác. Đó  mới đích thực là rất linh hoạt. Bạn nhìn thấy trẻ nhỏ mà từng giây từng phút nhìn thấy ai khát nước, từng giây từng phút nhìn thấy ai cần một bộ quần áo, từng giây từng phút cảm nhận được ai cần một câu an ủi, thì trong lòng bạn sẽ thấy yêu quý đứa trẻ đó. Đứa trẻ đó có ngồi cứng đơ ở đó hay không vậy? Sẽ không. Người hiện nay cảm thấy linh hoạt là động tới, động lui. Đó không gọi là linh hoạt, đó gọi là tùy tiện, đó gọi là ngay cả nề nếp cũng không biết. Khắp nơi không biết nề nếp, chỉ biết chỗ nào cũng khiến người ta sinh phiền não, chỗ nào cũng khiến người ta cảm thấy rất không biết điều, cái đó không gọi là linh hoạt. Cho nên trẻ nhỏ thật sự linh hoạt phải bắt đầu từ hình thành thái độ chính xác của nó đối với người khác, lúc nào cũng nghĩ thay cho người.

Em kế tiếp nói: “Tâm sợ khó khăn là tâm xấu. Bởi vì thầy của các em đã viết cho các em một câu: “Không sợ khó thì chỉ khó khăn một lúc, sợ khó khăn thì khó khăn suốt đời. Cho nên, chúng ta không nên xem thường một câu giáo huấn Thánh Hiền mà bạn dạy cho trẻ nhỏ, cho học trò. Một câu có thể khiến chúng suốt đời được lợi ích vô cùng.

Các vị bằng hữu, trong ba năm trung học cơ sở của tôi, tôi chỉ nhớ được hai câu nói. Câu thứ nhất: Người không nên có kiêu ngạo, nhưng không được phép không có khí phách”. Ba năm trung học cơ sở ở dưới chủ nghĩa lên lớp không có vị thầy nào dạy chúng tôi làm người. Thực ra, chúng tôi có muốn học hay không? Ai không muốn làm người tốt, ai không muốn hòa thuận với người khác chứ! Chúng tôi ai cũng muốn học. Một em học sinh trung học sau khi nghe xong cảm thấy: Thầy ơi! Thầy giảng rất hay! Em rất thích nghe!”. Trẻ nhỏ không phải không chịu nghe chỉ dạy.

Tôi đã từng đến một trường trung học để diễn giảng. Lúc đến, thầy của họ nói: “Học trò hiện nay không thể ngồi được, cho nên thầy giảng một tiếng nhất định phải nghỉ mười phút”. Thầy nói như vậy chúng tôi chỉ gật đầu: Vâng ạ! Ngh. Khi tôi giảng đến một tiếng, tôi nói với khoảng chừng 500 học sinh bên dưới: “Bây giờ chúng ta nghmười phút, đợi một chút giảng tiếp. Học trò nói: “Thầy không nên nghỉ giải lao, giảng tiếp đi ạ!”. Cuối cùng, sau khi tôi giảng được hơn hai giờ đồng hồ, tôi muốn nghỉ mà không được. Sau khi giảng xong, các em không cho tôi xuống bục mà tiếp tục đưa ra câu hỏi hỏi tôi. Vấn đề các em hỏi hay vô cùng, chúng tôi nghe xong cũng rất ưa thích. Thậm chí trả lời xong vấn đề các em còn chia sẻ: “Em từ trước đến nay cảm thấy mình cũng rất hiếu thuận, nhưng sau khi nghe giảng xong thì cảm thấy mình còn kém rất nhiều. Có một số em chia sẻ nói: “Em nghe thấy thầy Thái diễn giảng toàn miễn phí, em rất cảm động.

Xã hội này của chúng ta đã để lại ấn tượng cho trẻ chỉ biết có lợi. Cái tâm giúp người, tâm thiện của trẻ đã bị xã hội chúng ta nhấn chìm. Khi các em gặp được là ưa thích, chúng ta không có cơ hội để phát triển tâm lương thiện của các em là chúng ta có lỗi với các em.

Bởi vì thầy giáo dạy vật lý và hóa học của tôi (không phải thầy dạy tôi ngữ văn) đã nói với tôi câu nói này nên cả đời tôi cũng không thể quên được. Mỗi khi chúng tôi gặp phải khó khăn, câu nói này đề khởi lên: “Người không được phép không có khí phách, nhưng không nên kiêu ngạo. Khi chúng tôi nhận được sự tán thán của người khác thì câu nói này lập tức hiện lên: Không nên kiêu ngạo!. Bởi vì chúng tôi cảm niệm thầy nên nếu chúng tôi không có y giáo phụng hành thì trong lòng cảm thấy có lỗi với sự chỉ dạy của thầy với chúng tôi. Cho nên, chúng ta không nên xem thường một câu giáo huấn chân thành. Nó có thể mang lại lợi ích cho cả đời của trẻ. Chúng ta cần có tâm, chú tâm mà dạy.

Em nhỏ kế tiếp nói: “Bề ngoài làm việc tốt, trong tâm làm việc xấu. Những em nhỏ này nhìn hành vi đều nhìn đến  chỗ chủ tâm. Một người có năng lực tự phản tỉnh thì cả đời được lợi ích. Người nếu như lúc nào cũng phải để người khác đến chỉ ra khuyết điểm của mình thì đã quá chậm rồi. Có thể đã sai ba đến năm năm rồi người ta mới đến chỉ. Người thật sự có thể tự phản tỉnh, ngay đó khởi niệm sai lập tức sửa, không để hành vi sai lầm, mà bắt đầu sửa từ ý nghĩ. Cho nên, chúng tôi vừa mới nói đến một em nhỏ vốn dĩ muốn phóng cây gậy tre đi lập tức kéo trở lại, đó là từ trong ý nghĩ tự mình có thể kiểm điểm.

Em nhỏ kế tiếp nói: “Tâm không hiếu thảo cha mẹ là tâm xấu, tâm phá hoại là tâm xấu. Mẹ không biết liền nói mẹ ngốc là tâm xấu, không làm được “Đệ Tử Quy” là tâm xấu. Tâm làm việc xấu là tâm xấu". Vốn dĩ có thể làm được nhưng cứ nghĩ rằng không làm được, đây chính là “vật úy nan”. “Đệ Tử Quy” nói không nên sợ khó khăn, cần phải dũng mãnh thẳng tiến lên phía trước mà làm. “Điều mình không muốn mà đem đến cho người là tâm xấu. Em nhỏ này còn đem giáo huấn Thánh Hiền sửa lại một chút. “Điều mình không muốn chớ đem đến cho người là tâm tốt”, thế thì điều mình không muốn đem đến cho người là tâm xấu. Cho nên, chúng ta không nên xem thường tính ngộ của các em.

Em nhỏ này đã học Kinh điển rất nhiều năm. Có một lần trong lúc cậu nghe giảng bài nói: “Học như đi thuyền ngược nước”, cậu liền nói với mẹ cậu: Học như đạp xe lên dốc vậy”. Cậu có thể ngộ được, còn kết hợp lại được với việc giống nhau.

Em kế tiếp nói: “Ồn ào lớn tiếng, quấy rầy người khác là tâm xấu. Đây là:

“Nhân bất nhàn, vật sự giảo.

Nhân bất an, vật thoại nhiễu”.

“Người không rảnh, chớ não phiền,

Người bất an, không quấy nhiễu”.

“Đệ Tử Quy” dạy: “Trước người lớn, phải nói nhỏ”. Bạn xem, gặp cảnh giới mà có thể đưa ra được mới là học vấn chân thật, gặp phải cảnh giới không thể đưa ra được thì không có tác dụng, đó gọi là cái học nhồi nhét, không đủ để là thầy người ta.

Em tiếp theo nói: Tâm nếu che đậy, tội nặng thêm là tâm xấu. Cái ý nghĩa này chính là làm việc sai còn muốn che giấu, đây chính là tâm xấu.

Đây là lời của các em nhỏ nói ra trong một buổi tối, trong lúc tương tác với thầy của các em.

Khi con cái chúng ta có thể phân biệt được như vậy đối với đúng sai, thiện ác thì cả đời bạn sẽ giảm bớt rất nhiều lo lắng, bận tâm. Các em có thể phân biệt được thiện ác như vậy thì tin là đến bất kỳ một đoàn thể nào đều có thể dùng đức hạnh tốt của chúng để ảnh hưởng người khác.

Chỗ này vừa mới nói đến thế nào là lời hữu ích. Có một em nhỏ nói cha mẹ mắng em là lời hữu ích. Em nói: "Cảm ơn cha mẹ đã mắng chúng ta, đánh chúng ta, bởi vì là yêu thương chúng ta". Yêu thương không phải nói bằng miệng. Bạn thấy nếu như các em có thể cảm thông được bạn mắng chúng, đánh chúng đều là muốn tốt cho chúng, nên khi bạn giáo dục các em bạn nhất định không cảm thấy mệt, mà sẽ cảm thấy rất ấm lòng.

Làm sao khiến các em thật sự có thể xây dựng được năng lực minh biện thiện ác, đúng sai, tốt xấu từ nhỏ vậy? Phải cắm rễ đức hạnh từ nhỏ.

Minh biện nhân quả

Ở trong minh biện chúng ta còn phải minh biện nhân quả. Sự việc này hiện nay đã phơi bày kết quả rồi thì chúng ta phải tìm ra nguyên nhân không đúng của nó. Khi một người có thể không ngừng từ những việc xảy ra với mình mà kiểm điểm nguyên nhân thì lý trí của bạn, trí huệ của bạn sẽ nâng lên đặc biệt nhanh. Ví dụ nói trẻ em không dạy tốt, trẻ em lười biếng. Trẻ em lười biếng là kết quả, nguyên nhân do đâu? Trẻ em tự tư tự lợi là kết quả, nguyên nhân do đâu? Khi chúng ta đều có thể tìm được nguyên nhân thì bạn có thể tùy bệnh cho thuốc, là bạn có thể xoay chuyển tình thế. Trí huệ của bạn cũng bởi vì bạn từng giây từng phút có thể truy tìm căn nguyên, tìm ra được nguyên nhân, bạn có thể càng ngày càng có trí huệ, lý trí của bạn trong thời gian ngắn sẽ được nâng lên. Nếu như không tin, bạn làm ba tháng thử xem. Khi bất kỳ việc xấu nào đến, trước tiên không nên nản lòng, cũng không nên trách người khác trước, trước tiên suy nghĩ nguyên nhân ở chỗ nào. Tại sao thái độ của người bạn này đối với ta không tốt, nguyên nhân ở chỗ nào? Con người luôn luôn dừng lại ở trên kết quả, chỉ biết lo được, lo mất, ăn năn, hối hận không giúp ích gì cho cuộc đời. Vì vậy, khi bạn có loại thái độ này, khi bạn dạy con cái cũng hướng dẫn được như vậy thì con cái của bạn sẽ rất dũng cảm đối diện sự việc, đối diện thách thức. Cho nên chúng ta có thể hỏi các em: “Bạn học này thành tích có thể tốt như vậy, có thể nhận được nhiều sự hoan nghênh của bạn bè như vậy là kết quả, nguyên nhân do đâu vậy?”. Các em bắt đầu suy nghĩ, bắt đầu xây dựng năng lực phán đoán. Ban đầu chúng chỉ biết ngưỡng mộ người khác, ban đầu chúng có thể chỉ biết đố kỵ người khác, khi hướng dẫn như vậy chúng bắt đầu biết: Hóa ra bạn đó luôn luôn nghĩ thay cho người khác, thì ra là bạn ấy nỗ lực chăm chỉ, chuyên tâm nghe giảng. Chúng bắt đầu không chỉ ở đó đố kỵ, ngưỡng mộ, mà chúng bắt đầu tìm được 'nhân', bắt đầu từ bản thân gieo được cái nhân chính xác, bắt đầu nỗ lực lên. Khi các em làm như vậy cũng là các em từng bước từng bước bước vào cuộc sống có lý trí, trí huệ. Cho nên, từ quả suy ra nhân đặc biệt quan trọng, cần phải phân biệt. Lại nữa, người có trí huệ có thể từ nhân nhìn thấy kết quả sau này.

Ở trong “Tả Truyện”, vào thời đại Xuân Thu, một lần quân đội của nước Tần đi ngang qua địa phương do Thiên Tử quản lý. Chiếu theo lễ nghi, bất kỳ quân đội nào đi qua địa phương do Thiên Tử quản lý đều phải lấy mũ xuống, ngồi trên xe cũng đều phải xuống xe. Cuối cùng, quân đội nước Tần có người không lấy mũ xuống, có người nhảy xuống một chút, vẫn chưa đi qua vùng của Thiên Tử lập tức lại nhảy lên xe rồi. Người có học thức này vừa thấy liền nói: “Nước Tần trận chiến này nhất định sẽ thua trận. Bạn xem, chỉ nhìn thấy một động tác của họ là có thể tiên đoán họ trận này nhất định thất bại. Cho nên người xưa trí huệ rất cao, chúng ta không thể sánh bằng. Vị có học thức này liền phân tích: “Họ ngay cả đối với Thiên tử còn ngạo mạn như vậy, còn khinh suất như vậy; chỗ nhỏ còn khinh suất, khi đối diện với việc lớn liền lập tức có thể trở nên rất cung kính sao?. Đó là điều không th". Cho nên nước Tần lần đó bởi vì khinh suất, hầu như toàn quân bị tiêu diệt. Đánh xong trận đó, Tần Mục Công không quở trách tướng quân đó mà quở trách chính mình. Từ thái độ khinh suất của một người có thể tiên đoán họ có thể thành đại sự hay không. Đây là từ nhân có thể suy ra quả.

Lúc Lão Tử Ngài muốn qua cửa Gia Dụ, quan chức nơi đó liền hỏi Ngài một vấn đề. Ông nói: “Tôi sinh được hai người con trai. Sau này tôi nên nương tựa vào đứa nào là tương đối an toàn?”. Lão Tử lập tức lấy một ít tiền để ở trên bàn. Ngài nói với người con lớn này: “Anh hãy đánh cha một cái, số tiền này chính là của anh. Người con trai lớn này tương đối ngốc, người con trai nhỏ tương đối thông minh. Nhưng người con trai lớn rất hiền hậu, thà chịu chết chứ không chịu đánh cha một cái. Sau đó bởi vì người con trai lớn kiên quyết không đánh, Lão Tử tiếp theo đó chuyển hướng về người con trai nhỏ. Ngài nói: “Con hãy đánh cha một cái, số tiền này lập tức thuộc về con. Người con trai nhỏ này không nói lời nào, chạy qua lập tức đánh cha một cái, sau đó trở về ôm tiền vào lòng rất vui mừng. Lão Tử nói: “Ông nên nương tựa vào ai?”. Nương tựa vào người con trai lớn.

Chúng tôi đã từng xem một vở kịch truyền hình nói về một gia đình sinh được ba người con trai. Người anh cả và anh thứ hai học hành vừa cao lại vừa kiếm được nhiều tiền, người thứ ba chỉ tốt nghiệp cấp ba. Người mẹ này cuối cùng dựa vào ai nuôi dưỡng? Tại sao thời đại này của chúng ta học hành càng cao lại chưa chắc biết làm người? Nguyên nhân do chúng ta hướng dẫn các em động cơ học đã sai rồi. Chí của học cần phải ở Thánh Hiền, chí của học cần phải ở trọn tâm 'hiếu', chí ở cung kính đối với người, yêu thương người khác, đây mới là mục đích của học. Chí tại Thánh Hiền. Người hiện nay đi học chí tại kiếm tiền, chí để mình có cuộc sống tốt, chí tại động cơ tự tư tự lợi. Cho nên, trẻ đi học càng nhiều càng không coi trọng tình nghĩa, học càng nhiều càng ngạo mạn, học càng nhiều thậm chí là không muốn thừa nhận cha mẹ của ta là nông dân. Và người con thứ ba này học rất ít, ít ô nhiễm, không có tâm tham, cảm thấy mình không bằng người, biết khiêm tốn, đến cuối cùng là nuôi dưỡng mẹ.

Cho nên, vị quan chức này khi được Lão Tử phân tích như vậy, biết người con trai lớn sẽ nuôi dưỡng ông, người con trai nhỏ nhất định bỏ mặc ông. Cuối cùng, vị quan chức này lúc thật sự lâm chung thì người con trai nhỏ của ông không trở về. Bởi vì người con trai nhỏ của ông sau đó làm nghề thương mại, lo kiếm tiền. Người nhà gọi về, người con trai nhỏ nói: “Tôi vừa đi vừa về như vậy phải mất đi bao nhiêu tiền. Khổng Lão Phu Tử nói: “Phóng ư lợi nhi hành, đa oán”. Nguyên tắc chỉ đạo cao nhất của cuộc đời một con người nếu như là tiền, nếu như là lợi thì trải qua cuộc đời này nhất định sẽ khiến cho người thân, bạn bè của họ đau lòng, sẽ khiến cho bạn bè người thân của chúng xa lánh. Cho nên, chúng ta phải từ nhân suy ra quả.

Hiện nay gieo nhân gì cho trẻ mới có thể thành tựu quả thiện cả đời của chúng vậy? Đây chính là minh biện quan trọng nhất của bậc làm cha mẹ, là trợ lực lớn nhất cho cả đời con cái của bạn. Các vị bằng hữu, nếu như bạn thâm nhập “Đệ Tử Quy”, bạn sẽ cảm thấy mỗi một câu đều là gieo trồng cái nhân quan trọng nhất cho con cái của bạn, thành tựu thiện quả cho cả đời của chúng.

Chúng ta xem câu đầu tiên:

“Phụ mẫu hô, ưng vật hoãn”.

Cha mẹ gọi, trả lời ngay

Một người con ngay cả đối với lời nói của cha mẹ cũng không cung kính thì đời này của nó đã hỏng rồi. Suốt đời nó lòng cung kính đối với người không thể khởi lên được. Câu nói này mà không làm được thì suốt đời con cái sẽ có chướng ngại rất lớn. Khi câu nói này làm được rồi thì con cái bạn suốt đời được lợi ích. Khi nó tôn trọng cha mẹ của mình, vui vẻ hòa nhã đối với lời nói của cha mẹ thì nó nhìn thấy cha mẹ người khác nó sẽ nghĩ cha mẹ người khác cũng rất vất vả, nó cũng cần phải cung kính. Khi chúng thể hội được cha mẹ của chúng niệm niệm đều hy vọng chúng tốt thì chúng cũng có thể thể hội được cha mẹ của người khác niệm niệm cũng hy vọng con cái của họ tốt, cho nên khi chúng hướng lời nói xấu đến người khác thì cha mẹ họ sẽ đau lòng buồn bã. Một người con có hiếu là có thể có loại tâm đồng cảm này, không muốn làm cha mẹ của người khác đau khổ, cho nên tâm cung kính của chúng có thể từ trên thân cha mẹ của chúng để suy rộng ra đến mọi người.

Cho nên, “Đệ Tử Quy” từng câu âm vang rất có lực. Ở trong “Cẩn” nói:

“Trí quan phục, hữu định vị,

vật loạn đốn, trí ô uế”.

“Nón quần áo, để cố định,

Chớ để bừa, tránh dơ bẩn”.

Đây chỉ là hai câu nói dạy bảo điều gì vậy? Quần áo, mũ nón phải để ở nơi cố định, để khắp nơi lung tung thì sẽ bị dơ bẩn nền nhà; áo quần, mũ cũng bị dơ bẩn. Thậm chí, sau khi để lung tung thì lúc cần dùng khẩn cấp chúng sẽ tìm không ra. Tìm không ra vẫn không quan trọng mà chúng còn muốn nổi giận với người trong nhà. Hiện nay, loại con cái này có nhiều hay không vậy? Thật sự nếu chúng ta không dạy trẻ tốt thì hành vi của trẻ sẽ khiến người ta tức giận. Không chỉ cha mẹ tức giận mà chúng ta nhìn thấy cũng tức giận. Cho nên, không nên xem thường câu nói này. Khi trẻ nhỏ để mũ đúng nơi, để quần áo đúng nơi, lẽ nào nó chỉ để hai thứ này đúng nơi sao? Khi một đứa trẻ có thói quen rất sạch sẽ, khi chúng đã có loại chủ tâm này , chúng nhìn thấy cái ghế này chưa để ngay ngắn sẽ lập tức để lại ngay ngắn vì nó đã nội hóa rồi. Cho nên chúng nhất định sẽ sắp xếp tốt căn phòng của chúng, sẽ sửa sang căn phòng tốt. Một em nhỏ có thể sửa sang căn phòng tốt có trật tự ngăn nắp thì tâm của trẻ có thể định lại được, có thể định tâm lại. Định mới có thể khai trí huệ. Một đứa trẻ mà căn phòng của nó rất lộn xộn, mỗi lần muốn tìm cái gì cũng tìm cả buổi, bạn bảo nó đọc nhiều Kinh sách đi nữa thì nó cũng không thể khai trí huệ được. Học vấn không phải ở trong Kinh điển, mà học vấn ở trong từng li từng tí của đời sống. Kinh điển chỉ là nói cho bạn biết, ở trong đời sống bạn cần thực tiễn, bạn thật sự có được chỗ lợi ích của học vấn thì hãy dựa vào trong đời sống mà nâng cao.

Khi trẻ nhỏ đã làm được câu nói này, quần áo, mũ nón, túi sách, thậm chí tất cả mọi thứ đều biết có chỗ cố định thì năng lực quản lý sự việc, quản lý người của cả đời chúng đã đặt nền tảng rồi. Cho nên, bạn không nên hiểu lầm là đi học đại học quản lý doanh nghiệp gọi là quản lý học. Một sinh viên sau bốn năm tốt nghiệp rồi mà căn phòng lung tung, lộn xộn thì bạn có nên dùng họ hay không? Đó gọi là lý luận suông. Quản lý học là bản thân phải gọn gàng, ngăn nắp, quản lý học phải lấy mình làm gương. Đây gọi là quản lý đích thực. Khi trẻ nhỏ căn phòng của mình còn không dùng tốt, đức hạnh của mình còn chưa làm tốt thì nó học quản lý mười năm đi nữa có tác dụng hay không? Học vấn cần ở thực chất, không ở hình thức. Làm ở hình thức bản thân không có được lợi ích, thậm chí còn tự chuốc lấy nhục. Chúng ta không học quản lý còn tốt, học ra rồi bản thân cũng không quản lý được, còn bị người khác cười. Cho nên, chúng ta phải nhìn thấy gieo trồng nhân, mỗi một câu của “Đệ Tử Quy” đều ảnh hưởng suốt đời của các em.

Cho nên từ nhân suy ra quả đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ giữa người với người có tần suất tương tác cao nhất trong giao tiếp với nhau. Cho nên, chúng ta nghe nói chuyện có biết nghe hay không, có thể phân biệt lời nói có chính xác hay không, có thể phân biệt được động cơ của người nói chuyện là gì, điều này rất quan trọng. Khi chúng ta không biết nghe nói chuyện, rất có thể gặp phải một số người đâm bị thóc, thọc bị gạo có thể phá hủy gia đình của bạn, phá hủy sự nghiệp của bạn.

Có vị bằng hữu nói: “Thầy ơi! Thầy có nói quá cường điệu hay không?”. Không cường điệu. Người làm vua (chúng ta nói quan hệ vua tôi), vua nghe theo lời gièm pha thì bề tôi phải bị mất đầu. Bao nhiêu trung thần chết dưới lời gièm pha, chết ở người làm vua, ở người làm lãnh đạo không phân biệt được đúng sai, không biết phán đoán câu nói này là đúng hay sai.

“Phụ thính tử đương quyết”. Cha nếu như nghe theo lời gièm pha có thể quan hệ với con cái cũng bị rạn nứt. Ở trong “Chu Tử Trị Gia Cách Ngôn” có nói: “Thính phụ ngôn, quai cốt nhục”. Bởi vì trước đây không chỉ cưới một người vợ, còn cưới vợ nhỏ, vợ nhỏ nói xấu về con cái của người vợ lớn, kết quả người làm cha nghe theo, có thể đến lúc cha con cũng sẽ xảy ra xung đột.

“Bằng hữu thính chi biệt”, nghe tin theo lời gièm pha thì bạn bè sẽ mất tình cảm. “Phu thê thính chi ly”, vợ chồng nếu như nghe lời người khác gièm pha có thể cuối cùng sẽ ly hôn.

Cho nên, có một câu nói vô cùng triết lý: “Kẻ đến nói chuyện thị phi chính là người thị phi. Câu nói này rất có trí huệ. Chúng ta hãy suy nghĩ xem tại sao người đến nói chuyện thị phi chính là người thị phi vậy. Bởi vì một người thật sự có đức hạnh, có học vấn, họ nhất định hướng về hòa khí trong quan hệ giữa người với người, chính là mọi người đều có thể đi theo hướng cùng có lợi. Cho nên, họ hy vọng giữa người với người với nhau có thể chung sống hòa thuận, có thể đối xử bình đẳng, họ tuyệt đối không muốn nhìn thấy quần chúng bất hòa. Cho nên dù nhìn thấy người ác họ cũng không muốn phê bình, họ chỉ biết kiểm điểm lại mình: “Ta làm chưa được tốt vẫn chưa có khiến họ cảm động. Họ tuyệt đối sẽ không thêm phiền phức, đâm bị thóc, thọc bị gạo khiến cho mọi người trong lòng hoang mang. Cho nên, người có đức hạnh tuyệt đối sẽ không làm sự việc này.

Khi một người nói lời gièm pha thì bạn phải hiểu rõ mục đích của họ là ở chỗ nào? Mục đích của họ là đố kỵ người khác, mục đích của họ là muốn khống chế bạn. Bởi vì sau khi bạn nghe theo lời họ rồi, sau này sẽ cứ nghe theo mãi, họ sẽ dắt bạn đi hướng Đông, đi hướng Tây, đợi bạn tỉnh trở lại bạn cũng hối hận không kịp. Cho nên chúng ta có thể thấy được rằng nếu như họ nói lời gièm pha đến người khác thì chủ tâm của họ ở chỗ nào? Đương nhiên bạn không nên trong lúc họ nói lời gièm pha với bạn liền lập tức nói với họ: Anh đang làm gì? Anh sao mà không có đức hạnh như vậy?”, họ về sau sẽ có thể kiếm chuyện với bạn. Chúng ta nghe xong vờ như không biết. Sau khi nghe rồi là hiểu chủ tâm của người này. Nếu như bạn thật sự không thể nghe được, họ đang nói cho người khác nghe, không mong bạn ở đó làm một phần tử. Ở đó thì sợ đến khi người ta sẽ nói truyền ra là khi người ấy đang nói xấu về một người nào đó, anh ta cũng đang ở đó. Bạn muốn tránh bị nghi ngờ, thì bạn có thể lập tức đứng lên: “Xin lỗi! Tôi muốn đi toilet. Người phải luôn luôn nắm bắt thời cơ tiến thoái, nếu không bạn có thể sẽ rước họa vào thân, lập tức nhanh chóng rời đi là thượng sách. Đây chính là bạn biết tiến thoái.

Cho nên, nghe nói chuyện phải biết nghe. Lỗi lầm của chúng ta người khác khuyên thì nên nghe, người khác nói lời gièm pha thì không nên nghe. Nhưng mà người có thể làm được hay không? Cho nên chúng ta thường nói: “Đạo cao một thước, ma cao một trượng”. Ma này không phải ở bên ngoài, mà là ma tâm. Tại sao phải trưởng dưỡng cái tâm thuần tịnh cho trẻ em, trưởng dưỡng tính ngay thẳng, cương trực cho trẻ quan trọng như vậy? Bởi vì chúng từ nhỏ sau khi đặt nền tảng rồi thì tất cả những thứ tà vậy không thể nhiễm vào người được. Khi chúng ta từ nhỏ không nuôi dưỡng tâm thuần thiện này, lại không có chánh khí, một khi tà khí đến còn cảm thấy rất thân thiết. Cho nên vừa nghe nói có người nào đó nói xấu thì tai của chúng ta lập tức dựng đứng lên, mắt trừng to quát: “Ai nói vậy?”. Như vậy là hỏng rồi. Cho nên không nên nghe lời gièm pha, không nên nghe lời ngon, tiếng ngọt.

Cuối cùng, đây chính là lời mà chúng ta ưa thích nhất. Một người không thật sự rõ lý thì người đó cũng thật sự rất khó chuyển cảnh giới. Cho nên học tập nhất định phải không gián đoạn, trường kỳ huân tu thì tính định của bạn, chánh khí của bạn mới có thể thường xuyên được đề khởi. Điều này rất quan trọng.

Các vị bằng hữu, bạn nghe xong lời nói này bạn phải biết nghe. Người khác phỉ báng người, nói lời gièm pha thì chúng ta không nên nghe. Tuy nhiên, khi chúng ta làm xong một hoạt động, hy vọng hoạt động làm càng thành công, có thể lợi ích được nhiều người hơn, thì vào lúc này chúng ta cần phải ngồi lại cùng nhau kiểm điểm thì đây không phải là lời gièm pha. Chúng ta gọi là tùy việc mà xét. Sau khi bàn xong rồi là xong việc, là vì cùng một mục tiêu làm tốt công việc chung, điều hành tốt đoàn thể, làm tốt công việc, có thể lợi ích người khác. Cho nên, bàn công việc là nhắm vào việc chứ không nhắm vào người. Đây không được xem là lời gièm pha.

Rất nhiều người học xong những khóa học này đều sợ này sợ kia, cảm thấy có một số chuyện nhỏ cũng đều gọi điện thoại đến: Thầy Thái! Như vậy có được làm hay không?”. Chúng ta phải nắm được vẫn là chủ tâm của bạn và còn chủ tâm của người nói chuyện như thế nào? Chúng ta “minh biện” thiện, “minh biện” giá trị quan, “minh biện” thế nào là thành công, “minh biện” nhân gì tạo thành quả gì, quả gì do nhân trước là gì, điều này cần phải phân biệt. Và còn đối với ngôn ngữ gièm pha, sự ảnh hưởng của ngôn ngữ chúng ta cũng phải biết phân biệt.

Ngoài người là thầy thì sách hay cũng là thầy. Thư trung tự hữu hoàn kim ốc, thư trung tự hữu nhan như ngọc. Câu nói này tuyệt đối không phải chỉ có cảm nhận bề nổi. Đối với câu nói này, tôi thể hội rất sâu, bởi vì tôi hiện nay ngay cả thời gian đọc sách cũng rất ít. Khi không có việc, tôi lật sách ra đều cảm thấy rất quý trọng, dù đọc được mười phút, hai mươi phút tôi đều vui thích vô cùng. Khi lên máy bay, ngoài nghỉ ngơi ra, chỉ cần tinh thần còn tốt, chúng tôi lập tức lật cuốn sách “Cách Ngôn Biệt Lục” nhỏ ra. Mỗi lần đọc một câu, chúng tôi cảm thấy học vấn của bậc Thánh Hiền thật sự đáng để chúng ta cảm phục sâu sắc.

Các vị bằng hữu, tôi thường hay nêu ví dụ, nêu những câu danh ngôn đều lấy từ  Kinh điển, từ “Cách Ngôn Biệt Lục”. Quyển “Biệt Lục” này là Lý Thúc Đồng, Hoằng Nhất Đại Sư trích lục ra. Hoằng Nhất Đại Sư là người khổng lồ, bạn nên đứng trên vai của Ngài. Ngài đem mấy trăm, mấy ngàn câu nói hay như vậy cô đọng lại thành một cuốn nhỏ, mỗi câu đều vô cùng quan trọng đối với cả đời của bạn. Cho nên “Cách Ngôn Biệt Lục” thường xuyên xem nhắc nhở vô cùng lớn đối với cuộc sống.

Sách này chọn như thế nào vậy? Bạn chọn đúng một cuốn sách là được một vị danh sư hướng dẫn. Chọn sách không phải sau khi bạn chọn xong cảm thấy người viết sách này học vấn thật thâm hậu, nhưng sau khi xem xong ngay cả một điều bạn cũng không dùng được, cũng không biết bắt tay làm từ đâu để gia đình tốt hơn, để học vấn của mình được nâng cao, cũng không biết làm thế nào làm lợi ích cho công ty của mình, chỉ cảm thấy quá lợi hại, cao sâu khó lường.

Đạo ở đâu? Đạo tuyệt đối không cao sâu khó lường. Đạo ở trong từng li, từng tí của đời sống. Tâm hiếuđạo, tâm chân thànhđạo, tâm cung kínhđạo, tâm nhân tđạo. Đạo là ở trong những chủ tâm này thì đâu có gì là cao sâu khó lường chứ! Đâu có gì không thể lập tức làm chứ! Cho nên, sách hay đích thực là sau khi bạn xem xong thấy vô cùng ưa thích, hơn nữa biết rõ bước kế tiếp cần phải bắt tay làm từ đâu. Bởi vì người viết sách lúc nào cũng để thành tựu cho bạn. Họ làm sao có thể nói những lời mà bạn nghe không hiểu được! Cho nên, chọn sách phải từ trong chủ tâm của người viết sách mà chọn. Khổng Lão Phu Tử nói: “Đạo không xa con người, cái đạo mà xa con người thì không thể gọi là đạo được. Đạo chính là ở trong từng li từng tí của đối nhân xử thế.

Tốt rồi! Bài học này chúng ta chỉ học đến chỗ này. Xin cảm ơn mọi người!

A Di Đà Phật!

Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Người Tốt Chân Thật Đúng Như Pháp (tập 28)

Giảng ngày 20 tháng 11 năm 2004 tại Thành phố Hải Khẩu, Trung tâm Vỡ Lòng Quốc Học Hiếu Liêm

Người giảng: Thầy giáo Thái Lễ Húc

Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ, Viên Đạt Cư Sĩ, Mộ Tịnh Cư Sĩ, Phước Tịnh Cư Sĩ